Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

10 Phương pháp dạy học hiệu quả tích cực nhất ở Tiểu học, THCS

10 phương pháp dạy học hiệu quả, tích cực nhất ở Tiểu học, THCS giúp các thầy cô có  kĩ năng tốt, phương pháp tốt để truyền đạt cho học sinh, nâng cao chất lượng giảng dạy trên lớp.

1. Hỏi - đáp

Cùng với những phương pháp trên, Hỏi - đáp cũng là một lựa chọn quen thuộc được áp dụng trong công tác giảng dạy. Là phương pháp vấn đáp hay đàm thoại được sử dụng nhằm mục đích giúp học sinh tiếp thu kiến thức mới và củng cố kiến thức cũ.

Kĩ thuật đặt câu hỏi:

  • Chuẩn bị câu hỏi ban đầu bằng cách xây dựng một hệ thống câu hỏi gồm 2 nhóm (câu hỏi chốt, câu hỏi khái quát; câu hỏi mở rộng hay câu hỏi bổ sung).
  • Xem xét sự phù hợp của các câu hỏi trong hệ thống câu hỏi đặt ra với yêu cầu: câu hỏi phải rõ ràng, dễ hiểu, chính xác, phù hợp với mục đích hỏi.

2. Tạo không gian và thời gian để học sinh dành cho việc tự học

Tạo không gian và thời gian để học sinh dành cho việc tự học cũng là phương pháp tích cực trong giảng dạy. Giáo viên nên quan tâm dạy cho học sinh phương pháp học ngay từ bậc Tiểu học. Nếu rèn luyện cho học sinh có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho các em lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập từ đó sẽ được nhân lên gấp bội.

Ngoài ra, thông qua tự học, các em học sinh cũng có thể huy động những tư tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề của các thành viên trong thảo luận. Cô giáo nên đưa ra những vấn đề để học sinh suy nghĩ và tranh luận, hoặc đưa yêu cầu, câu hỏi để các em có thể tự tìm hiểu và tích lũy kiến thức. Tự học còn là cách rèn luyện tính cách rất tốt, giúp người học có thể chủ động hơn trong công việc sau này.

3. Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò

Trong dạy học, việc đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động học của trò mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy. Trong phương pháp tích cực, giáo viên phải hướng dẫn học sinh phát triển kĩ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học. Liên quan với điều này, giáo viên cần tạo điều kiện thuận lợi để học sinh được tham gia đánh giá lẫn nhau. Tự đánh giá đúng và điều chỉnh hoạt động kịp thời là năng lực rất cần cho sự thành đạt trong cuộc sống mà nhà trường phải trang bị cho học sinh.

Việc kiểm tra, đánh giá không thể dừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, lặp lại các kĩ năng đã học mà phải khuyến khích trí thông minh, óc sáng tạo trong việc giải quyết những tình huống thực tế. Từ dạy và học thụ động sang dạy và học tích cực, giáo viên không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình. Giáo viên phải có trình độ chuyên môn sâu rộng, có trình độ sư phạm lành nghề mới có thể tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của học sinh mà nhiều khi diễn biến ngoài tầm dự kiến của giáo viên.

4. Thảo luận nhanh

Thảo luận nhanh cũng là một trong những phương pháp dạy học hiệu quả giúp các em học sinh có thể tiếp thu kiến thức trực tiếp, sinh động hơn. Đẩy mạnh việc huy động sự tham gia của các thành viên trong lớp đối với một câu hỏi nào đó. Thông qua việc các thành viên lần lượt nêu ngắn gọn và nhanh chóng, để thu thông tin phản hồi đa chiều, từ đó cải thiện tình trạng giao tiếp và không khí học tập trong lớp học.

Quy tắc thực hiện thảo luận nhanh:

  • Có thể áp dụng bất cứ thời điểm nào khi các thành viên thấy cần thiết và đề nghị;
  • Lần lượt từng người nói suy nghĩ của mình về một câu hỏi đã thoả thuận
  • Mỗi người chỉ nói ngắn gọn 1-2 câu ý kiến của mình;
  • Chỉ thảo luận khi tất cả đã nói xong ý kiến.

5. Dạy học theo nhóm

Dạy học nhóm là một hình thức xã hội của dạy học và học sinh của một lớp được chia thành các nhóm nhỏ, thực hiện nhiệm vụ trong một thời gian cho trước và tự hoàn thành nhiệm vụ được giao. Kết quả của nhóm sẽ được trình bày trước lớp.

10 tiêu chí để thành lập nhóm:

  • Nhóm gồm những người tự nguyện, có cùng hứng thú với nhau.
  • Các nhóm ngẫu nhiên bằng cách gọi theo danh sách hoặc đếm số thứ tự.
  • Nhóm ghép hình phân chia bằng cách ghép 1 bức tranh hoặc tờ giấy lại.
  • Các nhóm có chung đặc điểm là sinh theo tháng hoặc cùng ngày.
  • Nhóm cố định trong một thời gian dài
  • Nhóm có học sinh khá để hỗ trợ học sinh yếu.
  • Phân chia theo năng lực học tập.
  • Phân chia theo dạng học tập.
  • Nhóm với các bài tập khác nhau.
  • Phân chia học sinh nam, học sinh nữ.

