Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Vật lý 10 bài 26 KNTT

VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết Vật lý lớp 10 bài 26: Cơ năng và định luật bảo toàn cơ năng được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 10 sách Kết nối tri thức. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

A. Lý thuyết Vật lý 10 bài 26

1. Sự chuyển hóa giữa động năng và thế năng

Chúng ta đã biết ở Trung học cơ sở:

- Cơ năng của một vật là tổng động năng và thế năng của nó. Khi vật chuyển động trong trường trọng lực thì cơ năng có dạng:

Wc = Wđ + Wt = \frac{1}{2}.m.{v^2}\(\frac{1}{2}.m.{v^2}\) + m.g.h               (26.1)

- Động năng và thế năng có thể chuyển hoá qua lại lẫn nhau.

- Như vậy động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau. Nếu thế năng chuyển thành động năng thì lực sẽ sinh công phát động, ngược lại, khi động năng chuyển thành thế năng thì lực sinh công cản.

Động năng và thế năng của vật có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau.

2. Định luật bảo toàn cơ năng

a. Thí nghiệm về con lắc đồng hồ

- Bây giờ ta hãy xét quá trình chuyển hóa giữa động năng và thế năng trong dao động của con lắc đồng hồ (Hình 26.2a).

- Mô hình đơn giản của con lắc đồng hồ gồm một thanh nhẹ, không dãn, một đầu được giữ cố định, đầu còn lại nối với một vật nặng (Hình 26.2b).

- Mô hình đơn giản của con lắc đồng hồ gồm một thanh nhẹ, không dãn, một đầu được giữ cố định, đầu còn lại nối với một vật nặng (Hình 26.2b). Đra vật nặng lên điểm A có độ cao xác định h so với điểm 0 rồi thả cho vật chuyển động tự do, Ta thấy vật chuyển động nhanh dần từ A xuống 0, tiếp tục chuyển động chậm dần từ 0 lên B, rồi lại chuyển động nhanh dần từ B xuống 0, chậm dần từ 0 lên A,..

   

Hình 26.2. Con lắc đồng hồ quả lắc

b. Định luật bảo toàn cơ năng

- Thí nghiệm trên cho thấy độ tăng/giảm của động năng bằng độ giảm/tăng của thế năng, nghĩa là cơ năng luôn không đổi. Từ đó, ta có thể phát biểu định luật bảo toàn cơ năng như sau:

- Khi một vật chuyển động trong trọng trường chỉ chịu tác dụng của trọng lực thì cơ năng của vật được bảo toàn.

Bài tập ví dụ

Một con lắc đơn (Hình 26.4), biết độ dài dây treo là l = 0,6 m. Đưa vật lên vị trí A hợp với phương thẳng đứng OC một góc {\alpha _o}\({\alpha _o}\) = 30° rồi thả nhẹ nhàng, vật sẽ đi xuống O (vị trí thấp nhất) rồi đi đến B, sau đó quay lại và dao động cứ thế tiếp diễn. Bỏ qua tác dụng của các lực cản, lực ma sát, lấy g = 9,8 m/s2. Hãy tính độ lớn vận tốc của vật tại vị trí M khi dây treo hợp với OC góc a = 20°.

Hình 26.4

Giải

- Chọn mốc tính thế năng tại vị trí thấp nhất O.

- Gọi cơ năng tại vị trí A, M lần lượt là WA, và WM.

- Thế năng tại vị trí A và M là:

WtA= m.g.hA = m.g.l(1 - cos{\alpha _o}\({\alpha _o}\))

WtM = m.g.hM = m.g.l(1 - cos{\alpha}\({\alpha}\))

- Động năng tại vị trí A và M là:

WđA = 0; WđM = \frac{1}{2}.m.{v_M}^2\(\frac{1}{2}.m.{v_M}^2\)

- Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng ta có:

