Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Sinh học 7 bài 14: Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành Giun tròn

Lý thuyết Sinh học 7 bài 14: Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành Giun tròn hệ thống kiến thức được học trong chương trình Sinh học 7 kèm bộ câu hỏi trắc nghiệm có đáp án. Tài liệu không chỉ giúp các em ghi nhớ lý thuyết mà còn biết vận dụng làm các bài tập liên quan được tốt hơn. Sau đây mời các em tham khảo chi tiết.

Lý thuyết Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành Giun tròn

1. Một số giun tròn khác

- Một số ví dụ:

Lý thuyết Sinh học 7

* Kết luận:

- Phần lớn giun tròn kí sinh ở động vật, thực vật và người, một số sống tự do.

- Tác hại: hút các chất dinh dưỡng trong cơ thể người và động vật, gây ra các bệnh ở mức độ nguy hại khác nhau

- Đại diện: giun chỉ, giun móc câu, giun tóc, giun kim, giun xoắn…

* Biện pháp phòng tránh bệnh giun:

- Giữ gìn vệ sinh cá nhân: rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

- Giữ gìn vệ sinh môi trường: tiêu diệt ruồi nhặng, không vứt rác bừa bãi

- Đi giày, ủng khi tiếp xúc ở nơi đất bẩn

- Kiểm nghiệm thực phẩm và cấm buôn bán các loại thịt trâu, bò, lợn…bị nhiễm bệnh

- Giáo dục trẻ bỏ thói quen mút tay

- Tẩy giun 2 lần/năm

2. Đặc điểm của ngành giun tròn

Lý thuyết Sinh học 7

* Kết luận: Ngành giun tròn có các đặc điểm chung sau:

- Phần lớn sống kí sinh

- Cơ thể hình trụ, thuôn 2 đầu

- Có vỏ cutin bao bọc, khoang cơ thể chưa chính thức

- Cơ quan tiêu hóa dạng ống, bắt đầu từ miệng và kết thúc ở hậu môn

Trắc nghiệm bài Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành Giun tròn

Câu 1: Phát biểu nào sau đây về giun tròn là sai?

A. Bắt đầu có khoang cơ thể chưa chính thức.

B. Phần lớn sống kí sinh.

C. Tiết diện ngang cơ thể tròn.

D. Ruột phân nhánh.

Câu 2: Đặc điểm của giun tròn khác với giun dẹp là

A. Cơ thể đa bào

B. Sống kí sinh

C. Ấu trùng phát triển qua nhiều vật trung gian

D. Có hậu môn

Câu 3: Giun tròn chủ yếu sống

A. Tự do

B. Sống bám

C. Tự dưỡng như thực vật

D. Kí sinh

Câu 4: Giun tròn chủ yếu sống

A. Tự do

B. Sống bám

C. Tự dưỡng như thực vật

D. Kí sinh

Câu 5: Đặc điểm nào sau đây không có ở các đại diện của ngành Giun tròn?

A. Sống trong đất ẩm, nước hoặc kí sinh trong cơ thể các động vật, thực vật và người.

B. Cơ thể hình trụ, thuôn 2 đầu, bắt đầu có khoang cơ thể chưa chính thức.

C. Phân biệt đầu - đuôi, lưng - bụng.

D. Cơ quan tiêu hoá bắt đầu từ miệng và kết thúc ở hậu môn.

Câu 6: Vai trò của lớp cuticun đối với giun tròn là

A. Giúp thẩm thấu chất dinh dưỡng.

B. Tạo ra vỏ ngoài trơn nhẵn.

C. Tăng khả năng trao đổi khí.

D. Bảo vệ giun tròn khỏi sự tiêu huỷ của các dịch tiêu hoá.

Câu 7: Có bao nhiêu biện pháp phòng chống giun kí sinh trong cơ thể người trong số những biện pháp dưới đây?

  1. Uống thuốc tẩy giun định kì.
  2. Không đi chân không ở những vùng nghi nhiễm giun.
  3. Không dùng phân tươi bón ruộng.
  4. Rửa rau quả sạch trước khi ăn và chế biến.
  5. Rửa tay với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Số ý đúng là

A. 5.

B. 4.

C. 3.

D. 2.

Câu 8: Giun kim xâm nhập vào cơ thể người qua con đường

A. Đường tiêu hóa

B. Qua da

C. Đường hô hấp

D. Qua máu

Câu 9: Giun kim khép kín được vòng đời do thói quen nào ở trẻ em?

A. Đi chân đất.

B. Ngoáy mũi.

C. Cắn móng tay và mút ngón tay.

D. Xoắn và giật tóc.

Câu 10: Trong các đặc điểm sau, đặc điểm nào không phải là đặc điểm chung của các giun tròn?

A. Phần lớn sống kí sinh.

B. Ruột phân nhánh.

C. Tiết diện ngang cơ thể tròn.

D. Bắt đầu có khoang cơ thể chính thức.

Câu 11: Trong các đặc điểm sau, đâu là điểm khác nhau giữa sán lá gan và giun đũa?

A. Sự phát triển của các cơ quan cảm giác.

B. Tiết diện ngang cơ thể.

C. Đời sống.

D. Con đường lây nhiễm.

Câu 12: Vì sao tỉ lệ mắc giun đũa ở nước ta còn ở mức cao?

A. Nhà tiêu, hố xí… chưa hợp vệ sinh, tạo điều kiện cho trứng giun phát tán.

B. Điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa khiến ruồi, muỗi phát triển làm phát tán bệnh giun.

C. Ý thức vệ sinh cộng đồng còn thấp (ăn rau sống, tưới rau bằng phân tươi…).

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 13: Loài giun nào gây ra bệnh chân voi ở người?

A. Giun móc câu.

B. Giun chỉ.

C. Giun đũa.

D. Giun kim.

Câu 14: Tập hợp nào sau đây gồm các đại diện của ngành Giun tròn?

A. Đỉa, giun đất.

B. Giun kim, giun đũa.

C. Giun đỏ, vắt.

D. Lươn, sá sùng.

Câu 15: Tác hại của giun móc câu đối với cơ thể người

A. Hút máu, bám vào niêm mạc tá tràng

B. Làm người bệnh xanh xao, vàng vọt

C. Gây ngứa ở hậu môn

D. Ý A và B đúng

Đáp án

Câu 1: DCâu 2: DCâu 3: DCâu 4: DCâu 5: CCâu 6: DCâu 7: ACâu 8: A
Câu 9: CCâu 10: BCâu 11: BCâu 12: DCâu 13: BCâu 14: BCâu 15: D

.......................

Để giúp các em học sinh nắm vững kiến thức môn Sinh học lớp 7, VnDoc giới thiệu Chuyên mục Lý thuyết Sinh học 7 hệ thống những phần nội dung chính quan trọng được học trong mỗi bài, bên cạnh đó là những câu hỏi vận dụng đi kèm để các em dễ dàng ghi nhớ bài học. Mời các em theo dõi chuyên mục để có cho mình những tài liệu hay, hữu ích phục vụ cho quá trình học tập được tốt hơn. Chúc các em học tốt.

Ngoài tài liệu Lý thuyết Sinh học 7 bài 14: Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành Giun tròn mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 7, Giải Vở BT Sinh Học 7, Trắc nghiệm Sinh học 7, Giải bài tập Sinh học 7, Tài liệu học tập lớp 7 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Sinh học lớp 7

    Xem thêm