Sinh học 10 bài 6: Axit nuclêic
VnDoc xin trân trọng giới thiệu bài Lý thuyết Sinh học lớp 10 bài 6: Axit nuclêic được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 10. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết
Bài: Axit nuclêic
A/ Lý thuyết Sinh học 10 bài 6
* Axit nuclêic
- Khái niệm axit Nuclêic: Axit Nuclêic: là hợp chất hữu cơ được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà các đơn phân là các nuclêôtit.
Phân loại axit Nuclêic:
+ Axit Đêôxiribônuclêic
+ Axit Ribônuclêic
I/ Axit Đêôxiribônuclêic (ADN)
1/ Cấu trúc của ADN
Đơn phân của ADN – Nuclêôtit
- Cấu tạo bởi các nguyên tố: C, H, O, N, P
- Thuộc loại đại phân tử hữu cơ cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, các đơn phân là 4 loại nuclêôtit.
- Cấu tạo nuclêôtit gồm 3 thành phần:
+ Nhóm phôtphat: H3PO4
+ Đường pentôzơ: C5H10O4
+ Bazơ nitơ: A, T, G, X
- Các loại nuclêôtit: Gồm 4 loại được gọi theo tên của các Bazơ nitơ: A = Ađênin, G = Guanin, T = Timin, X = Xitôzin
- Các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết photphodiester tạo mạch pôlinuclêôtit.
- Mỗi phân tử ADN gồm 2 mạch pôlinuclêôtit liên kết với nhau bằng các liên kết hyđrô (liên kết bổ sung) giữa các bazơ nitơ của các nuclêôtit.
+ A – T = 2 liên kết hyđrô
+ G – X = 3 liên kết hyđrô
Cấu trúc không gian
Ngoài cấu trúc ADN do Wat- son và Crick tìm ra thì còn nhiều kiểu mô hình khác của ADN. Nhưng đây là cấu trúc được giải Nobel và được nhiều nhà khoa học công nhận nên được coi là cấu trúc chính.
Theo mô hình Wat-son và Crick:
+ Phân tử ADN là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch pôlinuclêôtit xoắn quanh một trục tưởng tượng. Xoắn theo chiều phải. Để tạo thành 1 chu kỳ xoắn thì có 1 rãnh lớn và 1 rãnh bé.
+ Các bậc thang là các bazơ nitơ còn thành và tay vịn là các phân tử đường và các nhóm phôtphat.
+ Đường kính vòng xoắn 2nm (20 Ao), 1 chu kì cao 3.4nm (34 Ao) gồm 10 cặp nuclêôtit.
+ Ở tế bào nhân thực ADN có dạng mạch thẳng
+ Ở tế bào nhân sơ ADN có dạng mạch vòng.
2/ Chức năng của ADN
- Mang thông tin di truyền là số lượng, thành phần, trình tự các nucleotid trên ADN.
- Bảo quản thông tin di truyền là mọi sai sót trên phân tử ADN hầu hết đều được các hệ thống enzim sửa sai trong tế bào sửa chữa.
- Truyền đạt thông tin di truyền (qua nhân đôi ADN) từ tế bào này sang tế bào khác.
II/ Axit Ribônuclêic (ARN)
1/ Cấu trúc của ARN
* Thành phần cấu tạo:
- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nuclêôtit.
- Cấu trúc nucleotit gồm: Đường ribozo, gốc phôtphat và nhóm bazơ nitơ
- Có 4 loại nuclêôtit: A= Ađênin, G= Guanin, U= Uraxin, X= Xitôzin
* Cấu trúc
- Phân tử ARN thường có cấu trúc 1 mạch. Gồm 3 loại ARN:
+ ARN thông tin (mARN) dạng mạch thẳng.
+ ARN vận chuyển (tARN) xoắn lại 1 đầu tạo 3 thuỳ.
+ ARN ribôxôm (rARN) nhiều xoắn kép cục bộ.
2/ Chức năng của ARN
- mARN truyền thông tin di truyền từ ADN đến ribôxôm để tổng hợp prôtêin.
- tARN vận chuyển axit amin đến ribôxôm.
- rARN cùng với prôtêin cấu tạo nên ribôxôm là nơi tổng hợp nên prôtêin.
- Một số thông tin di truyền không phải chỉ được lưu giữ ở ADN mà ở 1 số loài virút nó cũng được lưu giữ ở ARN.
