Lý thuyết Hóa học 10 bài: Ôn tập chương 4

Lý thuyết Hóa lớp 10 bài: Ôn tập chương 4 được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 10 sách CTST. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

A. Lý thuyết Hóa học 10 bài Ôn tập chương 4

1. Phản ứng oxi hóa - khử

- Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng hoá học, trong đó có sự chuyển dịch electron giữa các chất phản ứng hay có sự thay đổi số oxi hoá của một số nguyên tử trong phân tử.

- Quá trình oxi hoá (sự oxi hoá) là quá trình nhường electron. Quá trình khử (sự khử) là quá trình nhận electron.

- Chất khử (chất bị oxi hóa) là chất nhường electron. Chất oxi hóa (chất bị khử) là chất nhận electron.

2. Lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa khử

Nguyên tắc của phương pháp: Tổng số electron chất khử nhường = Tổng số electron chất oxi hoá nhận.

- Bước 1: Xác định số oxi hóa của các nguyên tố để tìm chất oxi hoá và chất khử.

- Bước 2: Viết quá trình oxi hóa và quá trình khử, cân bằng mỗi quá trình.

- Bước 3: Tìm hệ số thích hợp cho chất oxh và chất khử sao cho tổng số electron cho bằng tổng số electron nhận.

- Bước 4: Đặt hệ số của các chất oxh và khử vào sơ đồ phản ứng, từ đó tính ra hệ số các chất khác. Kiểm tra cân bằng số nguyên tử của các nguyên tố và cân bằng điện tích hai vế để hoàn thành PTHH

3. Ý nghĩa của phản ứng oxi hóa - khử

- Một số phản ứng oxi hoá - khử quan trọng gắn liền với cuộc sống như sự cháy của than, củi; sự cháy của xăng dầu trong các động cơ đốt trong các quá trình điện phân; các phản ứng xảy ra trong pin, ắc quy, ...

- Một số phản ứng oxi hoá - khử là cơ sở của quá trình sản xuất trong các ngành công nghiệp nặng, sản xuất các hoá chất cơ bản; sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; dược phẩm; ...

B. Bài tập minh họa

Bài 1: Phân biệt chất oxi hóa và sự oxi hóa, chất khử và sự khử. Lấy thí dụ để minh họa.

Hướng dẫn giải

Chất oxi hóa là chất nhận electron.

Sự oxi hóa một chất là làm cho chất đó nhường electron.

Chất khử là chất nhường electron.

Sự khử một chất là sự làm cho chất đó thu electron.

Ví dụ:

\mathop {Fe}\limits^0  + \mathop {Cu}\limits^{2 + } S{O_4} \to \mathop {Cu}\limits^0  + \mathop {Fe}\limits^{ + 2} S{O_4}

- Nguyên tử Fe nhường electron, là chất khử. Sự nhường electron của Fe được gọi là sự oxi hóa nguyên tử sắt.

- Ion đồng nhận electron, là chất oxi hóa. Sự nhận electron của ion đồng được gọi là sự khử ion đồng.

Bài 2: Dẫn khí SO2 vào 100 mL dung dịch KMnO4 0,02 M đến khi dung dịch vừa mất màu tím. Phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau:

SO2 + KMnO4 + H2O " H2SO4 + K2SO4 + MnSO4

a) Lập phương trình hoá học của phản ứng theo phương pháp thăng bằng electron.

b) Xác định thể tích khí SO2 đã tham gia phản ứng ở điều kiện chuẩn.

Hướng dẫn giải

a) - Bước 1: \mathop S\limits^{ + 4} {O_2} + K\mathop {Mn}\limits^{ + 7} {O_4} + {H_2}O \to {H_2}\mathop S\limits^{ + 6} {O_4} + {K_2}S{O_4} + \mathop {Mn}\limits^{ + 2} S{O_4}

=> SO2 là chất khử, KMnO4 là chất oxi hóa

- Bước 2:

+ Quá trình oxi hóa: \mathop S\limits^{ + 4}  \to \mathop S\limits^{ + 6}  + 2e

+ Quá trình khử: \mathop {Mn}\limits^{ + 7}  + 5e \to \mathop {Mn}\limits^{ + 2}

- Bước 3:

5x

\mathop S\limits^{ + 4}  \to \mathop S\limits^{ + 6}  + 2e

2x

\mathop {Mn}\limits^{ + 7}  + 5e \to \mathop {Mn}\limits^{ + 2}

- Bước 4: 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O " 2H2SO4 + K2SO4 + 2MnSO4

b) nKMnO4 = 0,1.0,02 = 0,002 mol

=> Theo phản ứng ta có: nSO2 = 0,002.5:2 = 0,005mol

=> VSO2= 0,005.24,79 = 0,12395(L) = 123,95 (mL)

Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn 2,52g hỗn hợp gồm Mg và Al cần vừa đủ 2,479L hỗn hợp khí X gồm O2 và Cl2 ở điều kiện chuẩn, thu được 8,84 g chất rắn.

a) Tính phần trăm thể tích mỗi khí trong X

b) Xác định số mol electron các chất khử cho và số mol electron các chất oxi hóa nhận trong quá trình phản ứng.

Hướng dẫn giải:

a) - Bảo toàn khối lượng cho phản ứng ta có: {m_{hhKL}} + {m_X} = {m_{CR}}

=> mX = 8,84 - 2,52 = 6,32 gam

- Đặt {n_{{O_2}}} = x mol; {n_{C{l_2}}} = ymol

- Khối lượng hỗn hợp X là: {m_X} = 32.x + 71y = 6,32 (gam) (1)

- Tổng số mol hỗn hợp X là: {n_X} = x + y = \frac{{2,479}}{{24,79}} = 0,1(mol) (2)

- Từ (1) và (2) " x = 0,02 và y = 0,08

\% {V_{{O_2}}} = \frac{{0,02}}{{0,1}}.100\%  = 20\%  và \% {V_{C{l_2}}} = 100\%  - 20\%  = 80\%

b)

\begin{array}{l}\mathop {{O_2}}\limits^0 \quad  + \quad 2.2e\quad  \to \quad 2\mathop O\limits^{ - 2} \\0,02 \to \,\,0,08\quad \quad \quad \quad \quad (mol)\end{array}

\begin{array}{l}\mathop {C{l_2}}\limits^0 \quad  + \quad 2.1e\quad  \to \quad 2\mathop {Cl}\limits^{ - 1} \\0,08\;\;\; \to 0,16\quad \quad \quad \quad \quad (mol)\end{array}

- Có \sum {{n_{e{\kern 1pt} \,cho}}}  = \sum {{n_{e{\kern 1pt} \,nhan}}} = 0,08 + 0,16 = 0,24(mol)

------------------------------

Như vậy, VnDoc.com đã gửi tới các bạn Lý thuyết Hóa học 10 bài: Ôn tập chương 4 CTST. Ngoài ra, các em học sinh có thể tham khảo môn Hóa 10 Cánh Diều, Lý 10 Cánh DiềuToán 10 Chân trời sáng tạo tập 1, Sinh 10 Chân trời sáng tạo đầy đủ khác.

Đánh giá bài viết
1 72
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Gia Kiet Hoang ...
    Gia Kiet Hoang ...

    🥰🥰🥰🥰🥰🥰

    Thích Phản hồi 13/03/23
    • Ba Lắp
      Ba Lắp

      🤙🤙🤙🤙🤙

      Thích Phản hồi 13/03/23
      • Sư Tử
        Sư Tử

        💯💯💯💯💯

        Thích Phản hồi 13/03/23

        Lý thuyết Hóa 10 CTST

        Xem thêm