Lý thuyết Lịch sử 7 Chân trời sáng tạo bài 3

VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết Lịch sử 7 bài 3: Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu trung đại có đáp án chi tiết cho từng câu hỏi chương trình sách mới. Thông qua đây các em học sinh đối chiếu với lời giải của mình, hoàn thành bài tập hiệu quả.

A. Lý thuyết Lịch sử 7 bài 3

1. Những biến đổi trong xã hội Tây Âu

- Biến đổi về kinh tế:

+ Sau cuộc phát kiến địa lí, một bộ phận quý tộc, thương nhân giàu lên nhanh chóng, tích lũy được vốn ban đầu.

+ Sản xuất hàng hóa và thương mại của Tây Âu phát triển.

+ Nhiều cảng biển, xưởng sản xuất, các công ty thương mại, trang trại ra đời với quy mô lớn.

Cảnh trao đổi hàng hóa tại các thành thị trung đại

- Biến đổi về xã hội: Xã hội Tây Âu phân hóa sâu sắc:

+ Tầng lớp thương nhân, chủ xưởng, ngân hàng ngày càng giàu lên, chi phối toàn bộ xã hội. Họ có quyền công dân, giàu có và xa hoa.

+ Đa số dân thành thị hay nông dân bị mất đất không có quyền công dân, nghèo đói và bị bần cùng hóa.

2. Sự nảy sinh quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu

- Về kinh tế: quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện trong tất các các lĩnh vực.

* Trong nông nghiệp

+ Các chủ đất ở nông thôn chuyển dần sang kinh doanh tư bản chủ nghĩa, lập các đồn điền, trang trại lớn, thuê mướn nhân công

+ Nông dân mất đất, phải làm thuê trong các đồn điền, trang trại, bán sức lao động, trở thành công nhân nông nghiệp.

* Trong thủ công nghiệp

+ Các phường hội dần thay thế công trường thủ công

+ quan hệ giữa chủ và thợ được thay thế bằng quan hệ giữa chủ xưởng (tư sản) và người lao động (vô sản).

* Trong thương nghiệp: các công ty thương mại ra đời vào đầu thế kỉ XVII, thúc đẩy buôn bán giữa các quốc gia, đem lại quyền lợi kinh tế và chính trị cho giai cấp tư sản.

- Về xã hội: các giai cấp mới được hình thành là: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản

B. Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 7 bài 3

Câu 1. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa nảy sinh ở Tây Âu đã dẫn đến sự hình thành của hai giai cấp mới là

A. tư sản và vô sản.

B. nông dân và tư sản.

C. vô sản và chủ nô.

D. nông dân và vô sản.

Đáp án đúng là: A

Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa nảy sinh trong lòng xã hội phong kiến Tây Âu, với sự hình thành của các giai cấp mới - tư sản và vô sản. (SGK - Trang 19)

Câu 2. Nội dung nào sau đây không phải là biến đổi trong xã hội Tây Âu trung đại sau các cuộc phát kiến địa lí?

A. Nền kinh tế khép kín trong các lãnh địa phong kiến được củng cố.

B. Công trường thủ công, công ty thương mại, trang trại lớn ra đời.

C. Quý tộc, thương nhân giàu lên nhờ vơ vét của cải, cướp bóc thuộc địa.

D. Nền sản xuất hàng hóa, thương mại ngày càng phát triển.

Đáp án đúng là: A

Sau các cuộc phát kiến địa lí,nhờ vơ vét của cải và cướp bóc thuộc địa, các quý tộc và thương nhân châu Âu càng giàu lên một cách nhanh chóng, tích lũy được một số vốn ban đầu. Nhờ đó nền sản xuất hàng hóa và thương mại Tây Âu ngày càng phát triển. Nhiều cảng biển trở lên sầm uất. Các xưởng sản xuất với quy mô lớn, các công ty thương mại và những trang trại rộng lớn ra đời. (SGK - Trang 17)

Câu 3. Từ thế kỉ XVI, trong các thành thị Tây Âu, tổ chức phường hội dần được thay thế bằng các

A. thương hội.

B. công trường thủ công.

C. công ty thương mại.

D. ngân hàng.

Đáp án đúng là: B

Từ thế kỉ XVI, trong các thành thị Tây Âu, tổ chức phường hội dần được thay thế bằng các công trường thủ công, nơi tập trung đông đảo những người lao động làm thuê (SGK – trang 18)

Câu 4. Biểu hiện nào dưới đây cho thấy sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản trong lòng xã hội phong kiến ở Tây Âu vào đầu thế kỉ XVI?

