Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Hóa học 10 bài: Ôn tập chương 5

VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết Hóa lớp 10 bài: Ôn tập chương 5 được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 10 sách CTST. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

A. Lý thuyết Hóa học 10 bài Ôn tập chương 5

1. Enthalpy tạo thành và biến thiên Enthalpy của phản ứng hóa học

- Phản ứng tỏa nhiệt, phản ứng thu nhiệt

+ Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng hoá học trong đó có sự giải phóng nhiệt năng ra môi trường.

+ Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hoá học trong đó có sự hấp thụ nhiệt năng từ môi trường.

- Biến thiên Enthalpy chuẩn của phản ứng

+ Biến thiên enthalpy chuẩn (hay nhiệt phản ứng chuẩn) của một phản ứng hoá học, được kí hiệu là {\Delta _r}H_{298}^0\({\Delta _r}H_{298}^0\) là nhiệt kèm theo phản ứng đó trong điều kiện chuẩn.

+ Điều kiện chuẩn: áp suất 1 bar (đối với chất khí), nồng độ 1 mol/L (đối với chất tan trong dung dịch) và thường chọn nhiệt độ 25°C (hay 298 K).

- Enthalpy tạo thành (nhiệt tạo thành)

Enthalpy tạo thành của một chất là nhiệt kèm theo phản ứng tạo thành 1 mol chất đó từ các đơn chất bền nhất.

- Ý nghĩa của dấu và giá trị {\Delta _r}H_{298}^0\({\Delta _r}H_{298}^0\)

+ Phản ứng tỏa nhiệt:

\sum {\Delta _f}H_{298}^0(sp) < \sum {\Delta _f}H_{298}^0(cd) \to {\Delta _r}H_{298}^0 < 0\(\sum {\Delta _f}H_{298}^0(sp) < \sum {\Delta _f}H_{298}^0(cd) \to {\Delta _r}H_{298}^0 < 0\)

+ Phản ứng thu nhiệt:

\sum {\Delta _f}H_{298}^0(sp) > \sum {\Delta _f}H_{298}^0(cd) \to {\Delta _r}H_{298}^0 > 0\(\sum {\Delta _f}H_{298}^0(sp) > \sum {\Delta _f}H_{298}^0(cd) \to {\Delta _r}H_{298}^0 > 0\)

+ Thường các phản ứng có {\Delta _r}H_{298}^0\({\Delta _r}H_{298}^0\)< 0 thì xảy ra thuận lợi.

2. Tính biến thiên Enthalpy của phản ứng hóa học

- Tính biến thiên Enthalpy của phản ứng dựa vào năng lượng liên kế\sum {E_b}(c{\rm{d}}), \sum {E_b}(s{\rm{p}})\(\sum {E_b}(c{\rm{d}}), \sum {E_b}(s{\rm{p}})\)t

- Phản ứng hóa học xảy ra khi có sự phá vỡ các liên kết hoá học của chất đầu (cđ) và hình thành các liên kết hoá học của sản phẩm (sp). Sự phá vỡ các liên kết cần cung cấp năng lượng, sự hình thành các liên kết lại giải phóng năng lượng.

aA (g) + bB (g) → mM (g) + nN (g)

{\Delta _r}H_{298}^0\({\Delta _r}H_{298}^0\)= a x E b (A) + b x E b (B) – m x E b (M) - n x E b (N)

=> Tổng quát: {\Delta _r}H_{298}^0 = \sum {E_b}(c{\rm{d}}) - \sum {E_b}(sp)\({\Delta _r}H_{298}^0 = \sum {E_b}(c{\rm{d}}) - \sum {E_b}(sp)\)

Với {\Delta _r}H_{298}^0\({\Delta _r}H_{298}^0\): tổng năng lượng liên kết trong phân tử chất đầu và sản phẩm của phản ứng.

Chú ý: Tính biến thiên enthalpy của phản ứng dựa vào năng lượng liên kết được áp dụng cho phản ứng trong đó các chất đều có liên kết cộng hoá trị ở thể khí khi biết giá trị năng lượng liên kết của tất cả các chất trong phản ứng.

- Tính biến thiên Enthalpy của phản ứng dựa vào Enthalpy

aA + bB → MM + nN

{\Delta _r}H_{298}^0 = m.{\Delta _f}H_{298}^0(M) + n.{\Delta _f}H_{298}^0(N) - a.{\Delta _f}H_{298}^0(A) - b.{\Delta _f}H_{298}^0(B)\({\Delta _r}H_{298}^0 = m.{\Delta _f}H_{298}^0(M) + n.{\Delta _f}H_{298}^0(N) - a.{\Delta _f}H_{298}^0(A) - b.{\Delta _f}H_{298}^0(B)\)(2)

=> Tổng quát: {\Delta _r}H_{298}^0 = \sum {\Delta _f}H_{298}^0(sp) - \sum {\Delta _f}H_{298}^0(cd)\({\Delta _r}H_{298}^0 = \sum {\Delta _f}H_{298}^0(sp) - \sum {\Delta _f}H_{298}^0(cd)\)

Với \sum {\Delta _f}H_{298}^0(sp);\sum {\Delta _f}H_{298}^0(cd)\(\sum {\Delta _f}H_{298}^0(sp);\sum {\Delta _f}H_{298}^0(cd)\): tổng enthalpy tạo thành ở điều kiện chuẩn tương ứng của sản phẩm, chất đầu của phản ứng.

