Lý thuyết Hóa học 10 bài 15 CTST

Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết Hóa lớp 10 bài 15: Phương trình tốc độ phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 10 sách CTST. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

A. Lý thuyết Hóa học 10 bài 15

1. Tốc độ phản ứng

a. Trình bày khái niệm tốc độ phản ứng hóa học

- Khái niệm tốc độ phản ứng hóa học dùng để đánh giá mức độ xảy ra nhanh hay chậm của một phản ứng.

- Theo thời gian, nồng độ các chất phản ứng và sản phẩm thay đổi nên tốc độ phản ứng sẽ thay đổi, vì vậy người ta thường tính tốc độ trung bình của phản ứng. Ngoài ra, còn có tốc độ tức thời của phản ứng, là tốc độ phản ứng tại một thời điểm nào đó.

Hình 15.1. Đồ thị biểu diễn sự thay đổi nồng độ chất phản ứng nồng độ của chất phản ứng và (màu tím) và sản phẩm (màu xanh) theo thời gian

b. Tính tốc độ trung bình của phản ứng hoá học

Ví dụ 1: Trong phản ứng hóa học: Mg (s) + 2HCl (aq) →  MgCl(aq) + H(g)

Sau 40 giây, nồng độ của dung dịch HCl giảm từ 0,8 M về còn 0,6 M. Tính tốc độ trung bình của phản ứng theo nồng độ HCl trong 40 giây.

Hướng dẫn:

Thời gian phản ứng: \Deltat = 40 (s)

Biến thiên nồng độ dung dịch HCl là \DeltaC = 0,6 – 0,8 = -0,2 (M)

Hệ số cân bằng của HCl trong phương trình hóa học là 2.

Tốc độ trung bình của phản ứng trong 40 giây là:\overline v  =  - \frac{1}{2}.\frac{{ - 0,2}}{{40}} = 2,{5.10^{ - 3}}(M/s)

- Tốc độ phản ứng của phản ứng hóa học là đại lượng đặc trưng cho sự biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian. Tốc độ phản ứng kí hiệu là v, có đơn vị: (đơn vị nồng độ)/ (đơn vị thời gian)

- Tốc độ trung bình của phản ứng là tốc độ được tính trong một khoảng thời gian phản ứng.

- Cho phản ứng tổng quát: aA + bB → bC + dD

Biểu thức tốc độ trung bình của phản ứng:

\overline v  =  - \frac{1}{a}.\frac{{\Delta {C_A}}}{{\Delta t}} =  - \frac{1}{b}.\frac{{\Delta {C_B}}}{{\Delta t}} = \frac{1}{c}.\frac{{\Delta {C_C}}}{{\Delta t}} = \frac{1}{d}.\frac{{\Delta {C_D}}}{{\Delta t}}

Trong đó:

\overline v: tốc độ trung bình của phản ứng

\Delta C = {C_2} - {C_1}: sự biến thiên nồng độ

\Delta t = {t_2} - {t_1}: biến thiên thời gian

C1, C2 là nồng độ của một chất tại 2 thời điểm tương ứng t1, t2

2. Biểu thức tốc độ phản ứng

* Tìm hiểu về định luật tác dụng khối lượng

- Các phản ứng diễn ra với tốc độ khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố: nồng độ, nhiệt độ, áp suất đối với chất tham gia là chất khí, bề mặt tiếp xúc, chất xúc tác, cường độ ánh sáng, thể của chất, dung môi hòa tan các chất phản ứng, ...

- Năm 1864, hai nhà bác học Guldberg (Gấu-bớc) và Waage (Qua-ge) khi nghiên cứu sự phụ thuộc của tốc độ vào nồng độ đã đưa ra định luật tác dụng khối lượng: Ở nhiệt độ không đổi, tốc độ phản ứng tỉ lệ với tích số nồng độ các chất tham gia phản ứng với số mũ thích hợp.

Ví dụ 2: Xét phản ứng

2CO(g) + O2(g) →  2CO2(g)

Biểu thức tốc độ tức thời của phản ứng viết theo định luật là:

v = k.C_{CO}^2.{C_{{O_2}}}

- Phản ứng đơn giản có dạng: aA+ bB →cC + dD

- Mối quan hệ giữa nồng độ và tốc độ tức thời của phản ứng hoá học được biểu diễn bằng biểu thức: v = k.C_A^a.C_B^b

- Trong đó, k là hằng số tốc độ phản ứng; CA, CB là nồng độ (M) chất A, B tại thời điểm đang xét.