A. Hình thành các lãnh địa phong kiến.

B. Xuất hiện nhiều thành thị, trường đại học.

C. Lãnh chúa phong kiến bóc lột nông nô.

D. Xuất hiện các công trường thủ công.

Đáp án đúng là: D

Từ thế kỉ XVI, trong các thành thị Tây Âu, tổ chức phường hội dần dần được thay thế bằng các công trường thủ công, nơi tập trung đông đảo những người lao động làm thuê. Họ bán sức lao động cho chủ xưởng. Quan hệ giữa chủ và thợ được thay thế bằng quan hệ giữa chủ xưởng (tư sản) và người lao động (vô sản). (SGK - Trang 18)

Câu 5. Nội dung nào không đúng khi nói về sự nảy sinh của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp ở Tây Âu?

A. Các đồn điền, trang trại lớn ra đời và thuê mướn nhân công.

B. Sự phân công lao động tỉ mỉ, mỗi người chỉ làm một công đoạn.

C. Nông dân mất đất, phải làm thuê cho các đồn điền, trang trại.

D. Một bộ phận chủ đất dần trở thành tư sản nông nghiệp.

Đáp án đúng là: B

Một bộ phận lớn chủ đất ở nông thôn cũng chuyển dần sang kinh doanh tư bản chủ nghĩa, lập các đồn điền, trang trại lớn, thuê mướn nhân công, dần trở thành tư sản nông nghiệp. Nông dân mất đất, phải vào làm thuê trong các đồn điền, trang trại, bán sức lao động trở thành công nhân nông nghiệp. (SGK - Trang 19)

Câu 6. Cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI, trong xã hội Tây Âu, tầng lớp nào ngày càng giàu lên, có quyền công dân và chi phối toàn bộ xã hội?

A. Thợ thủ công, người làm thuê, thương nhân.

B. Thợ thủ công, chủ xưởng, người ăn xin.

C. Thương nhân, chủ xưởng, chủ ngân hàng.

D. Thương nhân, chủ xưởng, nông dân mất đất.

Đáp án đúng là: C

Tầng lớp thương nhân, chủ xưởng, ngân hàng ngày càng giàu lên, chi phối toàn bộ xã hội. Họ có quyền công dân, giàu có và xa hoa. (SGK - Trang 18)

Câu 7. Cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI, trong xã hội Tây Âu, tầng lớp nào ngày càng bị bần cùng hóa, nghèo đói và không có quyền công dân?

A. Thợ thủ công, người làm thuê, người ăn xin, nông dân mất đất.

B. Người làm thuê, người ăn xin, nông dân mất đất, chủ xưởng.

C. Thợ thủ công, nông dân mất đất, chủ xưởng, thương nhân.

D. Người làm thuê, thợ thủ công, chủ xưởng, chủ ngân hàng.

Đáp án đúng là: A

Đại đa số dân thành thị, từ thợ thủ công, người làm thuê đến người ăn xin và nông dân mất đất, không có quyền công dân, nghèo đói và bị bần cùng hóa. (SGK - Trang 18)

Câu 8. Trong các thành thị Tây Âu, phường hội dần được thay thế bằng các công trường thủ công từ khoảng thời gian nào?

A. Thế kỉ XIV.

B. Thế kỉ XV.

C. Thế kỉ XVI.

D. Thế kỉ XVII.

Đáp án đúng là: C

Từ thế kỉ XVI, trong các thành thị Tây Âu, tổ chức phường hội dần được thay thế bằng các công trường thủ công. (SGK - Trang 18)

Câu 9. Sau các cuộc phát kiến địa lí, quý tộc và thương nhân Tây Âu giàu lên nhanh chóng, tích lũy được vốn ban đầu nhờ việc

A. làm thuê trong các đồn điền, trang trại.

B. thành lập các công ty thương mại.

C. xây dựng các xưởng sản xuất quy mô lớn.

D. vơ vét của cải, bóc lột thuộc địa.

Đáp án đúng là: D

Sau các cuộc phát kiến địa lí, nhờ vơ vét của cải và cướp bóc thuộc địa, các quý tộc và thương nhân châu Âu càng giàu lên một cách nhanh chóng, tích lũy được một số vốn ban đầu. (SGK - Trang 17)

