Lý thuyết GDCD lớp 7 bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Lý thuyết GDCD lớp 7 bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 7. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

A. Lý thuyết bài 14 môn GDCD 7

1. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên là gì?

- Môi trường là toàn bộ những điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người có tác động đến đời sống, sự tồn tại phát triển của con người và thiên nhiên.

- Tài nguyên thiên nhiên là những của cải có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ đời sống của con người.

* Tài nguyên thiên nhiên là một bộ phận thiết yếu của môi trường; Các hoạt động kinh tế khai thác tài nguyên thiên nhiên dù tốt hay xấu đều có tác động đến môi trường.

2. Vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên

- MT và TNTN là yếu tố cơ bản để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.

- Tạo cho con người phương tiện để sinh sống, phát triển trí tuệ, đạo đức, tinh thần.

3. Bảo vệ Môi trường và tài nguyên thiên nhiên

- Bảo vệ môi trường là giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp đảm bảo cân bằng sinh thái, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra.

- Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là khai thác sử dụng hợp lí và thường xuyên tu bổ, tái tạo những tài nguyên có thể phục hồi được.

4. Trách nhiệm của công dân và học sinh

- Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lí.

- Không làm ô nhiễm nguồn nước, không khí. Bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm.

- Tích cực trồng và bảo vệ cây xanh.

- Xử lí rác chất thải đúng quy định...

* HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI:

1. Trong các biện pháp dưới đây, theo em, biện pháp nào góp phần bảo vệ môi trường?

(1) Giữ gìn vệ sinh xung quang trường học và nơi ở

(2) Xây dựng các quy định về bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước và bảo vệ động vật quý hiếm

(3) Khai thác nước ngầm bừa bãi

(4) Sử dụng phân hóa học và các hóa chất bảo vệ thực vật vượt quá mức quy định

(5) Nghiên cứu xây dựng các phương pháp xử lí rác, nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt

Trả lời:

Biện pháp góp phần bảo vệ môi trường là: (1), (2), (5)

2.Trong các hành vi sau đây, hành vi nào gây ô nhiễm, hủy hoại môi trường?

(1) Khai thác thủy, hải sản bằng chất nổ

(2) Săn bắt động vật quý hiếm trong rừng

(3) Đổ chất thải công nghiệp trực tiếp vào nguồn nước

(4) Khai thác gỗ theo chu kì, kết hợp cải tạo rừng

(5) Trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc

(6) Phá rừng để trồng cây lương thực

Trả lời:

Những hành vi gây ô nhiễm, hủy hoại môi trường là: (1), (2), (3), (6)

3. Để mở rộng sản xuất Nhà máy A đứng trước sự lựa chọn giữa 3 phương án. Theo em, nên chọn phương án nào

Phương án 1: Sử dụng công nghệ tiên tiến, bỏ qua các vấn đề về môi trường, tiết kiệm để sản xuất nhằm hạ giá thành phẩm

Phương án 2: Sử dụng công nghệ tiên tiến và đầu tư thêm kinh phí cho việc bảo vệ môi trường, chấp nhận giá thành cao hơn

Phương án 3: Mở rộng quy mô sản xuất, giữ nguyên công nghệ cũ (chỉ tăng số lượng)

Trả lời:

Theo em, nên chọn phương án 2

Phương án 2 là phương án tốt nhất và bảo đảm các yếu tố mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ, góp phần tăng năng suất lao động, bảo vệ môi trường. Về chi phí, tuy hiện tại có chi thêm một phần kinh phí bảo vệ môi trường nhưng xét về lâu dài, việc giữ gìn bảo vệ môi trường sẽ có lợi về nhiều mặt hơn và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, tiết kiệm hơn so với kinh phí phải bỏ ra để khắc phục hậu quả tai hại do môi trường ô nhiễm gây ra. Vì thế nên chọn phương án 2

4. Hãy giải thích câu thành ngữ : "Rừng vàng biển bạc"?

Trả lời:

Câu thành ngữ muốn nói: Tổ quốc Việt Nam giầu đẹp, tài nguyên thiên nhiên phong phú vì thế chúng ta phải có trách nhiệm khai thác hợp lí, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên chính là góp phần bảo vệ sự sống của chúng ta

5. Em có biết ngày 5 tháng 6 hằng năm được Liên Hợp quốc chọn làm ngày gì không?

Trả lời:

Ngày 5 tháng 6 hằng năm được Liên Hợp quốc chọn làm ngày "Môi trường thế giới"

6. Ngày 22 tháng 5 năm hàng năm là ngày gì của Việt Nam?

Trả lời:

Ngày 22 tháng 5 năm hàng năm là ngày phòng chống thiên tai ở Việt Nam

7. Gần nhà Thành có gia đình ông Năm chuyên thu gom các động vật quý hiếm để chở đi tiêu thụ. Đã nhiều đêm liền, người ta đến và chở đi. Cả bố mẹ Thành cũng biết. Vì biết rằng đó là chuyện phi pháp nên Thành mấy lần định báo cho mấy chú kiểm lâm nhưng nghĩ mình còn nhỏ tuổi nên thôi. Cả mẹ Thành cũng khuyên không nên nói với ai vì đó là việc của người lớn. Thành cứ day dứt mãi: Liệu mình cứ mãi làm ngơ như thế được không?

