Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phân tích bài thơ Quỷ Môn Quan để thấy rõ cảm xúc chủ đạo của Nguyễn Du về bài thơ

Văn mẫu lớp 9: Phân tích bài thơ Quỷ Môn Quan để thấy rõ cảm xúc chủ đạo của Nguyễn Du về bài thơ dưới đây gồm nhiều dạng văn mẫu đã được VnDoc.com tổng hợp và sưu tầm gồm các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Phân tích bài thơ Quỷ Môn Quan

Nguyễn Du đã được coi là một đại thi hào của dân tộc, ông đã để lại cho đời một kho tàng thơ có giá trị cả về mặt nội dung và nghệ thuật. Các tập thơ của ông mở ra cho người đọc một thế giới bao la, những con người tài trí phi thường, tấm lòng và tư thế của Nguyễn Du cung luôn được thể hiện trong thơ. Qua bài thơ có thể thấy tư thế của Nguyễn Du là đàng hoàng tự chủ tuy là người đi sứ sang Thiên triều nhưng không hề mất đi lòng tự hào, tự tôn dân tộc.

Quỷ Môn Quan là bài thơ mở ra một cảm xúc mới lạ trong thơ Nguyễn Du. Trước hết ông dạt dào cảm xúc trước cảnh núi non hùng vĩ, nơi phên dậu của Tổ quốc đã vùi thân biết bao quân xâm lược của các triều Tống, Nguyên, Minh, Thanh. Nhìn ngắm cảnh quan thiên nhiên ấy, Nguyễn Du nhận thức đầy đủ sâu sắc vị trí địa đầu của Tổ Quốc và ý nghĩa lịch sử thiêng liêng tuy mang cái tên có vẻ dữ dằn Cửa quỷ (cửa vào cõi chết). Bài thơ đã hiện lên vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên và chết chóc, binh khí còn bao quanh nơi diễn ra những trận chiến:

“Dịch núi giăng giăng cao tựa mây

Cửa chia Nam Bắc chính là đây”

Bằng những lời lẽ miêu tả của tác giả, người đọc có cảm tưởng nơi đây có một không khí bí ẩn bao trùm, không dễ gì qua lại. Cái chết rình rập ở những hình ảnh: bụi gai lấp đường, hổ báo, rắn rết ẩn nấp, khí độc bao phủ khắp nơi, núi non, đồng nội. Một hình ảnh rùng rợn hơn là từng đống xương trắng trong bầu trời âm u, giá lạnh vì không có ai đến. Vì vậy, đó là những linh hồn không được siêu thoát, lởn vởn trong rừng núi đầy tử khí.

Chúng ta có thể thấy bài Quỷ Môn Quan có mang một chút ý vị của một người đi thăm viếng chiến trường xưa nhưng thiếu hẳn sắc thái sử thi, những cảm khoái bi hùng trong chiến đấu. Đây chỉ là bài thơ mang những cảm xúc trữ tình do lòng nhân ái ghi lại, cho nên có những câu thơ ngậm ngùi, xót thương cho những con người đem thân làm thang danh vọng cho một vài người nào đó. Nhiều người biết là chỗ chết mà vẫn phải qua lại vẫn phải dấn thân vào. Nói rõ ra, những tên quân xâm lược từ phương Bắc là những kẻ gây tội ác, đem nỗi bất hạnh vô cùng tận cho nhân dân ta. Cái chết của chúng là đền tội ác, là kẻ gieo gió phải gặt bão. Đối với những tên tướng quyền lợi gắn liền với giai cấp thống trị, hiếu chiến thì Nguyễn Du không hề thương cảm mà còn chế giễu, mỉa mai (như trường hợp tên Mã Viện). Nhưng Nguyễn Du lại có cái nhìn bao dung, mở lòng nhân ái thương hại bọn người bị đẩy ra làm bia đỡ đạn, là nơi để thử súng gươm. Họ bắt buộc phải phục tùng bọn người đầy tham vọng, bất nhân, bất nghĩa.

Những tên lính tham gia cuộc chiến phi nghĩa đã phải trả giá đắt, chết bỏ thây trên cánh rừng hoang, xương chất thành đống, hồn vía vật vờ thành ma quỷ lang thang ở những hốc núi, xó rừng hoang vu. Nhưng từ giọng điệu cảm thương người lính, trai trẻ mà chẳng có ích gì cho gia đình, xã hội vì họ bị ấn gươm, giáo vào tay và buộc phải ra đi như câu ca dao cổ Ba năm trấn thủ lưu đồn:

“Cửa sinh có tiếng nơi nguy thế

Qua lại bao người chuyện xót thay”

Sau khi phê phán những tên lính tham gia trận chiến, Nguyễn Du chuyển sang phê phán kẻ cầm quyền, kẻ thống trị đầy tham vọng và nhẫn tâm: Giãi thây trăm họ nên công một người, thì dù có tài ba đến đâu cũng không đáng được ngợi khen, và không có cái nhìn thông cảm.

Tuy đất nước láng giềng luôn tìm cách xâm lược đất nước ta, gieo nỗi bất hạnh lên đầu người dân, nhưng ông vẫn ca ngợi đề cao những con người trung nghĩa, khí phách cao thượng như Khuất Nguyên, Hàn Tín, Văn Thiên Tường, Đỗ Phủ… Đồng thời ông cũng lên án kẻ độc ác, xấu xa, đê tiện như Thượng Quan, Tần Cối, Tô Tần… Thái độ đối với Mã Viện vì cái gọi là chiến công của hắn, Ông khinh miệt, coi thường khác với thái độ người lính vô danh.

Cảm hứng chủ yếu trong bài Quỷ Môn Quan là cảm hứng nhân đạo và đó cũng là cảm hứng bao trùm nhiều tác phẩm của Nguyễn Du. Điều cần hiểu là với lòng tự hào, tự tôn dân tộc đã là ý thức thường trực trong tâm hồn Nguyễn Du mỗi khi cầm bút lên làm thơ. Bài thơ này có thể đem đến cho người đọc một sự mới lạ so với sắc thái trầm uất trong nhiều bài thơ chữ Hán của Ông. Nghĩa là Quỷ Môn Quan vừa là tiếng nói trong trạng thái dữ dằn, quyết liệt ở một cửa ải nơi án ngữ giữ gìn sự an nguy của đất nước vừa tỏ lòng thương cảm những sinh linh qua lại vì nhiệm vụ.

Quỷ Môn Quan không chỉ là vẻ đẹp của núi non hùng vĩ, hoang vu mà còn là cảnh xương trắng thấp thoáng đây đó, gió âm u thổi suốt đêm ngày. Bài thơ đã thể hiện cốt cách cũng như tình yêu đất nước, mượn lời thơ để khẳng định cho những kẻ có ý định xâm chiếm bờ cõi về chủ quyền đất nước, và lời cảnh báo về cửa ải nguy hiểm khó thoát này.

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Phân tích bài thơ Quỷ Môn Quan để thấy rõ cảm xúc chủ đạo của Nguyễn Du về bài thơ cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 9 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 9 và biết cách soạn bài lớp 9 các bài trong sách Văn tập 1 và tập 2. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 9, đề thi học kì 2 lớp 9 mới nhất cũng sẽ được chúng tôi cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Các bài liên quan đến tác phẩm:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Văn 9 Sách mới

    Xem thêm