Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Sinh học 10 bài 20: Thực hành quan sát các kì của nguyên phân trên tiêu bản rễ hành

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài Lý thuyết Sinh học lớp 10 bài 20 Thực hành quan sát các kì của nguyên phân trên tiêu bản rễ hành được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 10. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Bài: Thực hành quan sát các kì của nguyên phân trên tiêu bản rễ hành

1/ Cách tiến hành

- Đặt tiêu bản cố định lên kính hiển vi và điều chỉnh sao cho vùng có mẫu vật (rễ hành) vào giữa hiển vi trường, nơi có nguồn sáng tập trung.

- Quan sát toàn bộ lát cắt dọc rễ hành từ đầu nọ đến đầu kia dưới vật kính x10 để sơ bộ xác định vùng rễ có nhiều tế bào đang phân chia.

- Chỉnh vùng có nhiều tế bào đang phân chia vào chính giữa hiển vi trường và chuyển sang quan sát dưới vật kính x40.

- Vẽ tế bào ở một số kì khác nhau quan sát được trên tiêu bản vào vở.

2/ Thu kết quả

- Nhận biết các kì của quá trình nguyên phân

Kì đầu

- Thể tích của nhân tăng lên

- Các NST bắt đầu đóng xoắn và co ngắn

- Hai trung tử tách nhau và tiến về 2 cực của tế bào hình thành thoi phân bào

- Màng nhân và nhân con tiêu biến

Kì giữa

- Các NST kép tiếp tục đóng xoắn và co ngắn cực đại

- Các NST kép tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, các NST kép gắn với thoi phân bào tại tâm động

Kì sau

- Hai NST chị em trong từng NST kép tách nhau tại tâm động hình thành hai nhóm tương đương di chuyển về hai cực của tế bào

Kì cuối

- Tại mỗi cực của tế bào, các NST đơn dãn xoắn trở lại thành dạng sợi mảnh

- Thoi phân bào biến mất, hình thành nhân và nhân con. Tạo thành 2 nhân

- Tế bào chất phân chia tạo thành 2 tế bào con

3/ Giải thích

Tại sao cùng một kì nào đó của nguyên phân trên tiêu bản lại có thể trông rất khác nhau?

Cùng một kì nào đó của nguyên phân trên tiêu bản lại có thể trông rất khác nhau, vì:

- Do góc độ quan sát khác nhau

- Do quan sát vào những thời điểm khác nhau trong khoảng thời gian diễn ra của mỗi kì nên khi làm tiêu bản ta thu được những hình ảnh khác nhau.

-----------------------------------------

Với nội dung bài Sinh học 10 bài 20: Thực hành quan sát các kì của nguyên phân trên tiêu bản rễ hành các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về quá trình quan sát các kì nguyên phân trên rễ hành..

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Sinh học lớp 10 bài 20: Thực hành quan sát các kì của nguyên phân trên tiêu bản rễ hành. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Sinh học 10, Giải bài tập Sinh học lớp 10, Giải Vở BT Sinh Học 10, Giải bài tập Sinh học 10 ngắn nhất, Tài liệu học tập lớp 10.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Sinh học lớp 10

    Xem thêm