Nếu vào trường hợp của Thành, em nên làm gì để góp phần ngăn chặn hành vi của gia đình ông Năm?

Trả lời:

Trong trường hợp của Thành, em sẽ dùng những tri thức về môi trường và bảo vệ môi trường để thuyết phục bố mẹ đứng ra tố cáo với chính quyền địa phương để ngăn chặn hành vi buôn bán động vật quý hiếm. Em cũng có thể trao đổi thông tin này với cô giáo chủ nhiệm để nhờ cô tư vấn và can thiệp nhằm tố cáo việc làm sai trai của ông Năm

8. Thương và Huyền dạo chơi trong công viên thành phố. Nhai xong cây kẹo cao su, Huyền tiện tai vứt xuống thảm cỏ bên cạnh lối đi. Thấy vậy, Thương nhắc bạn nên nhặt lên bỏ vào thùng rác gần đó để góp phần bảo vệ môi trường. Trước lời nhắc nhở của Thương, Huyền bĩu môi cười: "Cậu làm gì mà nghiêm trọng thế, một mẩu kẹo cao su có đáng vào đâu. Hơn nữa, đâu chỉ có mình tớ, mọi người vẫn thường vứt rác ở công viên kia mà"

- Em có nhận xét gì về ý kiến của Huyền?

- Nếu là Thương, em sẽ lí giải như thế nào để Thương hiểu được tầm quan trọng trong việc bảo vệ môi trường từ những việc nhỏ?

Trả lời:

- Ý kiến của Huyền là không đúng. Hành vi nhả kẹo cao su đã vi phạm quy định của công viên về việc gìn giữ môi trường công cộng xanh - sạch - đẹp

- Em có thể phân tích cho Huyền thấy được vấn đề ô nhiễm môi trường đã thật sự đáng báo động đối với nước ta và trên thế giới. Để khắc phục được vấn nạn này đòi hỏi sự chung tay góp sức của tất cả mọi người. Học sinh chúng ta cũng có thể góp phần bảo vệ môi trường từ chính những việc nhỏ nhặt nhất. Nhiều việc nhỏ gộp lại thành việc lớn. Việc bỏ rác đúng nơi quy định còn giúp ta và những người xung quanh nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hàng ngày.

B. Trắc nghiệm bài 14 môn GDCD 7

Câu 1: Luật bảo vệ môi trường được Nhà nước ta ban hành lần đầu tiên vào

A. Tháng 8 - 1991.

B. Tháng 1 - 1994.

C. Tháng 12 - 2003.

D. Tháng 4 - 2007.

Đáp án: C

Câu 2: Nhận định đúng nhất về tài nguyên rừng của nước ta hiện nay là

A. Tài nguyên rừng đang tiếp tục bị suy giảm cả về số lượng lẫn chất lượng.

B. Dù tổng diện tích rừng đang được phục hồi nhưng chất lượng vẫn tiếp tục suy giảm.

C. Tài nguyên rừng của nước ta đang được phục hồi cả về số lượng lẫn chất lượng.

D. Chất lượng rừng đã được phục hồi nhưng diện tích rừng đang giảm sút nhanh

Đáp án: B

Câu 3: Đối với đất ở miền núi phải bảo vệ bằng cách :

A. Đẩy mạnh du canh, bảo vệ vốn rừng.

B. Nâng cao hiệu quả sử dụng, có chế độ canh tác hợp lí.

C. Tăng cường bón phân, cải tạo thích hợp theo từng loại đất.

D. Áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, canh tác nông - lâm.

Đáp án: D

Câu 4: Đâu chưa phải là biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học

A. Đưa vào “Sách đỏ Việt Nam” những động, thực vật quý hiếm cần bảo vệ.

B. Xây dựng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.

C. Tăng cường bảo vệ rừng và đẩy mạnh việc trồng rừng.

D. Nghiêm cấm việc khai thác rừng, săn bắn động vật.

Đáp án: C

Câu 5: Ngày môi trường thế giới là?

