- Nhân vật trong đoạn văn chắc hẳn đang lâm vào một hoàn cảnh vô cùng bế tắc đến tuyệt vọng khiến cậu cứ khóc mãi và việc cầu nguyện cũng chẳng thể giúp gì cho cậu.
- Tâm trạng của cậu bé đang rất đau khổ và tuyệt vọng.
Soạn Văn 9 bài Bố của Xi - mông VNEN
Soạn văn 9 VNEN bài 30: Bố của Xi - mông do Đi-phô sáng tác dưới đây được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 9 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình. Mời các bạn cùng tham khảo
Bài Bố của Xi - mông VNEN
A. Hoạt động khởi động
1. Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:
Người em như rung lên, em quỳ xuống và đọc kinh cầu nguyện như trước khi đi ngủ. Nhưng em không đọc hết được, vì những cơn nức nở lại kéo đến, dồn dập, xốn xang choán lấy em. Em chẳng nghĩ ngợi gì nữa, chẳng nhìn thấy gì quanh em nữa mà chỉ khóc hoài.
(Bố của Xi – mông)
1. Hãy tưởng tượng về hoàn cảnh của nhân vật trong đoạn văn trên.
2. Em hình dung tâm trạng của nhân vật như thế nào?
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Đọc văn bản Bố của Xi - mông
2. Tìm hiểu văn bản
a) Xác định bố cục và nội dung chính của văn bản theo mẫu:
Phần | Nội dung chính |
Phần 1: | Nỗi tuyệt vọng của Xi - mông |
Phần 2: | Phi – líp gặp Xi – mông và nói sẽ cho em một ông bố |
Phần 3: | Phi – líp đưa Xi – mông về nhà trả cho chị Blăng-sốt |
Phần 4: | Xi – mông đến trường sau khi có bố |
Phần | Nội dung chính |
Phần 1: từ đầu đến "em chỉ khóc hoài" | Nỗi tuyệt vọng của Xi - mông |
Phần 2: tiếp đến "Người ta sẽ cho cháu... một ông bố" | Phi – líp gặp Xi – mông và nói sẽ cho em một ông bố |
Phần 3: tiếp đến "bỏ đi rất nhanh" | Phi – líp đưa Xi – mông về nhà trả cho chị Blăng-sốt |
Phần 4: còn lại | Xi – mông đến trường sau khi có bố |
b) Phân tích tâm trạng của Xi – mông qua ý nghĩ, cảm xúc, hành động và lời nói của nhân vật trong văn bản.
Vì không có bố mà Xi – mông bị bạn bè trong lớp khinh ghét và hành hạ. Điều này khiến em vô cùng đau khổ. Tâm trạng ấy của em được thể hiện qua những chi tiết sau:
- Em bỏ nhà ra bờ sông, định nhảy xuống cho chết đuối vì không có bố.
- Nỗi đau thể hiện qua những giọt nước mắt của em. Nhiều lần em đã khóc vì điều này “cảm giác uể oải thường thấy sau khi khóc”, “em lại khóc, người em rung lên”, “những cơn nức nở lại kéo đến…mà chỉ khóc hoài”, “em tả lời, mắt đẫm lệ, giọng nghẹn ngào”…
- Nỗi đau đớn còn thể hiện ở cách nói của em. Nhà văn diễn tả em nói không nên lời, nghẹn ngào, ngắt quãng, diễn tả bằng những dấu ba chấm.
c) Tìm những chi tiết miêu tả ngôi nhà của chị Blăng – sốt, thái độ của chị đối với khách, tâm trạng của chị khi nghe con nói. Qua đó em thấy chị Blăng – sốt là người như thế nào?
Ngôi nhà của chị: "Một ngôi nhà nhỏ, quét vôi trắng, hết sức sạch sẽ". Trong ngôi nhà nhỏ đơn sơ ấy, người phụ nữ bất hạnh đã can đảm nuôi dạy Xi-mông trở thành một đứa trẻ ngoan ngoãn. Điều đó nói lên rằng dù chị nghèo nhưng sống rất nghiêm túc, đứng đắn.
