Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Hoang Minh Văn học

Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận T-P-H phân tích: Năm nay đào lại nở

Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ

Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận T-P-H. Trong đoạn văn có sử dụng câu cảm thán (gạch chân và chú thích rõ)

3
3 Câu trả lời
  • Vợ là số 1
    Vợ là số 1

    Năm nay đào lại nở,


    Không thấy ông đồ xưa.


    Những người muôn năm cũ


    Hồn ở đâu bây giờ?

    Năm nay đào lại nở mùa xuân tuần hoàn trở lại hoa đào vẫn cười với gió đông như cũ nhưng không thấy ồng đồ xưa. Cảnh vẫn như cũ nhưng người dã không còn.

    Ông đồ già đã thành ông đồ xưa ông đã nhập vào những người muôn năm cũ ông đã thuộc về những gì quá khứ xa xôi, chỉ còn vương vấn hồn ở đâu bây giờ.

    Với kiểu kết cấu đầu cuối tương ứng mỗi năm hoa đào nở năm nay đào lại nở...9 bài thơ như sự nối kết hai mảng thời gian quá khứ và hiện tại. Hình ảnh ông đồ cứ mờ dần, mờ dần rồi mất hút trên con đường vô tận của thời gian. Cái bóng của ông không còn, địa chỉ của ông cũng không còn nữa bởi vì nhan nhản trên phố phường ngày ấy là lớp người hãnh tiến kiểu đô thị chẳng kỷ, không thông cũng cậu bồi.

    Chính vì thế hai câu kết khép lại bài thơ giống như tiếng gọi hồn cất lên thăm thẳm, day dứt:

    Những người muôn năm cũ


    Hồn ở đâu bây giờ?

    Ông đồ không còn nhưng hồn có nghĩa là linh hồn ông vẫn còn phảng phất đâu đây. Hồn, cách gọi đến chính xác lạ lùng những gì đã qua không thể mất, hồn là bất tử vì thác là thể phách, còn là tinh anh. Hồn có lẽ cũng cổ thể hiểu là vẻ đẹp tâm hồn Việt, văn hoá Việt chỉ có thăng trầm chứ không bao giờ mất.

    Trả lời hay
    2 Trả lời 27/04/23
    • Thần Rừng
      Thần Rừng

      Khổ thơ đã diễn tả một nỗi buồn trống vắng, thương tiếc, xót xa ''Hoa đào lại nở, ông đồ già đi đâu về đâu?'' Theo nhịp điệu của thời gian, hết đông tàn rồi đến xuân sang, và hoa đào lại nở. Nhưng cảnh cũ còn đây mà người xưa không còn nữa.

      Năm nay hoa đào nở,


      Không thấy ông đồ xưa,

      Hình ảnh ông đồ đã thật sự nhoà đi theo thời gian trong ký ức của con người. Tết đến, không thấy ông đồ xưa, trên đường phố vẫn tấp nập người qua lại nhưng, ông đồ với mực tàu giấy đỏ đã vắng bóng rồi. Hình ảnh ông đồ đã đi vào quá khứ. Trong sự khắc nghiệt của thời gian con tạo xoay vần, vật đổi sao dời, ông đồ cố giơ đôi tay gầy guộc để bám lấy cuộc đời. Nhưng một con én không tạo được mùa xuân thì một ông đồ già cũng không làm sao xoay lại nên cảnh đời. Ông đã không còn kiên nhẫn để bám lấy cuộc sống phũ phàng ấy nữa. Ông ra di để lại sau lưng quá khứ huy hoàng của một thời vang bóng. Bài thơ kết thúc là lời tự vấn của nhà thơ với nỗi bâng khuâng thương tiếc ngậm ngùi.

      Những người muôn năm cũ


      Hồn ở đâu bây giờ?

      Hai câu thơ như một nén nhang tưởng niệm về một thời đại vàng son của nền Nho học vốn là truyền thống của nền văn hoá dân tộc. Những người muôn năm cũ không còn nữa nhưng hương hồn họ, giá trị mà họ đã góp phần vào cuộc sống tinh thần của đất nước giờ đang ở đâu? Câu hỏi ấy thật khó trả lời, vương vấn mãi trong lòng tác giả cũng như trong lòng người đọc! Tóm lại khổ thơ đã diễn tả nỗi buồn trống vắng, thương tiếc, xót xa cho ông đồ cũng như một lớp người lùi vào quá khứ, một nền văn hóa lụi tàn dưới ách thống trị.

      0 Trả lời 27/04/23
      • Thư Anh Lê
        Thư Anh Lê

        Bạn tham khảo văn Cảm nhận về bài thơ Ông đồ https://vndoc.com/cam-nhan-ve-bai-tho-ong-do-cua-vu-dinh-lien-2478

        0 Trả lời 27/04/23

        Văn học

        Xem thêm