Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Kinh tế và Pháp luật 10 Cánh diều bài 20

Lý thuyết Kinh tế và Pháp luật 10 bài 20: Hệ thống pháp luật Việt Nam có đáp án chi tiết cho từng câu hỏi chương trình sách mới. Thông qua đây các em học sinh đối chiếu với lời giải của mình, hoàn thành bài tập hiệu quả

A. Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 bài 20

1. Hệ thống cấu trúc pháp luật

- Hệ thống pháp luật Việt Nam là tổng thể các quy phạm pháp luật, có mối liên hệ nội tại trong một chỉnh thể thống nhất, gồm hệ thống cấu trúc pháp luật và hệ thống văn bản pháp luật.

- Về cấu trúc, hệ thống pháp luật bao gồm: các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất, được phân chia thành các quy phạm pháp luật, các chế định pháp luật và các ngành luật.

- Quy phạm pháp luật:

+ Là quy tắc xử sự bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.

+ Là đơn vị nhỏ nhất và là đơn vị cơ sở, nền tảng của hệ thống pháp luật. Mỗi quy phạm pháp luật điều chỉnh một quan hệ xã hội cụ thể, thưởng tương ứng với một điều khoản cụ thể của văn bản pháp luật.

- Chế định pháp luật là nhóm các quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm các quan hệ xã hội cùng loại có mối quan hệ mật thiết với nhau.

- Ngành luật

+ Là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh một lĩnh vực quan hệ xã hội đặc thù. Ví dụ: Luật Hôn nhân và gia đình bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội đặc thù trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình như quan hệ kết hôn, li hôn, quan hệ giữa cha, mẹ và con,...

+ Hệ thống pháp luật Việt Nam gồm các ngành luật chính sau: Luật Hiến pháp (Luật Nhà nước), Luật Hành chính, Luật Dân sự, Luật Tố tụng dân sự, Luật Hình sự, Luật Tố tụng hình sự, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Lao động, Luật Kinh tế, Luật Tài chính, Luật Ngân hàng, Luật Môi trường, Luật Đất đai,...

2. Hệ thống văn bản pháp luật

- Hệ thống văn bản pháp luật (văn bản quy phạm pháp luật) là hình thức biểu hiện bên ngoài của hệ thống pháp luật.

- Hệ thống văn bản pháp luật tuân theo thứ bậc, trong đó văn bản do cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành không được trái với văn bản do cơ quan nhà nước cấp trên ban hành không được trái với Hiến pháp, tạo nên sự thống nhất của toàn bộ hệ thống văn bản pháp luật.

- Văn bản pháp luật là văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự thủ tục luật định, trong đó có các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, được áp dụng nhiều lần cho nhiều chủ thể pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.

- Theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, hệ thống văn bản pháp luật (văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước ta hiện nay gồm:

+ Hiến pháp

+ Bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội;

+ Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

+ Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;

+ Nghị định của Chính phủ, nghị quyết liên tỉnh giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

+ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

+ Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao;

+ Thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao, thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ,

+ Thông tư liên tịch giữa Chánh án Toà án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

+ Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước;

+ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh);

+ Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

+ Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính -kinh tế đặc biệt.

+ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp huyện);

+ Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện;

+ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã);

+ Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.

B. Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 bài 20

Câu 1. Hệ thống pháp luật Việt Nam là tổng thể các quy phạm pháp luật, có mối liên hệ nội tại được chia làm mấy hệ thống chính?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Hệ thống pháp luật Việt Nam là tổng thể các quy phạm pháp luật, có mối liên hệ nội tại trong một chỉnh thể thống nhất, gồm hệ thống cấu trúc pháp luật và hệ thống văn bản pháp luật.

Câu 2. Cấu trúc hệ thống pháp luật bao gồm những bộ phận nào?

A. Quy phạm pháp luật.

B. Chế định pháp luật.

C. Ngành luật.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Về cấu trúc, hệ thống pháp luật bao gồm các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất, được phân chia thành các quy phạm pháp luật, các chế định pháp luật và các ngành luật.

Câu 3. Quy tắc xử sự bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định được gọi là gì?

A. Quy phạm pháp luật.

B. Chế định pháp luật.

C. Ngành luật.

D. Nghị quyết.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.

Câu 4. Văn bản pháp luật các cơ quan nào ban hành?

