Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Sinh học 10 bài 19: Giảm phân

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài Lý thuyết Sinh học lớp 10 bài 19: Giảm phân được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 10. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A/ Lý thuyết Sinh học 10 bài 19

I/ Giảm phân I

1/ Kì đầu I

- NST nhân đôi tạo thành NST kép dính nhau ở tâm động.

- Các NST bắt đôi với nhau theo các cặp tương đồng ⟶ xoắn lại.

- Thoi vô sắc được hình thành.

- NST tương đồng trong mỗi cặp dần tách nhau ở tâm động.

- Trong quá trình bắt đôi và tách nhau, các NST tương đồng trao đổi các đoạn crômatit cho nhau.

- Màng nhân và nhân con biến mất.

2/ Kì giữa I

- Các NST kép di chuyển về mặt phẳng xích đạo của tế bào thành 2 hàng.

- Thoi vô sắc từ các cực tế bào chỉ đính vào một phía của mỗi NST kép.

3/ Kì sau I

- Mỗi NST kép trong cặp NST tương đồng được thoi vô sắc kéo về 2 cực của tế bào.

4/ Kì cuối I

- Ở mỗi cực, NST dần dãn xoắn. Màng nhân và nhân con xuất hiện. Thoi vô sắc biến mất và tế bào chất phân chia.

- Tạo thành 2 tế bào con có bộ NST đơn bội kép (n NST kép).

II/ Giảm phân II

1/ Kì đầu II

- Không có sự nhân đôi của NST. Các NST co xoắn lại.

2/ Kì giữa II

- Các NST kép tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của tế bào.

3/ Kì sau II

- Các nhiễm sắc tử tách nhau tiến về 2 cực của tế bào.

4/ Kì cuối II

- Màng nhân và nhân con xuất hiện, tế bào chất phân chia.

- Ở động vật:

+ Con đực: 4 tế bào đơn bội ⟶ 4 tinh trùng.

+ Con cái: 4 tế bào đơn bội ⟶ 1 tế bào trứng và 3 thể định hướng.

- Ở thực vật: Các tế bào con nguyên phân 1 số lần để hình thành hạt phấn và túi noãn.

III/ Ý nghĩa của giảm phân

- Giảm phân kết hợp với quá trình thụ tinh tạo ra nhiều biến dị tổ hợp.

- Là nguồn nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên và sinh vật có khả năng thích nghi với điều kiện sống mới.

- Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh góp phần duy trì bộ NST đặc trưng cho loài.

B/ Trắc nghiệm Sinh học 10 bài 19

Câu 1: Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra ở loại tế bào nào sau đây?

  1. Tế bào sinh dưỡng
  2. Giao tử
  3. Tế bào sinh dục chín
  4. Tế bào xôma

Câu 2: Đặc điểm có ở giảm phân mà không có ở nguyên phân là

  1. Xảy ra sự biến đổi của nhiễm sắc thể
  2. Có sự phân chia của tế bào chất
  3. Có 2 lần phân bào
  4. Nhiễm sắc thể tự nhân đôi

Câu 3: Phát biểu sau đây đúng khi nói về giảm phân là

  1. Có hai lần nhân đôi nhiễm sắc thể
  2. Có một lần phân bào
  3. Chỉ xảy ra ở các tế bào xôma
  4. Tế bào con có số nhiễm sắc thể đơn bội

Câu 4: Đặc điểm của lần phân bào II trong giảm phân là

  1. Không xảy ra tự nhân đôi nhiễm sắc thể
  2. Các nhiễm sắc thể trong tế bào là 2n ở mỗi kì
  3. Các nhiễm sắc thể trong tế bào là n ở mỗi kì
  4. Có xảy ra tiếp hợp nhiễm sắc thể

Câu 5: Trong giảm phân, cấu trúc của nhiễm sắc thể có thể thay đổi từ hiện tượng nào sau đây?

  1. Nhân đôi
  2. Tiếp hợp
  3. Trao đổi chéo
  4. Co xoắn

Câu 6: Quá trình giảm phân xảy ra ở

  1. Tế bào sinh dục chín
  2. Tế bào sinh dưỡng.
  3. Hợp tử.
  4. Giao tử.

Câu 7: Giảm phân là hình thức phân bào phổ biến của:

  1. Tế bào sinh dưỡng.
  2. Tế bào sinh dục chín.
  3. Hợp tử.
  4. A và C đều đúng.

Câu 8: Trong giảm phân I, NST kép tồn tại ở

  1. Kì trung gian.
  2. Kì đầu.
  3. Kì sau.
  4. Tất cả các kì.

Câu 9: Đặc điểm nào dưới đây KHÔNG đúng đối với kì cuối I của giảm phân?

  1. Có hai tế bào con
  2. Các NST ở dạng sợi kép
  3. Các tế bào con có số lượng NST bằng một nửa tế bào gốc
  4. Không có trường hợp náo cả

Câu 10: Trong giảm phân II, NST kép tồn tại ở

  1. Kì giữa.
  2. Kì sau.
  3. Kì cuối.
  4. Tất cả các kì trên.

Câu 11: Đặc điểm nào dưới đây của giảm phân chỉ xảy ra ở lần phân chia thứ hai?

  1. Tiếp hợp và trao đổi chéo
  2. Các NST kép xếp thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo
  3. Các NST kép tách tâm động
  4. Thoi vô sắc hình thành

Câu 12: Kết quả quá trình giảm phân I là tạo ra 2 tế bào con, mỗi tế bào chứa

  1. n NST đơn.
  2. n NST kép.
  3. 2n NST đơn.
  4. 2n NST kép.

Câu 13: Kết thúc lần phân bào I trong giảm phân, các nhiễm sắc thể trong tế bào ở trạng thái:

  1. Đơn, dãn xoắn
  2. Kép, dãn xoắn
  3. Đơn co xoắn
  4. Kép, co xoắn

Câu 14: Ở kì sau II, trong mỗi tế bào có

  1. 8 NST kép, 16 cromatit, 8 tâm động
  2. 4 NST đơn, 0 cromatit, 4 tâm động
  3. 8 NST đơn, 0 cromatit, 8 tâm động
  4. 16 NST kép, 32 cromatit, 16 tâm động

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

C

C

D

A

C

Câu

6

7

8

9

10

Đáp án

A

B

D

D

A

Câu

11

12

13

14

15

Đáp án

C

B

B

C

-----------------------------------------

Với nội dung bài Sinh học 10 bài 19: Giảm phân các bạn học sinh cùng quý thầy cô chắc hẳn đã nắm vững được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được về khái niệm, đặc điểm và vai trò của giảm phân, quá trình và cách thức giảm phân..

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Sinh học lớp 10 bài 19: Giảm phân. Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Sinh học lớp 10 nhé. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Sinh học 10, Giải bài tập Sinh học lớp 10, Giải Vở BT Sinh Học 10, Giải bài tập Sinh học 10 ngắn nhất, Tài liệu học tập lớp 10.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Sinh học lớp 10

    Xem thêm