Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Sinh học 10 bài 17: Quang hợp

VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết Sinh học lớp 10 bài 17: Quang hợp được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 10. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A/ Lý thuyết Sinh học 10 bài 17

I/ Khái niệm quang hợp

1/ Khái niệm

- Quang hợp là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ các nguyên liệu vô cơ.

- Phương trình tổng quát của quá trình quang hợp:

CO2 + H2O + ASMT ⟶ (CH2O) + O2

2/ Các sắc tố quang hợp

- Có 3 nhóm chính:

+ Clorôphin (chất diệp lục): có vai trò hấp thụ quang năng.

+ Carôtenôit và phicôbilin (sắc tố): bảo vệ diệp lục khỏi bị phân hủy khi cường độ ánh sáng quá cao.

II/ Các pha của quá trình quang hợp

1/ Pha sáng

- Diễn ra tại màng tilacôit.

- Biến đổi quang lí: Diệp lục hấp thụ năng lượng ánh sáng trở thành dạng kích động electron.

- Biến đổi quang hóa: Diệp lục trở thành dạng kích động truyền năng lượng cho các chất nhận để thực hiện quá trình quang phân li nước.

H2O Quang phân li ⟶ 2H+ + 12O2 + 2e

⟶ Hình thành chất có tính khử mạnh: NADP, NADPH.

⟶ Tổng hợp ATP.

- Sơ đồ: H2O + NADP + Pi Sắc tố quang hợp ⟶ NADPH + ATP + O2

2/ Pha tối

- Diễn ra trong chất nền của diệp lục. CO2 bị khử thành cacbohiđrat ⟶ gọi là quá trình cố định CO2 (thông qua chu trình Canvin hay chu trình C3).

- Chu trình C3 gồm nhiều phản ứng hóa học xúc tác bởi các enzim trong chất nền của diệp lục và sử dụng ATP, NADPH từ pha sáng, biến đổi CO2 khí quyển thành cacbohiđrat.

CO2 + P.tử 5C(RiDP) ⟶ hợp chất 6C không bền.

- Sản phẩm cố định đầu tiên là hợp chất 3C ⟶ ALPG tái tạo lại RiDP giúp tế bào hấp thụ nhiều CO2, phần còn lại ALDP được sử dụng tạo ra tinh bột và saccarôzơ.

B/ Trắc nghiệm Sinh học 10 bài 17

Câu 1: Chất nào sau đây không phải là sản phẩm của pha sáng?

  1. ATP.
  2. NADPH.
  3. 02.
  4. C6H1206

Câu 2: Nguồn gốc của oxi thoát ra từ quang hợp là

  1. Từ phân tử nước H2O.
  2. Từ APG.
  3. Từ phân từ CO2
  4. Từ phân tử ATP.

Câu 3: Khi nói về hệ sắc tố quang hợp phát biểu nào sau đây sai?

  1. Các sắc tố quang hợp truyền năng lượng hấp thụ được về cho diệp lục a.
  2. Mọi thực vật đều có diệp lục a để thực hiện phản ứng quang hóa.
  3. Ở một số loài cây có lá màu đỏ là do hàm lượng carôtenôit nhiều hơn diệp lục. D.
  4. Tế bào lá cây ngô có 3 nhóm sắc tố là: Clorophil, carôtenôit và phicôbilin.

Câu 4: Trong quá trình hô hấp hiếu khí, từ 1 phân tử glucô đã tổng hợp được bao nhiêu phân tử ATP?

  1. 2ATP.
  2. 34ATP.
  3. 36 ATP.
  4. 38 ATP.

Câu 5: Chất nào sau đây không phải là nguyên liệu của pha tối?

  1. ATP.
  2. C02.
  3. NADPH.
  4. Glucôzo.

Câu 6: Chất khí cần thiết cho quá trình quang hợp là

  1. CO2.
  2. O2.
  3. H2.
  4. Cả A, B và C

Câu 7: Nguyên liệu của quá trình quang hợp gồm các chất nào sau đây?

  1. Khí oxi và đường
  2. Đường và nước
  3. Khí cacbonic, nước và năng lượng ánh sáng
  4. Khí cacbonic và nước

Câu 8: Chất khí được thải ra trong quá trình quang hợp là

  1. CO2.
  2. O2.
  3. H2.
  4. N2.

Câu 9: Sản phẩm của quá trình quang hợp ở thực vật là:

  1. ATP, C6H12O6, O2, H2O
  2. C6H12O6, O2, ATP
  3. C6H12O6, O2, H2O
  4. H2O, CO2

Câu 10: Quang hợp được chia thành mấy pha?

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 5

Câu 11: Pha sáng của quang hợp diễn ra ở

  1. Chất nền của lục lạp.
  2. Chất nền của ti thể.
  3. Màng tilacôit của lục lạp.
  4. Màng ti thể.

Câu 12: Trong pha sáng của quang hợp năng lượng ánh sáng có tác dụng

  1. Kích thích điện tử của diệp lục ra khỏi quỹ đạo.
  2. Quang phân li nước tạo các điện tử thay thế các điện tử của diệp lục bị mất.
  3. Giải phóng O2.
  4. Cả A, B và C.

Câu 13: Sự kiện nào sau đây không xảy ra trong pha sáng?

  1. Diệp lục hấp thụ năng lượng ánh sáng
  2. Nước được phân li và giải phóng điện tử
  3. Cacbohidrat được tạo ra
  4. Hình thành ATP

Câu 14: Nước tham gia vào pha sáng quang hợp với vai trò cung cấp

  1. Năng lượng.
  2. Oxi.
  3. Electron và hiđro.
  4. Cả A, B, C

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

D

D

D

D

D

Câu

6

7

8

9

10

Đáp án

A

D

B

C

A

Câu

11

12

13

14

15

Đáp án

C

D

C

C

-----------------------------------------

Với nội dung bài Sinh học 10 bài 17: Quang hợp các bạn học sinh cùng quý thầy cô chắc hẳn đã nắm vững được nội dung kiến thức bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được về khái niệm, đặc điểm và vai trò của quang hợp đối với động, thực vật... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Sinh học lớp 10 bài 17: Quang hợp. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa và có thể học tập tốt hơn môn Sinh học lớp 10 nhé. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập, VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Trắc nghiệm Sinh học 10, Giải bài tập Sinh học lớp 10, Giải Vở BT Sinh Học 10, Giải bài tập Sinh học 10 ngắn nhất, Tài liệu học tập lớp 10.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đánh giá bài viết
1 708
Sắp xếp theo

    Sinh học lớp 10

    Xem thêm