A. Quốc hội.

B. Nhà nước.

C. Chính phủ.

D. Chủ tịch nước.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Văn bản pháp luật là văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự thủ tục luật định, trong đó có các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, được áp dụng nhiều lần cho nhiều chủ thể pháp luật, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.

Câu 5. Văn bản nào dưới đây nằm trong hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước ta?

A. Hiến pháp.

B. Bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội.

C. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, hệ thống văn bản pháp luật (văn bản quy phạm pháp luật) của Nhà nước ta hiện nay gồm:

- Hiến pháp;

- Bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội;

- Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các văn bản khác.

Câu 6. Em hãy cho biết những nhận định sau đây đúng khi nói về hệ thống pháp luật Việt Nam?

A. Chế định pháp luật là một hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội cùng loại, trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội.

B. Hệ thống pháp luật chính là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật.

C. Trong hệ thống pháp luật có sự thể hiện đầy đủ các ngành luật, các chế định luật, các quy phạm pháp luật là biểu hiện của tính phù hợp của hệ thống pháp luật.

D. Hương ước, tập quán địa phương là văn bản quy phạm pháp luật.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

A - Đây là nhận định sai vì chế định pháp luật là tập hợp các quy phạm pháp luật thuộc một ngành luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội cùng loại.

B - Đây là nhận định sai vì hệ thống pháp luật bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật chứ không phải hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật.

C - Đây là nhận định đúng vì cấu trúc bên trong hệ thống pháp luật gồm quy phạm pháp luật, các chế định luật và ngành luật.

D - Đây là nhận định sai vì hương ước, tập quán là một loại quy phạm xã hội tồn tại song hành cùng nhiều loại quy phạm xã hội khác như pháp luật, đạo đức, tín điều tôn giáo… nhằm điều chỉnh hành vi ứng xử của con người trong các quan hệ xã hội.

Câu 7. Các quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm các quan hệ xã hội cùng loại được gọi là gì?

A. Quy phạm pháp luật.

B. Chế định pháp luật.

C. Ngành luật.

D. Hệ thống pháp luật.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Chế định pháp luật là nhóm các quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm các quan hệ xã hội cùng loại có mối quan hệ mật thiết với nhau.

Câu 8. Tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh một lĩnh vực quan hệ xã hội đặc thù được gọi là gì?

A. Ngành luật.

B. Chế định pháp luật.

C. Quy phạm pháp luật.

D. Hệ thống pháp luật.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Ngành luật là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh một lĩnh vực quan hệ xã hội đặc thù. Ví dụ: Luật Hôn nhân và gia đình bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội đặc thù trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình.

Câu 9. Tổng thể các quy phạm pháp luật, có mối liên hệ nội tại trong một chỉnh thể thống nhất được gọi là gì?

A. Chế định pháp luật.

B. Ngành luật.

C. Quy phạm pháp luật.

D. Hệ thống pháp luật.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Hệ thống pháp luật Việt Nam là tổng thể các quy phạm pháp luật, có mối liên hệ nội tại trong một chỉnh thể thống nhất, gồm hệ thống cấu trúc pháp luật và hệ thống văn bản pháp luật.

Câu 10. Nội dung nào sau đây là ngành luật chính trong hệ thống pháp luật Việt Nam?

A. Luật Nhà nước.

B. Luật Dân sự.

C. Luật Tố tụng dân sự.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Hệ thống pháp luật Việt Nam gồm các ngành luật chính sau: Luật Hiến pháp (Luật Nhà nước), Luật Hành chính, Luật Dân sự, Luật Tố tụng dân sự, Luật Hình sự, Luật Tố tụng hình sự,...

>>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Kinh tế và Pháp luật 10 Cánh diều bài 21

Trên đây là toàn bộ nội dung bài Lý thuyết Kinh tế và Pháp luật 10 bài 20: Hệ thống pháp luật Việt Nam sách Cánh diều. Các em học sinh tham khảo thêm Kinh tế & Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo Kinh tế & Pháp luật lớp 10 Kết nối tri thức. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Chàng phi công
    Chàng phi công

    😍😍😍😍😍😍

    Thích Phản hồi 10:06 22/02
    • Su kem
      Su kem

      😃😃😃😃😃😃😃😃

      Thích Phản hồi 10:06 22/02
      • Kim Ngưu
        Kim Ngưu

        🤝🤝🤝🤝🤝🤝🤝

        Thích Phản hồi 10:07 22/02
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều

        Xem thêm