Lý thuyết Hóa học 10 bài 6 CTST
Lý thuyết Hóa lớp 10 bài 6: Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố, thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì và nhóm được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 10 sách CTST. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.
Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố
A. Lý thuyết Hóa học 10 bài 6
1. Bán kính nguyên tử
- Giải thích xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử của các nguyên tố nhóm A.
Hình 6.1. Bán kính nguyên tử của một số nguyên tố
- Xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử:
- Bán kính nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có xu hướng biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân:
+ Trong một chu kì, nguyên tử của các nguyên tố có cùng số lớp electron. Từ trái sang phải, điện tích hạt nhân nguyên tử tăng dần nên electron lớp ngoài cũng sẽ bị hạt nhân hút mạnh hơn, vì vậy bán kính nguyên tử của các nguyên tố có xu hướng giảm dần
+ Trong một nhóm, theo chiều từ trên xuống dưới, số lớp electron tăng dần nên bán kính nguyên tử có xu hướng tăng.
2. Độ âm điện
- Giải thích xu hướng biến đổi độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố nhóm A
+ Độ âm điện của một nguyên tử đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử đó khi tạo thành liên kết hoá học.
+ Trong hóa học, có nhiều thang đo độ âm điện khác nhau do các nhà khoa học tính toán dựa trên những cơ sở khác nhau. Dưới đây giới thiệu bảng giá trị độ âm điện của nhà hoá học L. C. Pauling (Pau-linh) để xuất năm 1932.
Bảng 6.1. Giá trị độ âm điện của nguyên tử một số nguyên tố nhóm A theo Pauling
- Xu hướng biến đổi độ âm điện:
- Độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố nhóm A có xu hướng biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân:
+ Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng cũng tăng. Do đó, độ âm điện của nguyên từ các nguyên tố có xu hướng tăng dần.
+ Trong một nhóm, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử tăng nhanh, lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng giảm. Do đó, độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố có xu hướng giảm dần.
3. Tính kim loại, tính phi kim
- Giải thích xu hướng biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố nhóm A
- Tính kim loại là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử dễ nhường electron.
- Tính phi kim là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử dễ nhận electron.
Nguyên tử sodim (Na) Ion sodium (Na+)
a)
Nguyên tử fluorine (F) Ion fluoride (F-)
b)
Hình 6.2. Quá trình nhường, nhận electron của nguyên tử sodium (a) và fluorine (b)
- Xu hướng biến đổi tính kim loại, tính phi kim:
- Tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố nhóm A có xu hướng biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân:
+ Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cũng tăng. Do đó, tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, tính phi kim tăng dần.
+ Trong một nhóm, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, lực hút giữa hạt nhân với các eclectron lớn ngoài cùng giảm. Do đó, tính kim loại của các nguyên tố tăng dần, tính phi kim giảm dần.
4. Tính acid - base của oxide và hydroxide
- Nhận xét xu hướng biến đổi tính acid – base của oxide và hydroxide tương ứng theo chu kì
- Xét một số phản ứng sau:
Na2O + 2HCl → 2NaCl + H2O
NaOH + HCl → NaCl + H2O
Al2O3 + 6HCl → AlCl3 + 3H2O
Al2O3 + 2KOH + 3H2O → 2K[Al(OH)4]
Al(OH)3 + KOH → K[Al(OH)4]
Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O
SO3 + KOH → KHSO4
SO3 + 2KOH → K2SO4 + H2O
H2SO4 + 2KOH → KHSO4 + 2H2O
Bảng 6.2. Tính acid – base của oxide và hydroxide tương ứng của các nguyên tố thuộc chu kì 2 và 3 (ứng với hoá trị cao nhất của các nguyên tố)
- Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính base của oxide và hydroxide tương ứng giảm dần, tính acid của chúng tăng dần.
B. Bài tập minh họa
Bài 1: Kim loại kiềm là các kim loại nhóm IA, bao gồm: lithium (Li), sodium (Na), potassium (K), rubidium (Rb), caesium (Cs), francium (Fr). Chúng phản ứng được với nước và giải phóng khí hydrogen. Vậy khả năng phản ứng với nước của các kim loại trên có giống nhau hay không? Dựa vào bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, chúng ta có thể giải thích được xu hướng biến đổi tính chất hóa học cơ bản của nguyên tử các nguyên tố không?
Hướng dẫn giải
- Các kim loại nhóm IA: Khả năng phản ứng với nước của các kim loại không giống nhau, khả năng phản ứng với nước giảm dần
- Dựa vào bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, ta có thể giải thích được xu hướng biến đổi tính chất hóa học cơ bản của nguyên tử các nguyên tố
Bài 2: Oxit cao nhất của một nguyên tố là RO3, trong hợp chất của nó với hiđro có 5,88% H về khối lượng. Xác định nguyên tử khối của nguyên tố đó.
Hướng dẫn giải
Oxit cao nhất của một nguyên tố là RO3 → công thức hợp chất khí với hiđro của nó là RH2
Trong hợp chất RH2 có 5,88% H về khối lượng → 2.100%/(MR+ 2) = 5,88%
→ MR = 32. Vậy nguyên tử khối của R = 32. R là S. Công thức phân tử là SO3 và H2S.
Bài 3: Tổng số hạt proton, nơtron, electron của nguyên tử của một nguyên tố thuộc nhóm VIIA là 28.
a) Tính nguyên tử khối.
b) Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó.
Hướng dẫn giải
a) Tính nguyên tử khối.
Gọi tổng số hạt p là Z, tổng số hạt n là N, tổng số hạt e là E, ta có: Z + N + E = 28.
Vì Z = E, nên suy ra 2Z + N = 28 → 2Z = 28 - N
Ta có: 1 ≤ N/Z ≤ 1,5
→ Z ≤ N ≤ 1,5Z
Cộng 2Z vào từng vế ta được
2Z + Z ≤ N + 28 - N ≤ 1,5N + 2Z
3Z ≤ 28 ≤ 3,5Z → 8 ≤ Z ≤ 9,33.
Do Z là số nguyên dương nên Z = 9 → N = 10
b) Cấu hình electron: 1s22s22p5.
Bài 4: Trong bảng tuần hoàn, các nhóm A nào gồm hầu hết các nguyên tố kim loại, nhóm A nào gồm hầu hết các nguyên tố phi kim, nhóm A nào gồm các nguyên tố khí hiếm? Đặc điểm số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử trong các nhóm trên.
Hướng dẫn giải
- Trong bảng tuần hoàn, nhóm IA, IIA, IIIA gồm hầu hết các nguyên tố là kim loại, nhóm VA, VIA, VIIA gồm hầu hết các nguyên tố là phi kim. Nhóm VIIIA gồm các khí hiếm.
- Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử thuộc nguyên tố nằm trong từng nhóm A trùng với số thứ tự của nhóm.
C. Trắc nghiệm Hóa học 10 bài 6
------------------------------
Như vậy, VnDoc.com đã gửi tới các bạn Lý thuyết Hóa học 10 bài 6: Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố, thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì và nhóm CTST. Ngoài ra, các em học sinh có thể tham khảo môn Hóa 10 Cánh Diều, Lý 10 Cánh Diều và Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1, Sinh 10 Chân trời sáng tạo đầy đủ khác.