- Khi nồng độ chất phản ứng bằng đơn vị (1 M) thì k = v, vậy k là tốc độ của phản ứng và được gọi là tốc độ riêng, đây là ý nghĩa của hằng số tốc độ phản ứng.

- Hằng số k chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất phản ứng và nhiệt độ.

B. Bài tập minh họa

Bài 1: Trong tự nhiên có những phản ứng xảy ra rất nhanh, như phản ứng nổ của pháo hoa, phản ứng cháy của que diêm,… nhưng cũng có những phản ứng xảy ra chậm hơn, như quá trình oxi hóa các kim loại sắt, đồng trong khí quyển, sự ăn mòn vỏ tàu biển làm bằng thép,… Để đánh giá mức độ nhanh hay chậm của một phản ứng hóa học cần dùng đại lượng nào? Cách tính ra sao?

Hướng dẫn giải

- Để đánh giá mức độ nhanh hay chậm của một phản ứng hóa học, người ta dùng đại lượng: tốc độ phản ứng

- Cách tính: Cho phản ứng tổng quát:

aA + bB → cC + dD

Biểu thức tốc độ trung bình của phản ứng:

\overline v  =  - \frac{1}{a}.\frac{{\Delta {C_A}}}{{\Delta t}} =  - \frac{1}{b}.\frac{{\Delta {C_B}}}{{\Delta t}} = \frac{1}{c}.\frac{{\Delta {C_C}}}{{\Delta t}} = \frac{1}{d}.\frac{{\Delta {C_D}}}{{\Delta t}}

Trong đó:

\mathop v\limits^\_: tốc độ trung bình của phản ứng

∆C = C2 – C1: sự biến thiên nồng độ

∆t = t2 – t1: biến thiên thời gian

C1, C2 là nồng độ của một chất tại 2 thời điểm tương ứng t1, t2

Bài 2. Tốc độ của phản ứng tăng bao nhiêu lần nếu tăng nhiệt độ từ 200oC đến 240oC, biết rằng khi tăng 10oC thì tốc độ phản ứng tăng 2 lần.

Hướng dẫn giải

Gọi V200 là tốc độ phản ứng ở 200oC

Ta có: V210= 2.V200

V220= 2V210=4V200

V230=2V220=8V200

V240=2V230=16V200

Vậy tốc độ phản ứng tăng lên 16 lần

Bài 3. Cho phản ứng: A+ 2B → C

Nồng độ ban đầu các chất: [A] = 0,3M; [B] = 0,5M. Hằng số tốc độ k = 0,4

a) Tính tốc độ phản ứng lúc ban đầu.

b) Tĩnh tốc độ phản ứng tại thời điểm t khi nồng độ A giảm 0,1 mol/l.

Hướng dẫn giải

a) Tốc độ ban đầu:

Vban đầu = k.[A].[B]2= 0,4.[0,3].[0,5] 2 =0,3 mol/ls

b) Tốc độ tại thời điểm t

Khi nồng độ A giảm 0,1 mol/lít thì B giảm 0,2 mol/l theo phản ứng tỉ lệ 1 : 2

Nồng độ tại thời điểm t:

[A’] = 0,3 – 0,1 =0,2 (mol/l)

[B’]=0,5 -0,2 =0,3 (mol/l)

V= k.[A’].[B’] 2= 0,4.[0,2].[0,3] 2=0,0072 mol/ls

C. Trắc nghiệm Hóa học 10 bài 15

------------------------------

Như vậy, VnDoc.com đã gửi tới các bạn Lý thuyết Hóa học 10 bài 15: Phản ứng oxi hóa khử và ứng dụng trong cuộc sống CTST. Ngoài ra, các em học sinh có thể tham khảo môn Hóa 10 Cánh Diều, Lý 10 Cánh DiềuToán 10 Chân trời sáng tạo tập 1, Sinh 10 Chân trời sáng tạo đầy đủ khác.

Đánh giá bài viết
1 535
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Khang Anh
    Khang Anh

    🤩🤩🤩🤩🤩

    Thích Phản hồi 08/03/23
    • Thư Anh Lê
      Thư Anh Lê

      😃😃😃😃😃

      Thích Phản hồi 08/03/23
      • Xuka
        Xuka

        💯💯💯💯💯

        Thích Phản hồi 08/03/23

        Lý thuyết Hóa 10 CTST

        Xem thêm