B/ Trắc nghiệm Sinh học 10 bài 6
Câu 1: Đặc điểm chung của ADN và ARN là
- Đều có cấu trúc một mạch
- Đều có cấu trúc hai mạch
- Đều được cấu tạo từ các đơn phân axit amin
- Đều có những phân tử và có cấu tạo đa phân
Câu 2: Các thành phần cấu tạo của mỗi Nuclêotit là
- Đường, axit và Prôtêin
- Đường, bazơ nitơ và axit
- Axit, Prôtêin và lipit
- Lipit, đường và Prôtêin
Câu 3: Axit có trong cấu trúc đơn phân của ADN là
- Axit photphoric
- Axit clohidric
- Axit sunfuric
- Axit Nitơric
Câu 4: Đường tham gia cấu tạo phân tử ADN là
- Glucôzơ
- Đêôxiribôzơ
- Xenlulôzơ
- Saccarôzơ
Câu 5: Giữa các Nuclêotit kế tiếp nhau trong cùng một mạch của ADN xuất hiện kiên kết hoá học nối giữa
- Đường và axít
- Axít và bazơ
- Bazơ và đường
- Đường và đường
Câu 6: Đặc điểm cấu tạo của ARN khác với ADN là
- Đại phân tử, có cấu trúc đa phân
- Có liên kết hiđrô giữa các nuclêôtit
- Có cấu trúc một mạch
- Được cấu tạo từ nhiều đơn phân
Câu 7: Loại đường tham gia cấu tạo đơn phân của ARN là (I) và công thức của nó là (II), số (I) và số (II) lần lượt là
- Đêôxiribôzơ: C5H10O4
- Glucôzơ:C6H12O6
- Fructôzơ: C6H12O6
- Ribôzơ: C5H10O5
Câu 8: Nếu so với đường cấu tạo ADN thì phân tử đường cấu tạo ARN
- Nhiều hơn một nguyên tử ôxi
- Ít hơn một nguyên tử oxi
- Nhiều hơn một nguyên tử cácbon
- Ít hơn một nguyên tử cácbon
Câu 9: Đơn phân cấu tạo của phân tử ARN có 3 thành phần là
- Đường có 6C, axit phôtphoric và bazơ nitơ
- Đường có 5C, axit phôtphoric và liên kết hoá học
- Axit phôtphoric, bazơ nitơ và liên kết hoá học
- Đường có 5C, axit phôtphoric và bazơni tơ
Câu 10: Chức năng của ARN vận chuyển là
- Vận chuyển các nguyên liệu để tổng hợp các bào quan
- Chuyên chở các chất bài tiết của tế bào
- Vận chuyển Axit amin đến ribôxôm
- Cả 3 chức năng trên
Câu 11: Khi nói về chuỗi polinucleotit, phát biểu nào sau đây là đúng?
- Nhiều nucleotit liên kết lại với nhau theo một chiều nhất định
- Nhiều axit amin liên kết lại với nhau theo một trình tự nhất định
- Nhiều bazo nito liên kết lại với nhau theo một trình tự nhất định
- Nhiều phân tử axit nucleotit liên kết lại với nhau theo một trình tự nhất định
Câu 12: Các nucleic trên một mạch đơn của phần tử ADN liên kết với nhau bằng:
- Liên kết phốtphodieste
- Liên kết hidro
- Liên kết glicozo
- Liên kết peptit
Câu 13: Khi nói về cấu trúc không gian của ADN, phát biểu nào sau đây là sai?
- Hai mạch của ADN xếp song song và ngược chiều nhau
- Xoắn ngược chiều kim đồng hồ, đường kính vòng xoắn là 20Ao
- Chiều dài của một chu kì xoắn là 3,4Ao gồm 10 cặp nucleotit
- Các cặp bazo nito liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung
Câu 14: Liên kết phôtphodieste là liên kết giữa
- Các axit phôtphoric của các nucleotit trên một mạch đơn của phân tử ADN
- Các nucleotit giữa hai mạch đơn của phân tử ADN
- Đường của nucleotit này với axit phôtphoric của nucleotit kế tiếp trên một mạch đơn của phân tử ADN
- Liên kết giữa hai bazo nito đối diện nhau của phân tử ADN
Câu 15: Axit nucleic cấu tạo theo nguyên tắc nào sau đây?
- Nguyên tắc đa phân
- Nguyên tắc bán bảo tồn và nguyên tắc đa phân
- Nguyên tắc bổ sung
- Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc đa phân
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | D | B | A | B | A | C | D | A | D | C |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Đáp án | A | A | C | C | A |
-----------------------------------------
Với nội dung bài Sinh học 10 bài 6: Axit nuclêic các bạn học sinh cùng quý thầy cô chẳn hẳn đã nắm vững được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được về khái niệm, đặc điểm và vai trò của axit nuclêic đối với sinh vật... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết nhé.
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Sinh học lớp 10 bài 6: Axit nuclêic. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa và có thể học tập tốt hơn môn Sinh học lớp 10 nhé. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Trắc nghiệm Sinh học 10, Giải bài tập Sinh học lớp 10, Giải Vở BT Sinh Học 10, Giải bài tập Sinh học 10 ngắn nhất, Tài liệu học tập lớp 10.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.