Sinh học 10 bài 12: Thực hành thí nghiệm co, phản co nguyên sinh

Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết Sinh học lớp 10 bài 12: Thực hành thí nghiệm co và phản co nguyên sinh được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 10. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Bài: Thực hành thí nghiệm co và phản co nguyên sinh

- Co nguyên sinh là một quá trình diễn ra trong tế bào thực vật, trong đó tế bào chất bị co rút lại và tách khỏi thành tế bào thông qua quá trình thẩm thấu.

- Quá trình ngược lại của, phản co nguyên sinh, xảy ra khi tế bào ở trong môi trường nhược trương, tức áp suất thẩm thấu của môi trường ngoài cao hơn bên trong tế bào và điều này khiến nước thấm từ ngoài vào trong tế bào.

- Thông qua việc quan sát sự co và phản co nguyên sinh thì có thể xác định được tính trương của môi trường tế bào cũng như mức độ dung môi thẩm thấu qua màng tế bào.

1/ Chuẩn bị

a/ Mẫu vật

- Lá lẻ bạn, lá thài thài tía, củ hành tía

- Đảm bảo 2 yêu cầu:

+ Kích thước tế bào tương đối lớn

+ Dễ tách lớp biểu bì ra khỏi lá

b/ Dụng cụ và hóa chất

- Kính hiển vi quang học, Lam kính, lamen (lá kính).

- Dao lam, kim lưỡi mác, ống nhỏ giọt, giấy thấm.

- Nước cất, dung dịch muối 8%

2/ Nội dung và cách tiến hành

a/ Quan sát tế bào ban đầu

- Bước 1:

+ Dùng dao lam tách lớp biểu bì cho lên phiến kính đã nhỏ sẵn 1 giọt nước cất

+ Đặt lá kính lên mẫu

+ Hút nước xung quanh bằng giấy thấm.

- Bước 2: Quan sát dưới kính hiển vi (quan sát ở x10 sau đó là x40).

- Tế bào ban đầu quan sát được: tế bào được ngâm trong nước cất ⇒ nước thẩm thấu vào tế bào ⇒ tế bào trương nước ⇒ khí khổng mở ra.

b/ Quan sát tế bào co nguyên sinh

- Bước 1: Lấy tiêu bản ra khỏi kính. Nhỏ dung dịch muối vào mẫu, dùng giấy thấm phía đối diện.

- Bước 2: Quan sát dưới kính hiển vi (quan sát ở x10 sau đó là x40).

- Hình ảnh quan sát được: Khi cho dung dịch muối vào tiêu bản, môi trường bên ngoài trở lên ưu trương ⇒ nước thấm từ tế bào ra ngoài ⇒ tế bào mất nước ⇒ tế bào chất co lại, lúc này màng sinh chất tách khỏi thành tế bào ⇒ co nguyên sinh ⇒ khí khổng đóng

c/ Phản co nguyên sinh

- Bước 1: Lấy tiêu bản ra khỏi kính. Nhỏ một giọt nước cất vào rìa của lá kính, dùng giấy thấm phía đối diện.

- Bước 2: Quan sát dưới kính hiển vi.

- Hình ảnh quan sát được: Khi cho nước cất vào tiêu bản ⇒ môi trường ngoài nhược trương ⇒ nước lại thấm vào trong tế bào ⇒ tế bào từ trạng thái co nguyên sinh trở lại trạng thái bình thường (phản co nguyên sinh) ⇒ Khí khổng mở

Kết luận:

- Khí khổng đóng hay mở phụ thuộc vào lượng nước trong tế bào

+ Tế bào no nước (trương nước) ⇒ lỗ khí mở.

+ Tế bào mất nước ⇒ lỗ khí đóng

- Điều khiển sự đóng mở của khí khổng thông qua điều chỉnh lượng nước thẩm thấu vào trong tế bào

-----------------------------------------

Với nội dung bài Sinh học 10 bài 12: Thực hành thí nghiệm co và phản co nguyên sinh các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về quan sát hiện tượng co và phản ứng co nguyên sinh...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Sinh học lớp 10 bài 12: Thực hành thí nghiệm co và phản co nguyên sinh. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Sinh học 10, Giải bài tập Sinh học lớp 10, Giải Vở BT Sinh Học 10, Giải bài tập Sinh học 10 ngắn nhất, Tài liệu học tập lớp 10.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đánh giá bài viết
1 742
Sắp xếp theo

    Sinh học lớp 10

    Xem thêm