Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Sinh học 10 bài 24: Thực hành lên men êtilic và lactic

Lý thuyết Sinh học lớp 10 bài 24: Thực hành lên men êtilic và lactic được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 10. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Bài: Thực hành lên men êtilic và lactic

I/ Lên men etilic

1/ Hoàn thành phương trình phản ứng:

Hợp chất X là: rượu etilic

2/ Kết quả thí nghiệm: quan sát bọt khí xuất hiệm ở các ống nghiệm

- Ống 1: dung dịch saccarôzơ 10%

- Ống 2: dung dịch saccarôzơ 10% + bột bánh men

- Ống 3: nước lã đun sôi để nguội + bột bánh men

Nhận xét

Ống 1

Ống 2

Ống 3

Có bọt khí CO2

-

+

-

Có mùi rượu

-

+

-

Có mùi đường

+

+

-

Có mùi bánh men

-

+

+

Kết luận (lên men)

-

+

-

Kết luận về điều kiện lên men etilic:

- Cần có bột bánh men, là bột bên trong có nấm men rượu – một vi sinh vật hiếu khí, sau khi hô hấp hiếu khí bằng lượng O2 bị hòa tan trong dung dịch, chúng sẽ hô hấp kị khí (lên men rượu).

- Cần có nguyên liệu là đường.

II/ Lên men lactic

1/ Có người cho là không có "tay" muối dưa nên dưa dễ bị khú, ý kiến của em thế nào?

Ý kiến không có “tay” muối dưa nên dưa sẽ dễ bị khú là chưa đúng vì dưa khú là do:

- Có 2 loại vi khuẩn lên men là vi khuẩn lên men đồng hình chỉ sản xuất ra axit lactic và vi khuẩn lên men dị hình là vi khuẩn ngoài sản xuất ra axit lactic còn sản xuất ra nhiều chất khác và nó làm cho dưa bị khú.

- Trong quá trình muối dưa, nhiều loại vi khuẩn khác cùng phát triển với vi khuẩn lactic. Nếu không cung cấp đủ đường cho vi khuẩn lactic thì vi khuẩn gây thối sẽ phát triển và làm cho các nguyên liệu bị hỏng.

- Do dùng không đúng nồng độ muối phù hợp cho vi khuẩn lactic phát triển mà để cho các vi khuẩn khác phát triển hơn, cũng có thể do khi gắp bằng đũa bẩn, hoặc do không đậy nắp vại muối dưa…

- Nếu như để vại muối dưa trong một thời gian dài, vi khuẩn lactic tiết ra ngày càng nhiều axit lactic, cơ chất ít dần sẽ gây độc cho vi khuẩn lactic, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây thối làm cho dưa bị hỏng.

2/ Vì sao trẻ nhỏ hay ăn kẹo rất dễ bị sâu răng?

Trẻ nhỏ dễ bị sâu răng vì:

- Răng của trẻ nhỏ còn mềm và yếu nên dễ bị sâu răng tấn công

- Khi ăn kẹo (có chứa đường) nếu vệ sinh răng miệng không sạch sẽ có các mảng đường bám trên răng. Các vi khuẩn trong miệng sẽ phân giải đường để lấy dinh dưỡng, đồng thời hình thánh các chất hữu cơ khác có tính axit cao, làm phá hủy men răng và tạo điều kiện cho các vi sinh vật khác bám vào chân răng làm cho trẻ nhỏ dễ bị sâu răng

-----------------------------------------

Với nội dung bài Sinh học 10 bài 24: Thực hành lên men êtilic và lactic các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về quá trình thực hiện lên men Êtilic và Lactic trong phòng thí nghiệm và đời sống...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Sinh học lớp 10 bài 24: Thực hành lên men êtilic và lactic. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Sinh học 10, Giải bài tập Sinh học lớp 10, Giải Vở BT Sinh Học 10, Giải bài tập Sinh học 10 ngắn nhất, Tài liệu học tập lớp 10.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Sinh học lớp 10

    Xem thêm