Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Rèn kỹ năng miêu tả cho học sinh Tiểu học như thế nào?

Rèn kỹ năng miêu tả cho học sinh Tiểu học

Rèn kỹ năng miêu tả cho học sinh Tiểu học như thế nào? được VnDoc sưu tầm, tổng hợp các ý kiến giúp các thầy cô cũng như các bậc phụ huynh biết cách dạy và rèn kỹ năng làm văn miêu tả cho con em mình hiệu quả. Mời các thầy cô, các bậc phụ huynh tham khảo.

Bản chất tư duy của trẻ

Rèn kỹ năng miêu tả cho học sinh Tiểu học

Tư duy của trẻ cấp tiểu học là trực quan – cụ thể với độ tập trung trung bình (thậm chí có người cho là tối đa) là 30 phút; nghĩa là quá thời gian ấy, chúng ta nên thay đổi hoạt động cho các bé.

Tư duy trực quan - cụ thể nên khi tả cái gì các con cần có hình ảnh – cần phải được cảm nhận trực tiếp (nghĩa là nhìn thấy, sờ thấy, ngửi thấy…). Có lần bản thân mình dạy học sinh tả mưa, nhưng lúc đó trời không mưa, hỏi các bạn mưa thế nào, bạn thì bảo “con ngồi trong ô tô không biết mưa thế nào”, bạn thì bảo "con chưa bao giờ ra mưa",… Mình đã vào nhà tắm lấy một cái chậu nước to đặt giữa lớp học, bắt đầu lấy tay vốc nước lên giả làm mưa rơi. Lúc ấy mới hỏi và dạy các con hạt mưa rơi xuống thế nào, tạo nên những bong bóng nước ra sao, có tiếng gì… lúc ấy mới giúp các con liên tưởng, so sánh, các con mới có cứ liệu để có thể nghĩ đến bầu trời màu gì, sấm sét ra sao, mưa to mưa nhỏ thế nào… Và, có thế các con mới viết được bài một cách dễ dàng. Cho nên việc học của trẻ con luôn luôn phải gắn liền với “đạo cụ”. Bởi vì ví như khi tả vườn rau (mà đang chưa có vườn rau trước mặt) thì phải có các loại rau để các con sờ thấy, nhìn thấy, hình dung, liên tưởng… Và thú thật cả khi có vườn rau trước mặt, các bạn nhỏ ấy có lúc vẫn phải cầm một nhánh rau trên tay thì viết mới dễ dàng.

Có khi trẻ còn chưa biết mưa là thế nào?

Tóm lại, nếu đã cách xa với sự vật – phải nhớ lại, thì đã là một bước khác của quá trình tư duy – sự vật đã trở thành biểu tượng trừu tượng; mà tư duy trừu tương – khái quát thì thường về sau mới phát triển. Cũng sẽ có một vài trường hợp ngoại lệ, nhưng đây là điều phổ biến.

Khuyến khích con vẽ trước khi miêu tả

Nếu ở nhà thấy các con khó khăn khi viết, nên khuyến khích con vẽ lại trước. Nếu đến lớp 3, lớp 4, có thể khuyến khích con vẽ theo kiểu bản đồ tư duy, sau đó dựa vào bản vẽ để viết lại. Không phải ngẫu nhiên mà có lúc ở độ tuổi nhỏ, có những buổi học – đặc biệt là các buổi đọc truyện, đọc thơ, bài tập của các con chỉ là vẽ lại. Bởi vì lúc vẽ chính là lúc đang “cụ thể hóa” một sự vật, một ý nghĩ trừu tượng (một bước của tư duy hẳn hoi). Bố mẹ có thể làm việc này ở nhà để rèn việc đọc hiểu và phát triển tư duy. Vì vẽ lại hoàn toàn không linh tinh, đó là một cách hình dung thế giới mà trẻ con thì đa số rất thích vẽ.

Lựa chọn chi tiết độc đáo để tả

Rèn kỹ năng miêu tả cho học sinh Tiểu học

Một bài văn miêu tả mà liệt kê hết tất cả mọi thứ đương nhiên sẽ không hay. Hãy khuyến khích con chọn một vài chi tiết để “đặc tả”. Ví dụ như tả một người bạn thì bạn ấy có gì ấn tượng nhất – hãy miêu tả điểm ấy nhiều nhất.

Tôn trọng sự KHÁC BIỆT của các con

Chúng ta nên khuyến khích các bạn nhỏ tạo nên những điều khác biệt bằng chính những trải nghiệm thực tế của mình. Các con còn nhỏ, khi định hướng làm văn miêu tả, thay vì những dàn bài đầy lý thuyết, một bản đồ tư duy đơn giản sẽ là cách ghi nhớ nhanh và hiệu quả hơn dành cho các con. Một bản đồ tư duy đầy màu sắc và hình ảnh trực quan sẽ giúp các bạn ấy có cảm hứng sáng tạo và đôi khi chỉ cần lần lượt miêu tả lại là có một bài văn sinh động của chính mình.

Tôn trọng sự CHÂN THỰC

Trong mắt các bạn nhỏ, không phải cái gì cũng đẹp, cũng nên thơ; nhưng cũng có những thứ rất đỗi nhỏ bé lại là điều khiến các bạn thích thú. Không áp đặt "lăng kính" của chúng ta, hãy tôn trọng "cái nhìn" hồn nhiên, trong sáng, thật thà, không tô vẽ của các con.

Các cô giáo ở trường có thể thay đổi những chuẩn mực của người lớn để bài văn được theo chuẩn mực của trẻ con. Bài văn của con trước hết là của con – nghĩa là sau khi viết xong, đọc lên con phải thấy “thỏa mãn” về nó, muốn đọc lại nó cho người khác nghe. Như thế là thành công. Các bố mẹ cũng nên tạm quên đi những tiêu chí “chuẩn mực” của mình, để khuyến khích con viết ra những điều chân thực và thú vị, bởi vì điều ấy tốt cho sự phát triển bền vững sau này của con. Giáo dục là một con đường dài, là việc của cả đời, không phải là những thành tích tạm thời, nên cái gì có lợi cho sự phát triển về sau thì chúng ta lựa chọn.

Cuối cùng: Bố mẹ đừng nôn nóng khi dạy con học

Các bố mẹ lưu ý, ở cấp tiểu học, tập làm văn của các con cơ bản chỉ có miêu tả và kể chuyện. Chúng ta không cần quá nóng vội kỳ vọng ngay từ những năm đầu cấp trẻ sẽ viết tốt nói tốt ngay. Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư duy, và ngôn ngữ chỉ trở nên sâu sắc và thuyết phục khi được bắt nguồn từ nội lực, từ cảm xúc và trí tuệ đích thực bên trong. Vì vậy, các con cần có trải nghiệm, có vốn sống, có cảm xúc… thì các con mới có thể viết và nói tốt. Điều này cần có thời gian bằng năm bằng tháng, không phải ngày một ngày hai. Vì vậy, thói quen quan sát, trải nghiệm thực tế, phương pháp học tập và chiếm lĩnh tri thức, tư duy chủ động, sáng tạo, có thể tự viết, tự nghĩ, tự học, tự nhận thức và niềm say mê là những điều rất quan trọng để con có thể phát triển bền vững, lâu dài.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Tiếng Việt lớp 5 Sách mới

    Xem thêm