Trong đó, Thông tư 06 bổ sung mức hưởng tối đa khi nghỉ ốm đau có ngày lẻ không trọn tháng. Cụ thể, khoản 2 Điều 1 Thông tư 06 quy định như sau:
- Tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau được tính từ ngày bắt đầu nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau của tháng đó đến ngày trước liền kề của tháng sau liền kề;
- Trường hợp có ngày lẻ không trọn tháng thì cách tính mức hưởng chế độ ốm đau của những ngày lẻ không trọn tháng được tính theo công thức nhưng tối đa bằng mức trợ cấp ốm đau 01 tháng.
Trong khi đó, theo Thông tư 59 hiện đang áp dụng không quy định về mức hưởng tối đa khi nghỉ ốm đau có ngày lẻ không trọn tháng.
Cách xác định mức hưởng chế độ ốm đau của những ngày lẻ không trọn tháng được tính theo công thức sau:
Mức hưởng chế độ ốm đau đối với bệnh cần chữa trị dài ngày của những ngày lẻ không trọn tháng |
| Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc |
|
|
|
|
24 ngày |
Ngoài ra, theo Thông tư mới này, mức hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc bị ốm đau, tai nạn (không phải tai nạn lao động) hoặc phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi trong thời gian từ 14 ngày làm việc trở lên:
- Được tính trên mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc (trước đây, được tính trên tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH của chính tháng đó).
- Trường hợp các tháng liền kề tiếp theo vẫn tiếp tục bị ốm và phải nghỉ việc thì mức hưởng được tính trên tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc (bổ sung mới).
.......................................
Mời quý thầy cô tham khảo thêm: Tài liệu dành cho giáo viên
Trên đây là nội dung chi tiết của bài viết Quy định mới từ 01/9/2021 về mức hưởng chế độ ốm đau. Ngoài các quy định này, các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết về Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc từ năm 2021 hay bài viết về 05 trường hợp được nhận BHXH một lần người lao động cần biết 2021 để hiểu rõ hơn về chế độ bảo hiểm hiện nay.