Tiến trình dạy học nhóm có thể chia làm 3 giai đoạn:

  • Nhập đề và giao nhiệm vụ
  • Làm việc nhóm: gồm các bước chuẩn bị, lập kế hoạch làm việc, thỏa thuận quy tắc làm việc, tiến hành giải quyết nhiệm vụ và chuẩn bị báo cáo.
  • Trình bày kết quả và đánh giá, nhận xét.

Ưu điểm của phương pháp dạy học nhóm là:

  • Phát huy tính tích cực, tự lực và tính trách nhiệm của học sinh.
  • Phát triển năng lực cộng tác làm việc.
  • Phát triển năng lực giao tiếp.
  • Hỗ trợ quá trình học tập mang tính xã hội.
  • Tăng cường sự tự tin cho học sinh.
  • Tạo khả năng dạy học phân hóa.
  • Hiệu quả học tập cao.

Nhược điểm của phương pháp:

  • Đòi hỏi nhiều thời gian
  • Nhiều khi kết quả mang lại không như mong muốn
  • Lớp ồn

6. Giải quyết vấn đề

Giải quyết vấn đề có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển nhận thức và tư duy của con người. Mục đích của phương pháp này là giúp rèn luyện năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.

Tiến hành theo 3 bước như sau:

  • Phát hiện vấn đề: Học sinh cần phân tích được tình huống có vấn đề xảy ra nhằm phát hiện và trình bày vấn đề rõ ràng.
  • Nội dung giải quyết vấn đề: học sinh sẽ tìm ra các phương án để giải quyết vấn đề và chọn ra phương án tối ưu nhất.
  • Giải quyết vấn đề: Từ những phương án được ra, học sinh sẽ so sánh, phân tích và đánh giá phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề.

7. Nghiên cứu trường hợp

Phương pháp này được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Đối với dạy học, phương pháp này học sinh sẽ phải tự nghiên cứu một tình huống thực tiễn và giải quyết tình huống có vấn đề đó cùng nhóm của mình.

Tiến trình:

  • Nhận biết trường hợp vấn đề xảy ra
  • Thu thập thông tin từ những tài liệu có sẵn và tự tìm kiếm
  • Nghiên cứu tìm phương án giải quyết vấn đề
  • Đưa ra quyết định giải quyết
  • Lập luận và bảo vệ phương án
  • So sánh với các phương án trong thực tế

8. Dạy học dự án

Dạy học dự án là phương pháp người học thực hiện nhiệm vụ học tập phức hợp để tạo ra các sản phẩm học tập.

Có thể phân loại như sau:

  • Theo chuyên môn giảng dạy
  • Theo sự tham gia của người học
  • Theo sự tham gia của giáo viên
  • Theo thời gian
  • Theo nhiệm vụ

Tiến trình dạy học theo dự án:

  • Xác định vấn đề và mục đích của dự án
  • Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án
  • Thực hiện dự án
  • Trình bày dự án
  • Đánh giá dự án

9. Phương pháp khám phá - WEBQUEST

Phương pháp khám phá - WEBQUEST là phương pháp phổ biến hiện nay được áp dụng nhiều đối với sinh viên đại học, cao đẳng. Yêu cầu học sinh phải sử dụng công nghệ thông tin trong việc tìm kiếm bài học và tự học.

Quy trình thiết kế:

  • Chọn và giới thiệu chủ đề với yêu cầu: phù hợp với nội dung, gây hứng thú, gắn với thực tiễn, tìm được tài liệu trên mạng.
  • Tìm tài liệu học tập: Đòi hỏi nhiều công sức tìm kiếm. Sau khi tìm kiếm được thông tin phải ghi rõ nguồn tìm kiếm thông tin.
  • Xác định mục đích và nhiệm vụ rõ ràng, yêu cầu đạt được trong việc thực hiện thiết kế.
  • Thiết kế tiến trình nội dung bằng cách đưa ra những chỉ dẫn, hỗ trợ học sinh trong quá trình làm việc.
  • Trình bày trang web
  • Tiến hành với học sinh để đánh giá và sửa chữa
  • Qua việc đánh giá rút ra kinh nghiệm và sửa chữa cùng với sự tham gia của học sinh.

10. Thuyết trình

Thuyết trình hay còn gọi là phương pháp dùng lời nói sinh động để trình bày tài liệu mới hoặc tổng kết những tri thức mà học sinh tiếp nhận được.

Cấu trúc của phương pháp: cũng tương tự như các phương pháp trên

Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao khi sử dụng phương pháp này yêu cầu cần trình bày vấn đề chính xác, rõ ràng, dễ hiểu theo một trình tự logic chặt chẽ, có tính thực tiễn cao,... Lời nói rõ ràng, trong sáng, giàu hình tượng, chuẩn xác, tốc độ, âm lượng vừa phải, hành vi, cử chỉ phù hợp. bên cạnh đó, phải biết cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề đó. Sử dụng phối hợp các phương pháp khác.

Các biện pháp giữ trật tự lớp học

Phương pháp dạy học hiệu quả tích cực nhất ở Tiểu học, THCS cho các thầy cô tham khảo có các phương pháp dạy học hay và hấp dẫn, nâng cao chất lượng giảng dạy. Thông qua tiết học cùng với các cách dạy phù hợp không những chất lượng học tập của các em được nâng lên mà tình cảm thầy trò ngày càng gần gũi gắn bó hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Thi giáo viên dạy giỏi

    Xem thêm