Câu 10. Hình thức sản xuất mang tính chất tư bản chủ nghĩa đầu tiên trong lĩnh vực công nghiệp là

A. công ty.

B. công trường thủ công.

C. tập đoàn.

D. xí nghiệp.

Đáp án đúng là: B

Công trường thủ công là hình thức sản xuất mang tính chất tư bản chủ nghĩa đầu tiên trong lĩnh vực công nghiệp gồm công trường thủ công phân tán và công trường thủ công tập trung. (SGK - Trang 18)

Câu 11. Sự xuất hiện của công ty thương mại và công trường thủ công là biểu hiện của sự nảy sinh của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong lĩnh vực nào?

A. Thương mại và nông nghiệp.

B. Thương mại và công nghiệp.

C. Công nghiệp và nông nghiệp.

D. Công nghiệp và thủ công nghiệp.

Đáp án đúng là: B

Công trường thủ công là hình thức sản xuất mang tính chất tư bản chủ nghĩa đầu tiên trong lĩnh vực công nghiệp. (SGK - Trang 18)

Trong lĩnh vực thương mại […] Các công ty thương mại ra đời vào đầu thế kỉ XVII... (SGK - Trang 19)

Câu 12. Công trường thủ công dần dần thay thế cho tổ chức phường hội là biểu hiện của sự nảy sinh quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong lĩnh vực nào?

A. Công nghiệp.

B. Nông nghiệp.

C. Thương mại.

D. Dịch vụ.

Đáp án đúng là: A

Công trường thủ công là hình thức sản xuất mang tính chất tư bản chủ nghĩa đầu tiên trong lĩnh vực công nghiệp. (SGK - Trang 18)

Câu 13. Ở Tây Âu, giai cấp tư sản không được hình thành từ lực lượng nào dưới đây?

A. Thợ thủ công bị phá sản.

B. Chủ công trường thủ công.

C. Chủ đồn điền.

D. Chủ ngân hàng.

Đáp án đúng là: A

Ở Tây Âu, giai cấp tư sản hình thành từ bộ phận: thương nhân, chủ công trường thủ công, chủ đồn điền, chủ ngân hàng,…

Câu 14. Giai cấp vô sản Tây Âu được hình thành từ lực lượng nào dưới đây?

A. Nông dân bị mất ruộng đất.

B. Thợ thủ công có tư liệu sản xuất.

C. Chủ các công trường thủ công.

D. Chủ các hầm mỏ, đồn điền.

Đáp án đúng là: A

Nông dân mất đất phải vào làm thuê trong các đồn điền, trang trại, bán sức lao động, trở thành công nhân nông nghiệp (SGK – trang 19).

Câu 15. Nữ hoàng Ê-li-da-bét I đã trao cho công ty Đông Ấn đặc quyền nào?

A. Độc quyền buôn bán hồ tiêu.

B. Có đồng tiền thương mại riêng.

C. Có quân đội và cảng biển riêng.

D. Độc quyền xuất khẩu len dạ.

Đáp án đúng là: C

Năm 1600, công ty Đông Ấn của Anh thành lập. Nữ hoàng Ê-li-da-bét I ban cho họ đặc quyền có quân đội riêng, cảng biển riêng và nắm độc quyền giao thương trà (SGK – trang 19)

>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Lịch sử 7 Chân trời sáng tạo bài 4

Trên đây là toàn bộ nội dung bài Lý thuyết Lịch sử lớp 7 bài 3: Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu trung đại sách Chân trời sáng tạo. Các em học sinh tham khảo thêm Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức Lịch sử lớp 7 Cánh Diều. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Đánh giá bài viết
1 5
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Cute phô mai que
    Cute phô mai que

    😆😆😆😆😆😆

    Thích Phản hồi 08:56 29/03
    • Ỉn
      Ỉn

      😃😃😃😃😃😃😃😃

      Thích Phản hồi 08:56 29/03
      • Lang băm
        Lang băm

        😊😊😊😊😊😊😊😊

        Thích Phản hồi 08:56 29/03

        Lịch sử 7 CTST

        Xem thêm