Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết GDCD lớp 7 bài 11: Tự tin

Lý thuyết GDCD lớp 7 bài 11: Tự tin được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây

A. Tóm tắt bài 11 môn GDCD 7

1. Tự tin là gì?

- Tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, không hoang mang dao động, hành động cương quyết dám nghĩ, dám làm.

- Biểu hiện của tự tin

+ Tin tưởng bản thân

+ Chủ động trong mọi việc

+ Dám tự quyết định và hành động chắc chắn, không hoang mang dao động

+ Cương quyết dám nghĩ, dám làm

- Trái với tự tin là gì?

+ Tự cao, tự đại, tự ti, rụt rè

+ A dua, dựa dẫm

+ Ngại khó, ngại khổ…

→ Đây là biểu hiện lệch lạc, tiêu cực, cần phê phán và lên án.

2. Ý nghĩa

Giúp con người có thêm sức mạnh, nghị lực và sáng tạo, làm nên sự nghiệp lớn.

B. Trắc nghiệm bài 11 môn GDCD 7

Câu 1: Câu tục ngữ: Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo khuyên chúng ta điều gì?

A. Đoàn kết.

B. Trung thành.

C. Tự tin.

D. Tiết kiệm.

Đáp án: C

Câu 2: Dù gia đình G nghèo nhưng G luôn học tập chăm chỉ và đạt thành tích cao trong học tập. G nói rằng: Gia đình mình tuy nghèo nhưng mọi người rất thương yêu nhau và mình sẽ quyết tâm mai sau trở thành 1 bác sĩ giỏi để chữa bệnh cho người nghèo. Câu nói của G thể hiện điều gì?

A.G là người tự tin.

B. G là người tự ti.

C. G là người khiêm tốn.

D. G là người tiết kiệm.

Đáp án: A

Câu 3: Biểu hiện của tự tin là?

A. Không dựa dẫm vào người khác.

B. Không mặc cảm với hoàn cảnh, số phận.

C. Không mặc cảm với ngoại hình xấu.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 4: Biểu hiện của người không tự tin là?

A. Thấy ai khuyên làm gì cũng làm theo.

B. Không dám giơ tay phát biểu.

C. Làm việc gì cũng hỏi ý kiến của người khác và nghe theo lời khuyên của người khác.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 5: Câu tục ngữ: Dù ai nói ngả nói nghiêng/ Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân nói về điều gì?

A. Tự trọng.

B. Trung thực.

C. Tiết kiệm.

D. Tự tin.

Đáp án: D

Câu 6: Giờ kiểm tra môn toán V thấy N có đáp án khác mình nên đành xóa đáp án và chép câu trả lời của N. Việc làm đó thể hiện điều gì?

A. V là người không tự tin.

B. V là người tiết kiệm.

C. V là người nói khoác.

D. V là người trung thực.

Đáp án: A

Câu 7: Tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang, dao động được gọi là?

A. Tự tin.

B. Tự ti

C. Trung thực.

D. Tiết kiệm.

Đáp án: A

Câu 8: Tự tin có ý nghĩa như thế nào?

A. Có thêm kinh nghiệm.

B. Có thêm sức mạnh trong cuộc sống.

C. Làm rạng rỡ thêm truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 9: Để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ chúng ta cần phải làm gì?

A. Chăm ngoan, học giỏi.

B. Kính trọng, giúp đỡ ông bà.

C. Sống trong sạch, lương thiện.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: C

Câu 10: Đối lập với tự tin là?

A. Tự ti, mặc cảm.

B. Tự trọng.

C. Trung thực.

D. Tiết kiệm.

Đáp án: A

Câu 11: Để rèn luyện tính tự tin thì chúng ta cần phải

A. Chủ động, tự giác trong học tập và tham gia các hoạt động tập thể.

B. Khắc phục tính rụt rè, tự ti, ba phải, dựa dẫm.

C. Việc khó cứ để từ từ làm

D. Đáp án A, B đúng

Đáp án: D

Câu 12: Những ý kiến nào sau đây là đúng?

A. Người tự tin là người biết tự giải quyết lấy công việc của mình

B. Người tự tin luôn cảm thấy mình nhỏ bé, yếu đuối

C. Tính rụt rè làm cho con người khó phát huy được khả năng của mình

D. Người có tính ba phải là người thiếu tự tin

Đáp án: A

Câu 13: Không sống tự tin là như thế nào?

A. Con người trở nên nhỏ bé yếu đuối

B. Hiệu quả công việc không cao hoặc thất bại

C. Không chắc chắn về sự lựa chọn của mình, băn khoăn, sợ hãi

D. tất cả các ý trên đúng

Đáp án: D

Câu 14:

1. Tính rụt rè làm cho con người khó phát huy được khả năng của mình;

2. Người tự tin không cần hợp tác với ai;

3. Người có tính ba phải là người thiếu tự tin;

4. Người tự tin luôn tự đánh giá cao bản thân mình.

Ý nào đúng với người tự tin?

A. 1,2,3

B. 1,2,4

C. 2,4

D. 3,4

Đáp án: D

Câu 15: Câu ca dao nào dưới đây không nói về sự tự tin

A. Trời sinh voi trời sinh cỏ

B. Thua keo này ta bày keo khác

C. Tay không mà dựng cơ đồ mới ngoan

D. Thất bại là mẹ thành công

Đáp án: A

Câu 16: Bạn H rất thích học múa, nhưng khi mẹ dẫn đến lớp học múa, bạn lại đứng ngoài nhìn và không dám vào tập, vì nhìn các bạn trong lớp ai ai cũng múa đẹp. Bạn H ngại vì mình không biết múa. Đó là biểu hiện của

A. Tự tin

B. Tự chủ

C. Tự ti

D. Tự tôn

Đáp án: C

Câu 17: Để rèn luyện sự tự tin, các em cần

A. Chăm chỉ rèn luyện thể dục thể thao để có một cơ thể khỏe mạnh

B. Trau dồi kiến thức học tập, kiến thức xã hội trong đời sống sinh hoạt

C. Nhờ bạn thật giỏi trong lớp làm bài tập cho để đưa cô kiểm tra

D. Đáp án A, B đúng

Đáp án: D

Câu 18: Là học sinh, em cần:

A. Học thật giỏi, còn những việc khác không quan tâm

B. Rèn luyện bản thân, thể dục nâng cao sức khỏe, trau dồi kiến thức

C. Luôn tự tin đối diện trước mọi vấn đề trong cuộc sống

D. Đáp án B, C đúng

Đáp án: D

Như vậy là chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn bài Lý thuyết GDCD lớp 7 bài 11 Tự tin. Mời các bạn tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 7 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 7 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới

Đánh giá bài viết
12 11.365
Sắp xếp theo

    Lý thuyết GDCD 7 Kết nối tri thức

    Xem thêm