Bản chất tốt đẹp của Blăng-sốt còn được thể hiện qua cách chị đối xử với khách: "Đứng nghiêm nghị trước của nhà mình như muốn cấm đàn ông bước qua ngưỡng cửa". Ban đầu bác Phi-líp cũng có ý định không hẳn nghiêm túc, nhưng khi nhìn thấy chị "bỗng tắt nụ cười", vì bác hiểu ngay là không bỡn cợt được nữa với cô gái cao lớn, xanh xao ấy.
Khi nghe con nói bị bạn đánh vì không có bố "đôi má thiếu phụ đỏ bừng và tê tái đến tận xương tủy...nước mắt lã chã tuôn rơi".
Khi nghe Xi-mông hỏi bác Phi-líp "Bác có muốn làm bố cháu không?", chị "lặng ngắt và quằn quại vì hổ thẹn, dựa người vào tường, hai tay ôm ngực...".
Những biểu hiện ấy càng chứng tỏ Blăng-sốt là người rất có ý thức về nhân cách của mình
d) Nêu diễn biến tâm trạng của Phi - líp qua các giai đoạn: khi gặp Xi - mông; trên đường đưa Xi - mông về nhà; khi gặp chị Blăng - sốt; lúc đối đáp với Xi - mông.
Diễn biến tâm lí của nhân vật Phi - líp qua các đoạn:
Là người nhân hậu, vị tha nên gặp khi Xi-mông đang khóc, chú cảm nhận được nỗi thống khổ của Xi - mông liền đến hỏi han. Biết được nỗi đau của em, chú đã động viên: “Người ta sẽ cho cháu... một ông bố”
Đưa Xi-mông về nhà, chú nhận Xi - mông là con chị Blăng-sốt, người phụ nữ đã một lần lầm lỡ. Chú chợt nảy ra ý nghĩ không được trong sáng: “một tuổi xuân đã lầm lỡ rất có thể lỡ lầm lần nữa”. Nghĩa là chú định mượn tình thế này làm quen với chị để lợi dụng.
Khi gặp chị Blăng - sốt, Phi-lip biết ngay là mình đã sai lầm “hiểu ngay là không bỡn cợt được nữa với cô gái cao lớn, xanh xao, đứng nghiêm nghị trước cửa nhà mình." Chú nhận ra chị là người tốt, sống đứng đắn nên không thể đùa giỡn với chị được.
Lúc đối đáp với Xi - mông, phần vì thương em, phần vì cảm mến chị Blăng - sốt, chú đã nhận lời làm bố của Xi - mông. Chú làm việc này xuất phát từ lòng nhân hậu, thương Xi-mông ban đầu xem đó như một chuyện đùa. Chứ không ngờ mình đã cho Xi-mông lòng tin vững chắc. Cuối cùng đó không phải chuyện đùa mà là chuyện thật. Chú đã bắt gặp hạnh phúc gia đình.
Tuy có lúc ý nghĩ thoáng qua không tốt nhưng căn bản, chú Phi-lip là người nhân hậu, chân tình, vô tư, hào hiệp nên cùng với các bác thợ rèn khác, chú đã được nhà văn miêu tả như những vị hiền thần, phúc thần đã giải thoát cho Xi-mông khỏi nỗi đau khổ của em và mang lại cho em hạnh phúc.
e) Truyện Bố của Xi – mông gửi đến người đọc thông điệp gì?
Qua câu chuyện, tác giả muốn nhắn nhủ chúng ta hãy biết thông cảm với số phận của những em bé thiệt thòi phải sống thiếu tình thương và sự dạy dỗ của cha (hoặc mẹ).
C. Hoạt động luyện tập
1. Chi tiết nào trong truyện Bố của Xi – mông để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất? Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của chi tiết đó.
