Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Vật lý 10 bài 2 KNTT

Lý thuyết Vật lý lớp 10 bài 2: Các quy tắc an toàn trong phòng thực hành Vật Lý được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 10 sách Kết nối tri thức. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

A. Lý thuyết Vật lý 10 bài 2

1. An toàn khi sử dụng thiết bị thí nghiệm

a. Sử dụng các thiết bị điện

- Trong số các thí nghiệm vật lí phổ thông thì các thiết bị sử dụng điện có nguy cơ mất an toàn cao nhất.

- Cần quan sát kĩ các kí hiệu và nhãn thông số trên thiết bị để sử dụng đúng chức năng, đúng yêu cầu kĩ thuật.

        

a) Máy biến áp                                   b) Bộ chuyển đổi điện áp

Hình 2.1. Hai loại thiết bị cung cấp nguồn điện

b. Sử dụng các thiết bị nhiệt và thuỷ tinh

Các thiết bị đun nóng có thể gây cháy hoặc nứt, vỡ các bộ phận làm bằng thuỷ tinh.

Hình 2.2. Thí nghiệm đo nhiệt độ sôi của nước

c. Sử dụng các thiết bị quang học

Các thiết bị quang học rất dễ mốc, xước, nứt, vỡ và dính bụi bẩn, làm ảnh hưởng đến đường truyền tia sáng và sai lệch kết quả thí nghiệm.

2. Nguy cơ mất an toàn trong sử dụng thiết bị thí nghiệm Vật Lý

a. Nguy cơ gây nguy hiểm cho người sử dụng

- Việc thực hiện sai thao tác sử dụng các thiết bị có thể dẫn đến nguy hiểm cho người sử dụng. Vì vậy, khi tiến hành thí nghiệm cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định trong phòng thực hành và hướng dẫn của giáo viên.

b. Nguy cơ hỏng thiết bị đo điện

- Khi sử dụng các thiết bị đo điện cần chọn đúng thang đo, không nhầm lẫn khi thao tác để đảm bảo an toàn cho thiết bị đo.

- Khi sử dụng đồng hồ đo điện đa năng (thiết bị đo điện với các chức năng chính là đo điện trở, đo điện áp và đo dòng điện AC, DC), cần lưu ý:

+ Chọn chức năng và thang đo phù hợp.

+ Cắm dây đo vào chốt cắm phù hợp với chức năng đo.

Lưu ý:

- Khi phòng thực hành có đám cháy, cần ngắt điện, tổ chức thoát nạn, cứu người, cứu tài sản, chống cháy lan, dập tắt đám cháy. Một số lưu ý:

+ Ngắt toàn bộ hệ thống điện. Toàn bộ các hoá chất, các chất dễ cháy ra khu vực an toàn.

+ Không được sử dụng nước dập đám cháy nơi có các thiết bị điện, đám cháy hydrocacbon hoặc các chất lỏng có tỉ trọng nhẹ hơn nước như dầu, cồn,...

+ Không được sử dụng CO2 để dập tắt đám cháy quần áo trên người hoặc cháy kim loại kiềm như magnesium, các chất cháy có khả năng tách oxygen nhi peroxide, chlorate, potassium nitrate,...

c. Nguy cơ cháy nổ trong phòng thực hành

- Khi tiến hành thí nghiệm với các thiết bị điện và những hoá chất, chất dễ cháy nổ trong phòng thực hành cần tuân thủ quy tắc an toàn, nhất là những quy tắc an toàn về phòng cháy chữa cháy và an toàn khi sử dụng hoá chất dễ cháy, nổ.

3. Quy tắc an toàn trong phòng thực hành

- Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng thiết bị và quan sát các chỉ dẫn, các kí hiệu trên các thiết bị thí nghiệm.

- Kiểm tra cẩn thận thiết bị, phương tiện, dụng cụ thí nghiệm trước khi sử dụng.

- Chỉ tiến hành thí nghiệm khi được sự cho phép của giáo viên hướng dẫn thí nghiệm.

- Tất công tắc nguồn thiết bị điện trước khi cắm hoặc tháo thiết bị điện.

- Chỉ cắm dây cắm của thiết bị điện vào ổ cắm khi hiệu điện thế của nguồn điện tương ứng với hiệu điện thế của dụng cụ.

- Phải bố trí dây điện gọn gàng, không bị vướng khi qua lại.

- Không tiếp xúc trực tiếp với các vật và các thiết bị thí nghiệm có nhiệt độ cao khi không có dụng cụ bảo hộ.

- Không để nước cũng như các dung dịch dẫn điện, dung dịch dễ cháy gần thiết bị điện.

- Giữ khoảng cách an toàn khi tiến hành thí nghiệm nung nóng các vật, thí nghiệm có các vật bắn ra, tia laser.

