Phân phối chương trình học kì 2 lớp 6 môn Sinh học Giảm tải

Phân phối chương trình học kì 2 môn Sinh học lớp 6

Phân phối chương trình học kì 2 lớp 6 môn Sinh học Giảm tải theo chương trình Giảm tải của Bộ GD&ĐT cho thầy cô tham khảo chuẩn bị bài giảng đúng chuẩn, kịp với tốc độ dạy và học bảo đảm cân đối giữa nội dung và thời gian thực hiện khi nghỉ dịch Covid 19.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 6. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Kế hoạch dạy học giảm tải Môn Sinh học lớp 6

Áp dụng cho Học Kỳ II năm học 2019 – 2020

( 14 tuần , bao gồm 2 tuần dạy trước tết nguyên đán)

Tuần

Bài dạy/ chủ đề

Tiết

Yêu cầu cần đạt

Ghi chú

1

Chương VI. Hoa và sinh sản hữu tính (tt)

2t

Bài 30: Thụ phấn(tt)

37

- Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió.

- Ứng dụng thụ phấn thực tế.

Bài 31: Thụ tinh, kết quả và tạo hạt

38

- Trình bày được quá trình thụ tinh , kết hạt, tạo quả.

2

Chương VII. Quả và hạt

6t

Bài 32: Các loại quả

39

- Nêu các đặc điểm hình thái, cấu tạo của quả: quả khô, quả thịt.

Bài 33: Hạt và các bộ phận của hạt

40

- Mô tả các bộ phận của hạt: hạt gồm vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ. Phôi gồm rễ mầm, lá mầm, thân mầm, chồi mầm. Phôi có 1 lá mầm( ở cây 1 lá mầm) hay phôi có 2 lá mầm (ở cây 2 lá mầm).

3

Bài 34: Phát tán của quả và hạt

41

- Cách phát tán

- Giải thích được vì sao ở một số loài thực vật, quả và hạt có thể được phát tán xa

Bài 35: Những điều kiện cần cho hạt nẩy mầm

42

- Nêu được các điều kiện cần cho sự nảy mầm của hạt( nước, nhiệt độ….)

- Làm thí nghiệm về những điều kiện cần cho hạt nảy mầm

4

Bài 36: tổng kết về cây có hoa

43,44

- Hệ thống kiến thức về cấu tạo và chức năng các cơ quan cây xanh, mối quan hệ giữa các cơ quan và các bộ phận của cây tạo thành cơ thể toàn vẹn

- Nêu được cây xanh và môi trường có mối liên hệ chặt chẽ, khi điều kiện sống thay đổi thì cây xanh biến đổi thích nghi với đời sống

5 đến 8

Chủ đề: Các nhóm thực vật

8 t

Bài 37: Tảo

45

- Nêu được hình dạng tảo

- Phân biệt được tảo có dạng giống cây với cây xanh thực sự.

(Lưu ý: Chỉ giới thiệu các đại diện bằng hình ảnh phần cấu tạo tảo và một vài tảo khác thường gặp không đi sâu vào cấu tạo; Câu 1,2,4 không yêu cầu HS trả lời; Câu 3 không yêu cầu HS trả lời phần cấu tạo)

Bài 38: Rêu – Cây rêu

46

- Mô tả được rêu là thực vật có thân , lá nhưng cấu tạo đơn giản

- So sánh với thực vật có hoa

Bài 39: Quyết – Cây dương xỉ

47

- Mô tả được quyết (cây dương xỉ) là thực vật có rễ, thân, lá, có mạch dẫn, sinh sản bằng bào tử

- So sánh với rêu, thực vật có hoa

Bài 40: Hạt trần – Cây thông

48

- Mô tả được cây hạt trần (cây thông) là thực vật gỗ lớn, mạch dẫn phức tạp. Sinh sản bằng hạt nằm trên lá noãn hở.

(Lưu ý: Phần cơ quan sinh sản không bắt buộc HS so sánh hoa của hạt kín với nón của hạt trần)

Bài 41: Hạt kín – Đặc điểm của thực vật hạt kín

49

- Nêu được thực vật Hạt Kín là nhóm thực vật có hoa, quả, hạt. Hạt nằm trong quả( hạt kín). Là nhóm thực vật tiến hóa hơn cả (có sự thụ phấn, thụ tinh kép)

Câu 3 không yêu cầu HS trả lời

Bài 42: Lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm

50

- So sánh được thực vật thuộc lớp Hai lá mầm với thực vật thuộc lớp Một Lá Mầm

Bài 43: Khái niệm sơ lược về phân loại thực vật

51

- Nêu được khái niệm giới, ngành, lớp….

- Phát biểu được giới thực vật xuất hiện và phát triển từ dạng đơn giản đến dạng phức tạp hơn, tiến hóa hơn. Thực vật hạt kín chiếm ưu thế và tiến hóa hơn cả trong giới thực vật.

(Lưu ý: Không dạy chi tiết khái niệm sơ lược về phân loại thực vật , chỉ dạy những hiểu biết chung về phân loại thực vật).

Bài 45: Nguồn gốc cây trồng

52

- Phân biệt được khác nhau giữa cây dại và cây trồng

- Biện pháp cải tạo

9

Ôn tập và kiểm tra

53, 54

10, 11

Chủ đề: Vai trò của thực vật

4t

Bài 46: Thực vật góp phần điều hòa khí hậu

55

- Nêu được vai trò thực vật đối với tự nhiên (điều hòa khí hậu)

Bài 47: Thực vật bảo vệ đất và nguồn nước

56

- Nêu được vai trò thực vật đối với tự nhiên (bảo vệ đất và nguồn nước)

Bài 48: Vai trò của thực vật đối với động vật

57

- Vai trò của thực vật đối với động vật và đời sống con người.

Bài 49: Bảo vệ sự đa dạng của thực vật

58

- Đa dạng của thực vật.

- Giải thích được sự khai thác quá mức dẫn đến tàn phá và suy giảm đa dạng sinh vật.

12, 13

Chủ đề: Vi khuẩn - Nấm - Địa y

4t

Bài 50: Vi khuẩn

59

- Nêu được vi khuẩn là sinh vật nhỏ bé, tế bào chưa có nhân, phân bố rộng rãi. Sinh sản chủ yếu bằng cách phân đôi.

- Nêu được vi khuẩn có lợi và có hại.

Bài 51: Mốc trắng và nấm rơm.

60

- Nêu cấu tạo, hình thức sinh sản của nấm.

Bài 52: Đặc điểm sinh học và tầm quan trọng của nấm.

61

- Nêu tác hại và công dụng của nấm.

Bài 53: Địa y.

62

- Nêu được vai trò và cấu tạo của địa y.

Tuần 14

Bài tập, ôn tập, kiểm tra

Thực hành: Tham quan thiên nhiên

63, 64

- Tìm hiểu đặc điểm môi trường nơi tham quan (địa hình, khí hậu, đất đai, nhiệt độ, độ ẩm…)

Bài tập nghỉ ở nhà lớp 6

Ngoài ra, các em học sinh tham khảo các bài giải SGK môn Toán lớp 6, Môn Ngữ văn 6, Môn Vật lý 6, môn Sinh Học 6, môn Địa lý lớp 6, môn Lịch sử lớp 6....và các đề thi học kì 2 lớp 6 để chuẩn bị cho các bài thi đề thi học kì 2 đạt kết quả cao.

Đánh giá bài viết
1 1.069
Sắp xếp theo

    Giáo án Sinh học lớp 6

    Xem thêm