Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lũy kế là gì? Công thức, cách tính lũy kế

Trong lĩnh vực kinh doanh có rất nhiều yếu tố mà chúng ta không thể nào hiểu hết được. “Thương trường là chiến trường” do vậy mà khi đi làm hoặc kinh doanh gì đó thì các bạn nên tìm hiểu cũng như trau dồi nhiều hơn kiến thức về kinh doanh. Và xoay quanh bài viết này VnDoc.com cũng đề cập đến vấn đề liên quan đến kinh doanh đó là lũy kế là gì? Công thức tính lũy kế? Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây của VnDoc.com để có thể hiểu rõ hơn nhé.

Lũy kế là gì?

Lũy kế là số liệu tổng hợp trước đó được đưa vào tính tiếp trong phần hoạch toán kế tiếp.

Công thức tính lũy kế

Lũy kế = phát sinh trong kỳ + lũy kế các tháng trước

Lũy kế trong tiếng Anh sẽ đọc là “Cummulative”

Ví dụ:

Định khoản trước A là: 2+2+5 = 9

Định khoản sau B là: 3+4+3 = 10

Định khoản tổng hợp C = A + B = 19.

Thì A là phần lũy kế trong định khoản C.

Trong doanh nghiệp thì ví dụ như tháng trước bạn nợ 7 triệu tháng sau nợ 2 triệu. Vậy tổng nợ của 2 tháng là 9 triệu. Và số nợ của tháng trước được gọi là lũy kế của số nợ tháng sau. Các bạn có thể hiêu nôm na là giá trị tính trước được dành để tính tiếp về sau.

Lũy kế là gì?

Lũy kế giá trị thanh toán là gì?

Luỹ kế giá trị thanh toán bao gồm 2 phần là lũy kế thanh toán tạm ứng và lũy kế thanh toán khối lượng hoàn thành.

Lũy kế thanh toán tạm ứng = Giá trị tạm ứng theo hợp đồng còn lại chưa thu hồi đến cuối kỳ trước - Chiết khấu tiền tạm ứng + Giá trị đề nghị thanh toán kỳ này

Lũy kế thanh toán khối lượng hoàn thành = Số tiền đã thanh toán khối lượng hoàn thành đến cuối kỳ trước + Chiết khấu tiền tạm ứng + Giá trị đề nghị thanh toán kỳ này

=> Lũy kế giá trị thanh toán = lũy kế thanh toán tạm ứng + lũy kế thanh toán khối lượng hoàn thành

Khấu hao lũy kế là gì?

Các bạn có thể hiểu đơn giản khấu hao là để thu hồi dần giá trị TSCD đã đầu tư.

Khấu hao lũy kế là tổng khấu hao của năm này và nhiều năm trước nữa cộng lại.

Còn để hiểu hơn về khấu hao lũy kế thì các bạn xem ví dụ sau đây:

Khi bạn mua TSCD NG với giá 200 triệu đồng về sử dụng năm trước bạn trích 20 triệu đồng và năm nay bạn trích 20 triệu nữa. Vậy tổng cộng khấu hao lũy kế của bạn là 40 triệu đồng (còn có thể gọi là lũy tiến)

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục hỏi đáp thắc mắc trong mục tài liệu nhé.

Đánh giá bài viết
1 189
Sắp xếp theo

    Tài liệu Văn hóa và Giải trí

    Xem thêm