Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Sinh học 10 bài 10: Tế bào nhân thực (tiếp theo)

Lý thuyết Sinh học lớp 10 bài 10: Tế bào nhân thực (tiếp theo) được VnDoc sưu tầm và tổng hợp xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 10. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A/ Lý thuyết Sinh học 10 bài 10

VIII/ Khung xương tế bào

1/ Cấu trúc

- Gồm prôtêin, hệ thống vi ống, vi sợi và sợi trung gian.

- Vi ống là những ống hình trụ dài.

- Vi sợi là những sợi dài mảnh.

2/ Chức năng

- Là giá đỡ cơ học cho tế bào.

- Tạo hình dạng của tế bào.

- Neo giữ các bào quan và giúp tế bào di chuyển.

IX/ Màng sinh chất (màng tế bào)

1/ Cấu trúc

- Màng sinh chất có cấu trúc khảm động, dày khoảng 9nm, gồm phôtpholipit và prôtêin.

- Phôtpholipit luôn quay 2 đuôi kị nước vào nhau, 2 đầu ưa nước quay ra ngoài. Phân tử phôtpholipit của 2 lớp màng liên kết với nhau bằng liên kết yếu nên dễ dàng di chuyển.

- Prôtêin gồm prôtêin xuyên màng và prôtêin bán thấm.

- Các phân tử colestêron xen kẽ trong lớp phôtpholipit.

- Các lipôprôtêin và glicôprôtêin làm nhiệm vụ như giác quan, kênh, dấu chuẩn nhận biết đặc trưng cho từng loại tế bào.

2/ Chức năng

- Trao đổi chất với môi trường có tính chọn lọc nên màng có tính bán thấm.

- Thu nhận thông tin lí hóa học từ bên ngoài (nhờ các thụ thể) và đưa ra đáp ứng kịp thời.

- Nhờ glicôprôtêin để tế bào nhận biết tế bào lạ.

X/ Các cấu trúc bên ngoài màng sinh chất

1/ Thành tế bào

- Quy định hình dạng tế bào và có chức năng bảo vệ tế bào.

- Ở tế bào thực vật, thành tế bào có cấu tạo chủ yếu bằng xenlulôzơ.

- Ở nấm là kitin.

- Tế bào vi khuẩn là peptiđôglican.

2/ Chất nền ngoại bào

- Cấu trúc: gồm glicôprôtêin, chất vô cơ và chất hữu cơ.

- Chức năng: Ghép các tế bào liên kết với nhau tạo nên các mô nhất định và giúp tế bào thu nhận thông tin.

B/ Trắc nghiệm Sinh học 10 bài 10

Câu 1: Nội dung nào sau đây đúng khi nói về thành phần hóa học chính của màng sinh chất?

  1. Một lớp photphorit và các phân tử prôtêin
  2. Hai lớp photphorit và các phân tử prôtêin
  3. Một lớp photphorit và không có prôtêin
  4. Hai lớp photphorit và không có prôtêin

Câu 2: Trong thành phần của màng sinh chất, ngoài lipit và prôtêin còn có những phần tử nào sau đây?

  1. Axit ribônuclêic
  2. Axit đêôxiribônuclêic
  3. Cacbonhyđrat
  4. Axit phophoric

Câu 3: Bộ Khung tế bào thực hiện chức năng nào sau đây?

  1. Giúp neo giữ các bào quan trong tế bào chất
  2. Vận chuyển các chất cho tế bào
  3. Tham gia quá trình tổng hợp Prôtêin
  4. Tiêu huỷ các tế bào già

Câu 4: Bên ngoài màng sinh chất còn có một lớp thành tế bào bao bọc. Cấu tạo này có ở loại tế bào nào sau đây?

  1. Thực vật và động vật
  2. Động vật và nấm
  3. Nấm và thực vật
  4. Động vật và vi khuẩn

Câu 5: Thành tế bào thực vật có thành phần hoá học chủ yếu bằng chất

  1. Xenlulôzơ
  2. Côlesteron
  3. Phôtpholipit
  4. Axit nuclêic

Câu 6: Cho các đặc điểm về thành phần và cấu tạo màng sinh chất

Lớp kép photpholipit có các phân tử protein xen giữa
Liên kết với các phân tử protein và lipit còn có các phân tử cacbohidrat
Các phân tử photpholipit và protein thường xuyên chuyển động quanh vị trí nhất định của màng
Xen giữa các phân tử photpholipit còn có các phân tử colesteron
Xen giữa các phân tử photpholipit là các phân tử glicoprotein
Có mấy đặc điểm đúng theo mô hình khảm – động của màng sinh chất?

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 5

Câu 7: Theo mô hình khảm động thì màng sinh chất không có thành phần cách thức cấu tạo nào trong các ý dưới đây?

  1. Một lớp kép photpholipit; xen giữa có các phân tử protein, cholesteron
  2. Có các phân tử cacbohidrat liên kết mặt ngoài các phân tử protein và photpholipit
  3. Các phân tử photpholipit và protein thường xuyên chuyển động
  4. Màng có cấu trúc ổn định, các phân tử thường không chuyển động

Câu 8: Màng sinh chất có cấu trúc động là nhờ

  1. Các phân tử photpholipit và protein thường xuyên dịch chuyển
  2. Màng thường xuyên chuyển động xung quanh tế bào
  3. Tế bào thường xuyên chuyển động nên màng có cấu trúc động
  4. Các phân tử protein và colesteron thường xuyên chuyển động

Câu 9: Các lỗ nhỏ trên màng sinh chất

  1. Do sự tiếp giáp của hai lớp màng sinh chất
  2. Được hình thành trong các phân tử protein nằm trong suốt chiều dài của chúng
  3. Là các lỗ nhỏ hình thành trong các phân tử lipit
  4. Là nơi duy nhất vận chuyển các chất qua màng tế bào

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

B

C

A

C

A

Câu

6

7

8

9

10

Đáp án

C

D

A

B

-----------------------------------------

Với nội dung bài Sinh học 10 bài 10: Tế bào nhân thực (tiếp theo) các bạn học sinh cùng quý thầy cô chắc hẳn đã nắm vững được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được về khái niệm, đặc điểm, cấu tạo và vai trò của tế bào nhân thực... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết nhé.

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Sinh học lớp 10 bài 10: Tế bào nhân thực. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa và có thể học tập tốt hơn môn Sinh học lớp 10. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Trắc nghiệm Sinh học 10, Giải bài tập Sinh học lớp 10, Giải Vở BT Sinh Học 10, Giải bài tập Sinh học 10 ngắn nhất, Tài liệu học tập lớp 10.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Sinh học lớp 10

    Xem thêm