B. Bài tập minh họa

Bài 1: Cho 0,5 g bột iron vào bình đựng 25 mL dung dịch CuSO4 0,2M ở 32°C. Khuấy đều dung dịch, quan sát nhiệt kế thấy nhiệt độ lên cao nhất là 39°C. Tính nhiệt của phản ứng. (Giả thiết nhiệt lượng của phản ứng toả ra được dung dịch hấp thụ hết, nhiệt dung của dung dịch loãng bằng nhiệt dung của nước (4,2 J/g.K))

Hướng dẫn giải

- Nhiệt lượng tỏa ra là:Q = m.c.{\rm{\Delta }}T = 25.4,2.\left( {39 - 32} \right){\rm{ }} = 735{\rm{ }}J\(Q = m.c.{\rm{\Delta }}T = 25.4,2.\left( {39 - 32} \right){\rm{ }} = 735{\rm{ }}J\)

{n_{CuS{O_4}}} = 0,025.0,2 = 0,005\({n_{CuS{O_4}}} = 0,025.0,2 = 0,005\) (mol)

{n_{Fe}} = \frac{{0,5}}{{56}}\({n_{Fe}} = \frac{{0,5}}{{56}}\) = 0,009 (mol)

- Phương trình phản ứng: Fe + CuSO4 -> FeSO4 + Cu

-> Phản ứng tính theo CuSO4

-> {\rm{\Delta }}H = \frac{{735}}{{0,005}}\({\rm{\Delta }}H = \frac{{735}}{{0,005}}\) = 147000J = 147kJ\)

Bài 2: Cho phản ứng sau: CH≡CH(g) + H2(g) → CH3-CH3(g)

Năng lượng liên kết (kJ.mol-1) của H–H là 436, của C−C là 347, của C−H là 414 và của C≡C là 839. Tính nhiệt (ΔH) của phản ứng và cho biết phản ứng thu nhiệt hay toả nhiệt.

Hướng dẫn giải

- Xét phương trình phản ứng:

CH≡CH(g) + 2H2(g) → CH3-CH3(g)

\begin{array}{l}
{{\rm{\Delta }}_r}H_{298}^0 = ({E_b}(C \equiv C) + 2.{E_b}(C - H) + 2.{E_b}(H - H)) - (6.{E_b}(C - H) + {E_b}(C - C))\\
{{\rm{\Delta }}_r}H_{298}^0 = (839 + 2.414 + 2.436) - (6.414 + 347) =  - 292kJ
\end{array}\(\begin{array}{l} {{\rm{\Delta }}_r}H_{298}^0 = ({E_b}(C \equiv C) + 2.{E_b}(C - H) + 2.{E_b}(H - H)) - (6.{E_b}(C - H) + {E_b}(C - C))\\ {{\rm{\Delta }}_r}H_{298}^0 = (839 + 2.414 + 2.436) - (6.414 + 347) = - 292kJ \end{array}\)

-> Phản ứng tỏa nhiệt

Bài 3: Một người thợ xây trong buổi sáng kéo được 500 kg vật liệu xây dựng lên tầng cao 10 m. Để bù vào năng lượng đã tiêu hao, người đó cần uống cốc nước hoà tan m g glucose. Biết nhiệt tạo thành của glucose (C6H12O6), CO2 và H2O lần lượt là –1 271; –393,5 và –285,8 kJ/mol. Giá trị của m là

Hướng dẫn giải
- Xét phương trình phản ứng: C6H12O6 + 6O2 -> 6CO2 + 6H2O

\begin{array}{l}
{{\rm{\Delta }}_r}H_{298}^0 = 6.{{\rm{\Delta }}_f}H_{298}^0(C{O_2}) + 6.{{\rm{\Delta }}_f}H_{298}^0({H_2}O) - {{\rm{\Delta }}_f}H_{298}^0({C_6}{H_{12}}{O_6}) - 6.{{\rm{\Delta }}_f}H_{298}^0({O_2})\\
{{\rm{\Delta }}_r}H_{298}^0 = 6.( - 393,5) + 6.( - 285,8) - ( - 1271) - 6.0 =  - 2804,8kJ
\end{array}\(\begin{array}{l} {{\rm{\Delta }}_r}H_{298}^0 = 6.{{\rm{\Delta }}_f}H_{298}^0(C{O_2}) + 6.{{\rm{\Delta }}_f}H_{298}^0({H_2}O) - {{\rm{\Delta }}_f}H_{298}^0({C_6}{H_{12}}{O_6}) - 6.{{\rm{\Delta }}_f}H_{298}^0({O_2})\\ {{\rm{\Delta }}_r}H_{298}^0 = 6.( - 393,5) + 6.( - 285,8) - ( - 1271) - 6.0 = - 2804,8kJ \end{array}\)

- Năng lượng người thợ tiêu hao = 500.9,8.10 = 49000J = 49kJ

-> Khối lượng glucose cần nạp là \frac{{49.180}}{{2804,8}} \approx 3,15g\(\frac{{49.180}}{{2804,8}} \approx 3,15g\)

------------------------------

Như vậy, VnDoc.com đã gửi tới các bạn Lý thuyết Hóa học 10 bài: Ôn tập chương 5 CTST. Ngoài ra, các em học sinh có thể tham khảo môn Hóa 10 Cánh Diều, Lý 10 Cánh DiềuToán 10 Chân trời sáng tạo tập 1, Sinh 10 Chân trời sáng tạo đầy đủ khác.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Hóa 10 CTST

    Xem thêm