W= W⇔ WtA + WđA = WtM + WđM

m.g.l.(1 - cos{\alpha _o}) = m.g.l.(1 - cos{\alpha _o}\ + \frac{1}{2}.m.{v_M}^2)\(m.g.l.(1 - cos{\alpha _o}) = m.g.l.(1 - cos{\alpha _o}\ + \frac{1}{2}.m.{v_M}^2)\)

⇔ vM = \sqrt {2.g.l(\cos \alpha  - \cos {\alpha _o})}\(\sqrt {2.g.l(\cos \alpha  - \cos {\alpha _o})}\)

- Thay sổ ta có: vM =\sqrt {2.9,8.0,6(\cos {{20}^o} - \cos {{30}^o})}  \approx 0,93m/s\(\sqrt {2.9,8.0,6(\cos {{20}^o} - \cos {{30}^o})}  \approx 0,93m/s\)

Cơ năng của một vật là tổng của động năng và thế năng. Nếu vật chuyển động trong trong trường chỉ chịu tác dụng bởi trọng lực thi có năng của nó được bảo toàn.

B. Bài tập minh họa

Bài 1: Kỉ lục nhảy sào thế giới hiện nay là 6,17 m do vận động viên người Thụy Điển Amand Duplantis lập năm 2020, kỉ lục nhảy cao thế giới hiện nay là 2,45 m do vận động viên người Cuba Javier Sotomayor lập năm 1993. Tại sao vận động viên nhảy sào có thể nhảy cao hơn vận động viên nhảy cao nhiều đến thế?

Hướng dẫn giải

Do vận động viên nhảy sào dùng cây sào làm đòn bẩy, còn vận động viên nhảy cao dùng chân làm sức bật, cây sào có chiều dài lớn hơn rất nhiều so với với dùng chân làm sức bật dẫn đến sự chênh lệch nhiều đến vậy.

Bài 2: Một hòn bi có khối lượng 20 g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 4m/s từ độ cao 1,6 m so với mặt đất.

a. Tính trong hệ quy chiếu mặt đất các giá trị động năng, thế năng và cơ năng của hòn bi tại lúc ném vật.

b. Tìm độ cao cực đại mà bi đạt được.

c. Tìm vị trí hòn bi có thế năng bằng động năng.

d. Nếu có lực cản 5N tác dụng thì độ cao cực đại mà vật lên được là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải

a. Chọn gốc thế năng tại mặt đất.

Động năng tại lúc ném vật: Wđ = (1/2) mv2 = 0,16 J.

Thế năng tại lúc ném vật: Wt = mgh = 0,31 J.

Cơ năng của hòn bi tại lúc ném vật: W = Wđ + Wt = 0,47 J.

b. Gọi điểm B là điểm mà hòn bi đạt được.

Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng: WA = WB ⇔ hmax = 2,42 m.

c. 2 Wt = W ⇔ h = 1,175 m.

d. Acản = W'- W ⇔ Fc (h'- h)= mgh' ⇔ h\(h' = \frac{{{F_c}h + {\rm{W}}}}{{{F_c} + mgh}} = 1,63m\)

C. Trắc nghiệm Vật lý 10 bài 26

------------------------------

Như vậy, VnDoc.com đã gửi tới các bạn Lý thuyết Vật lý 10 bài 26: Cơ năng và định luật bảo toàn cơ năng KNTT. Ngoài ra, các em học sinh có thể tham khảo môn Vật lý 10 Cánh Diều, Hóa học 10 Cánh DiềuToán 10 Chân trời sáng tạo tập 1, Sinh 10 Chân trời sáng tạo đầy đủ khác.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Đinh Đinh
    Đinh Đinh

    🤗🤗🤗🤗🤗

    Thích Phản hồi 18/04/23
  • Bon
    Bon

    💯💯💯💯💯💯

    Thích Phản hồi 18/04/23
  • Sư Tử
    Sư Tử

    🤩🤩🤩🤩🤩🤩

    Thích Phản hồi 18/04/23
🖼️

Gợi ý cho bạn

Xem thêm
🖼️

Lý thuyết Vật lí 10 Kết nối

Xem thêm