Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Quy trình dạy học môn Toán lớp 2 sách Kết nối tri thức

Quy trình dạy học môn Toán lớp 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp thầy cô dễ dàng lên kế hoạch bài giảng cụ thể trong quá trình giảng dạy cho học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới 2018.

I. Các dạng bài, quy trình dạy

DẠNG 1: BÀI MỚI

Mục tiêu: hình thành kiến thức, kĩ năng, thuật toán, hình học, đo lường, thống kê, xác suất, quy tắc mới.

* Các dạng bài điển hình:

1. Số và Phép tính

- Cộng trừ (có nhớ) trong phạm vi 100; cộng trừ (không nhớ), (có nhớ không quá 1 lượt) trong phạm vi 1000.

- Hình thành, so sánh các số trong phạm vi 1000.

- Bảng nhân, bảng chia 2 và 5.

- Bài toán hơn kém nhau

- Bài toán về thêm, bớt một số đơn vị

- Bài toán về nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị.

2. Hình học và Đo lường

a) Hình học

- Làm quen với hình phẳng (điểm, đoạn thẳng, đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc, ba điểm thẳng hàng, tứ giác).

- Khối trụ, khối cầu

b) Đo lường

- Khối lượng (kg), dung tích (lít), độ dài (dm,m,km)

- Thời gian (giờ - phút, ngày – tháng )

- Tiền Việt Nam

3. Thống kê và Xác suất

a) Thống kê:

- Thu thập, phân loại, kiểm đếm số liệu .

- Biểu đồ tranh .

b) Xác suất:

- Chắc chắn, có thể, không thể

DẠNG 2: LUYỆN TẬP CHUNG

Mục tiêu: rèn luyện kĩ năng, vận dụng và phát triển kiến thức, kĩ năng đã học, phát triển năng lực quan sát, phân tích, tổng hợp.

* Các dạng bài:

1. Luyện tập sau tiết bài mới.

2. Luyện tập sau một số bài hoặc chủ đề.

- Các bài tập thực hành tổng hợp kiến thức của một số bài hoặc chủ đề.

- Trò chơi toán học.

DẠNG 3: “THỰC HÀNH, TRẢI NGHIỆM’’ VỀ HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG

Mục tiêu: Hình thành các kỹ năng thực hành trải nghiệm thực tế để phát triển các năng lực Toán học: giải quyết vấn đề, giao tiếp, tư duy và lập luận…

DẠNG 4: ÔN TẬP, ÔN TẬP CHUNG

Mục tiêu: Ôn luyện, củng cố, vận dụng, phát triển những kiến thức, kĩ năng đã học.

II. Quy trình dạy dạng 1

1. Khởi động

Tạo tâm thế, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập. GV tạo ra các tình huống gợi vấn đề để HS huy động kiến thức, kinh nghiệm bản thân suy nghĩ tìm hướng giải quyết.

2. Khám phá

Bài toán thực tế (tình huống thực tế, bài toán dẫn, hình ảnh vật thật, đồ dùng) => Hướng dẫn HS chiếm lĩnh kiến thức mới (trải nghiệm, khám phá, phân tích) => Vận dụng thực hành.

*Lưu ý: Quy trình dạy phần Khám phá từng dạng điển hình.

1. Các số trong phạm vi 1000

Hình thành số -> Đọc, viết số -> Cấu tạo, phân tích số -> Thứ tự, so sánh số

2. Phép cộng, trừ

Bài toán dẫn -> Phép tính (cần khám phá) -> Xây dựng kĩ thuật tính -> Vận dụng

Phép nhân, chia

Bài toán dẫn -> Hình thành phép tính -> Vận dụng

3. Giải toán có lời văn

Bài toán thực tế -> Hướng dẫn cách giải -> Trình bày cách giải

4. Nhận dạng hình

Vật thật -> Mô hình hình học -> Hình vẽ (trong SGK) -> Hình thành biểu tượng -> Nhận biết hình

5. Nhận biết các đơn vị đo

- Nặng hơn, nhẹ hơn -> Biểu tượng về khối lượng -> Biểu tượng về đơn vị đo khối lượng (kg)

- Lượng nước nhiều hơn, ít hơn -> Biểu tượng về dung tích -> Biểu tượng về đơn vị đo dung tích

6. Làm quen với một số yếu tố thống kê, xác suất

- Thực tế, vật thật (tình huống) -> Thu thập, phân loại, sắp xếp số liệu -> Vận dụng

- Thu thập, phân loại số liệu -> Biểu thị bằng biểu đồ tranh (cho trước mà chưa yêu cầu lập biểu đồ tranh) -> Đọc, mô tả, nhận xét biểu đồ tranh

- Quan sát sự kiện, vận dụng tìm khả năng xảy ra -> Lựa chọn khả năng thích hợp (chắc chắn, có thể, không thể) -> Vận dụng

7. Hoạt động

Giúp HS củng cố lại những kiến thức đã học, vận dụng thực hành làm các bài tập.