- Phải vệ sinh, sắp xếp gọn gàng các thiết bị và dụng cụ thí nghiệm, bỏ chất thải thí nghiệm vào đúng nơi quy định sau khi tiến hành thí nghiệm.

Các biển báo trong phòng thí nghiệm

Lưu ý: Khi phát hiện người bị điện giật cần nhanh chóng ngắt nguồn điện hoặc sử dụng vật cách điện để tách người bị nạn ra khỏi nguồn điện.

B. Bài tập minh họa

Bài 1: Quan sát thiết bị thí nghiệm về nhiệt học ở Hình 2.2 và cho biết: đặc điểm của các dụng cụ thí nghiệm trong khi tiến hành thí nghiệm để đảm bảo an toàn cần chú ý đến điều gì?

Hình 2.2. Thí nghiệm đo nhiệt độ sôi của nước

Hướng dẫn giải

- Nhiệt kế: dùng để đo nhiệt độ của nước, hoạt động dựa trên cơ sở dãn nở vì nhiệt của các chất như: thủy ngân, rượu,... được làm bằng thủy tinh dễ vỡ Khi tiến hành thí nghiệm cần cẩn thận, không để làm rơi, vỡ do thủy ngân trong nhiệt kế là một chất rất độc hại.

- Bình thủy tinh chịu nhiệt: có thể chịu được nhiệt độ rất cao => không dùng tay cầm trực tiếp vào bình.

- Đèn cồn: dùng để đun sôi nước. Được thiết kế gồm:

+ 1 bầu đựng cồn bằng thủy tinh

+ 1 sợi bấc thường được dệt bằng sợi bông

+ 1 chiếc chụp đèn bằng thủy tinh hoặc kim loại.

Lưu ý:

+ Không nên kéo sợi bấc quá dài

+ Không trực tiếp thổi tắt ngọn lửa đèn cồn vì sẽ làm ngọn lửa cháy dữ dội hơn. Cách tốt nhất để tắt đèn là đậy nắp đèn cồn lại.

Bài 2: Dự đoán xem có những nguy cơ nào có thể gây nguy hiểm trong phòng thực hành vật lí. Kể thêm những thao tác sử dụng thiết bị thí nghiệm khác có thể gây nguy hiểm trong phòng thực hành.

a) Cắm phích điện vào ổ

b) Rút phích điện

c) Dây điện bị sản

d) Chiếu tia laser

e) Đun nước trên đèn cồn

Hướng dẫn giải

Những nguy cơ có thể gây nguy hiểm trong phòng thực hành Vật lí ở hình 2.4 là:

a) Cắm phích điện vào ổ: tay chạm vào phần kim loại dẫn điện ở phích điện => bị giật

b) Rút phích điện: cầm vào phần dây điện, cách xa phích điện => có thể làm dây điện bị đứt

c) Dây điện bị sờn: cầm tay trần vào dây điện mà không có đồ bảo hộ => rất dễ bị giật điện

d) Chiếu tia laser: mắt nhìn trực tiếp vào tia laser gây nguy hiểm cho mắt

e) Đun nước trên đèn cồn: để lửa to, kẹp cốc thủy tinh quá gần với đèn cồn => hư hỏng thiết bị thí nghiệm.

- Một số thao tác sử dụng thiết bị thí nghiệm khác có thể gây nguy hiểm trong phòng thực hành là:

+ Để chất dễ cháy gần thí nghiệm mạch điện

+ Không đeo găng tay bảo hộ khi làm thí nghiệm với nhiệt độ cao

+ Thổi trực tiếp để tắt ngọn lửa đèn cồn

+ Để hóa chất lộn xộn, làm dính vào quần áo

+ Để nước, các dung dịch dễ cháy gần các thiết bị điện

C. Trắc nghiệm Vật lý 10 bài 2

------------------------------

Như vậy, VnDoc.com đã gửi tới các bạn Lý thuyết Vật lý 10 bài 2: Các quy tắc an toàn trong phòng thực hành Vật Lý KNTT. Ngoài ra, các em học sinh có thể tham khảo môn Vật lý 10 Cánh Diều, Hóa học 10 Cánh DiềuToán 10 Chân trời sáng tạo tập 1, Sinh 10 Chân trời sáng tạo đầy đủ khác.

Đánh giá bài viết
1 18
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • chang
    chang

    😄😄😄😄😄😄

    Thích Phản hồi 16/04/23
    • Hằng Nguyễn
      Hằng Nguyễn

      😘😘😘😘😘

      Thích Phản hồi 16/04/23
      • Sunny
        Sunny

        👍👍👍👍👍👍👍

        Thích Phản hồi 16/04/23

        Lớp 10

        Xem thêm