A. 5/6.

B. 5/7.

C. 5/8.

D. 5/9.

Đáp án: A

Câu 6: Yếu tố nào sau đây không phải là tài nguyên thiên nhiên?

A. Dung dịch HCl được điều chế trong phòng thí nghiệm.

B. Rừng.

C. San hô.

D. Cá voi.

Đáp án: A

Câu 7: Môi trường bao gồm các yếu tố nào dưới đây?

A. Ngôi nhà.

B. Rừng.

C. Rác thải.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 8: Toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động đến đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên được gọi là?

A. Tài nguyên thiên nhiên.

B. Thiên nhiên.

C. Tự nhiên.

D. Môi trường.

Đáp án: D

Câu 9: Những của cải có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ cuộc sống của con người được gọi là?

A. Tài nguyên thiên nhiên.

B. Thiên nhiên.

C. Tự nhiên.

D. Môi trường.

Đáp án: A

Câu 10: Vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên đó là?

A. Tạo cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa.

B. Tạo cho con người phương tiện sinh sống.

C. Tạo cho con người phát triển trí tuệ, đạo đức, tinh thần.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 11: Các hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng bị phạt bao nhiêu tiền?

A. 1.000.000đ – 2.000.000đ.

B. 2.000.000đ – 3.000.000đ.

C. 3.000.000đ – 4000.000.đ.

D. 3.000.000đ – 5.000.000đ.

Đáp án: D

Câu 12: Hành động nào là bảo vệ môi trường?

A. Phân loại rác, vứt rác đúng nơi quy định.

B. Trồng cây xanh.

C. Không sử dụng túi nilong.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 13: Hành động nào là phá hủy môi trường?

A. Đốt túi nilong.

B. Chặt rừng bán gỗ.

C. Buôn bán động vật quý hiếm.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 14: Nhà máy B xả nước thải ra ngoài khu dân cư gây ô nhiễm môi trường. Trước việc làm đó em cần báo với ai?

A. Chính quyền địa phương.

B. Trưởng thôn.

C. Trưởng công an xã.

D. Gia đình.

Đáp án: A

Câu 15: Ngày rừng Thế giới vào ngày

A. 21/3

B. 31/3

C. 11/3

D. 21/4

Đáp án: A

Câu 16: Các ngày lễ bảo vệ môi trường là

A. Ngày 14/3: Ngày Quốc tế hành động vì các Dòng sông

B. 21 tháng 3: Ngày rừng Thế giới

C. 22 tháng 3: Ngày nước Thế giới

D. Tất cả đáp án đúng

Đáp án: D

Câu 17: Người nào thải vào nguồn nước dầu mỡ, hóa chất độc hại, chất phóng xạ quá tiêu chuẩn cho phép, các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng độc hại và gây dịch bệnh hoặc các yếu tố độc hại khác, đã bị xử phạt hành chính mà cố tình không thực hiện các biện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ

A. mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng

B. cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm

C. Phạt cảnh cáo

D. A, B đúng

Đáp án: D

Câu 18: Di sản thiên nhiên Việt Nam nào sau đây được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới

A. Vịnh Hạ Long

B. Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng

C. Cao nguyên đá Đồng Văn

D. Tất cả đều đúng

Đáp án: D

Câu 19: Để phòng chống lũ lụt và hạn chế thiệt hại do lũ lụt gây ra chúng ta cần làm gì?

A. Đốt rừng để làm nương rẫy

B. Chặt bỏ lấy diện tích để làm nhà sinh sống

C. Phủ xanh đồi trọc bằng cách trồng thêm cây

D. Chặt những cây gỗ quý bán lấy tiền

Đáp án: C

Câu 20: Câu ca dao tục ngữ nào thể hiện kinh nghiệm quan sát thiên nhiên của con người

A. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.

B. Làm ruộng ăn cơm nằm, chăm tằm ăn cơm đứng.

C. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa

D. Không đáp án nào đúng

Đáp án: C

Như vậy là chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn bài Lý thuyết GDCD lớp 7 bài 14. Hy vọng đây là tài liệu hay cho các em học sinh tham khảo, ôn tập và củng cố thêm kiến thức được học về GDCD lớp 7 bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, từ đó vận dụng làm các bài tập liên quan hiệu quả, đạt điểm cao trong các bài kiểm tra Sinh học 7 sắp tới. Chúc các em học tốt.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm đề thi học kì 2 lớp 7 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 7 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới

Đánh giá bài viết
65 40.584
Sắp xếp theo

    Lý thuyết GDCD 7 Kết nối tri thức

    Xem thêm