8. Củng cố, dặn dò

Củng cố bài học theo yêu cầu cần đạt của tiết học.

III. Quy trình dạy dạng 2, dạng 4

LUYỆN TẬP CHUNG – ÔN TẬP

1. Khởi động

Tạo tâm thế, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập. GV tạo ra các tình huống để học sinh gợi nhớ lại kiến thức đã học.

2. Luyện tập

- Giúp học sinh luyện tập các kiến thức đã học sau phần bài mới.

- Giúp HS củng cố hoàn thiện kiến thức, kĩ năng đã học theo yêu cầu của từng chủ đề và liên kết với kiến thức đã có để áp dụng vào giải quyết vấn đề.

* Nếu có bài trò chơi toán học thì thực hiện theo các bước:

Bước 1: Nêu rõ mục tiêu cần đạt của trò chơi

Bước 2: Nêu rõ luật chơi (cách chơi)

Bước 3: Tổ chức hoạt động chơi tại lớp theo nhóm hoặc cặp đôi

Bước 4: Tổng kết, rút kinh nghiệm chơi (hiệu quả chơi so với mục tiêu).

3. Củng cố, dặn dò

Củng cố bài học theo yêu cầu cần đạt của tiết học.

IV. Quy trình dạy dạng 3

“THỰC HÀNH, TRẢI NGHIỆM’’

1. Khởi động

Tạo tâm thế, giúp HS ý thức thực hiện nhiệm vụ học tập của tiết học.

2. Khám phá

* Bài 17: Thực hành và trải nghiệm với các đơn vị ki-lô-gam, lít

GV giới thiệu một số loại cân, một số đồ vật (theo kg) hoặc để đo, đong lượng nước => GV hướng dẫn HS lần lượt thực hiện các yêu cầu => Vận dụng, thực hành.

3. Hoạt động

4. Củng cố, dặn dò

Củng cố bài học theo yêu cầu cần đạt của tiết học.

Lưu ý: Các bài không có hoạt động khám phá, thực hiện theo các bước sau:

- GV và HS chuẩn bị dụng cụ (bài 27, 31), hướng dẫn HS làm dụng cụ (bài 57) => GV hướng dẫn HS lần lượt thực hiện các yêu cầu => Vận dụng, thực hành.

- Từ bài toán thực tế (bài 67) => GV hướng dẫn HS lần lượt thực hiện các yêu cầu => Vận dụng, thực hành.

MỘT SỐ LƯU Ý CHUNG

1. Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học:

- Tổ chức quá trình dạy học chú ý đến phát triển các phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù thông qua các hoạt động học tập tích cực, độc lập, sáng tạo của HS:

Trải nghiệm, khám phá, rút ra bài học => Thực hành luyện tập => Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào giải quyết vấn đề thực tiễn.

- Chú trọng rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống thực tiễn, với hoạt động thực hành, trải nghiệm.

- Linh hoạt trong việc vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực,… Kết hợp các hoạt động dạy học trong lớp với hoạt động thực hành, trải nghiệm. Tổ chức cho HS được tham gia một số hoạt động thực hành ứng dụng các kiến thức toán học vào thực tiễn và hoạt động ngoài giờ chính khóa.

2. Đánh giá kết quả học tập của HS

- Hình thức: đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì

- Phương pháp: quan sát, ghi lại quá trình thực hiện, vấn đáp, trắc nghiệm, tự luận, bài thực hành, các dự án/sản phẩm học tập…

3. Cách ghi bảng và ghi vở

*Ghi bảng:

- Ghi tên bài (Không ghi tiết số:..)

- Các bài tập ghi số trang

*Vở: - Vở ô li: Tiết nào có bài làm vở thì sử dụng còn lại không phải viết tên bài học.

Sử dụng Vở bài tập thực hành trong cả tiết buổi sáng và buổi chiều như một phương tiện hỗ trợ hoạt động dạy và học (tùy thuộc vào mục đích sử dụng của GV).

Giáo án lớp 2 sách Kết nối tri thức - Tất cả các môn

Ngoài Quy trình dạy học môn Toán lớp 2 sách Kết nối tri thức trên. Các bạn có thể tham khảo thêm nhiều đề thi hay và chất lượng, các dạng toán nâng cao hay và khó dành cho các bé học Toán lớp 2 được chắc chắn, củng cố và nắm chắc kiến thức nhất.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 2, cùng các tài liệu học tập hay lớp 2, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm dành riêng cho lớp 2:

Rất mong nhận được sự ủng hộ, đóng góp tài liệu của các thầy cô và các bạn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Toán lớp 2

    Xem thêm