Trong truyện Bố của Xi – mông, câu nói của Xi – mông với mẹ đã gợi ra trong em nhiều suy nghĩ: “Không, mẹ ơi, con đã muốn nhảy xuống sông cho chết đuối, vì chúng nó đánh con… tại con không có bố”. Qua câu nói của em, ta không chỉ cảm nhận được nỗi đau khổ của em cũng như sự tàn nhẫn của những người khác đối với người có hoàn cảnh kém may mắn hơn mình. Sinh ra và lớn lên mà không có bố ở bên cạnh, đó đã là một điều bất hạnh, thiệt thòi đối với Xi – mông. Thế nhưng em còn phải chịu thêm sự hành hạ, ghẻ lạnh, trêu chọc của bạn bè chỉ vì em không có bố - điều mà em không được lựa chọn. Chính vì sự chế giễu của bạn bè đã khiến một đứa trẻ như Xi – mông có ý định tự tử “con đã muốn nhảy xuống sông cho chết đuối, vì chúng nó đánh con… tại con không có bố”. Qua đây ta có thể thấy được chính sự vô tâm, tàn nhẫn của con người sẽ gây ra cho người khác những vết thương, khiến con người ta mất đi niềm vui sống. Thay vì đó, chúng ta hãy học cách cảm thông đối với người có hoàn cảnh bất hạnh, đặc biệt là những đứa trẻ thiếu vắng sự chăm sóc của cha như Xi – mông.
2. Ôn tập về truyện
a) Lập bảng thống kê tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam đã học trong sách Hướng dẫn học ngữ văn 9 (tập một, tập hai) theo mẫu dưới đây vào vở:
STT | Tên tác phẩm | Tác giả | Năm sáng tác | Tóm tắt nội dung |
STT | Tên tác phẩm | Tác giả | Năm sáng tác | Tóm tắt nội dung |
1 | Làng | Kim Lân | 1948 | Qua tâm trạng đau đơn, tủi hổ của ông Hai ở khu tản cư khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc, truyện ngắn thể hiện chân thực, sinh động tình cảm yêu làng quê thống nhất với lòng yêu đất nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân. |
2 | Lặng lẽ Sa Pa | Nguyễn Thành Long | 1970 | Thông qua cuộc gặp gỡ tình cờ và ngắn ngủi giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ và một anh thanh niên làm công tác khí tượng, truyện ca ngợi những con người lao động vô danh, làm những công việc ý nghĩa và cống hiến thầm lặng cho đất nước |
3 | Chiếc lược ngà | Nguyễn Quang Sáng | 1966 | Truyện đã thể hiện một cách cảm động tình cha con thắm thiết, sâu nặng và cao đẹp của cha con ông Sáu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. |
4 | Bến quê | Nguyễn Minh Châu | Trong tập Bến quê – 1985 | Qua truyện ngắn, tác giả thể hiện những triết lí, suy ngẫm về cuộc đời và thức tỉnh con người hãy biết trân trọng những vẻ đẹp gần gũi, bình dị của quê hương, của cuộc sống. |
5 | Những ngôi sao xa xôi | Lê Minh Khuê | 1971 | Qua hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong, truyện ca ngợi tinh thần bất khuất, dũng cảm, bản lĩnh kiến cường cùng ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. |
b) Các tác phẩm truyện sau Cách mạng tháng Tám 1945 trong bảng thống kê trên đã phản ánh được những nét gì về đất nước và con người Việt Nam ở giai đoạn đó?
Hình ảnh đất nước:
- Phản ánh hình ảnh đất nước trong hai cuộc kháng chiến: gian nan nhưng cũng đầy vẻ vang và hào hùng.
- Nói về đất nước trong thời kì đổi mới đang từng bước đi lên, xây dựng và phát triển.
Hình ảnh con người: lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm với, tinh thần chiến đấu kiên cường vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
c) Hình ảnh các thế hệ con người Việt Nam yêu nước trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ đã được miêu tả qua những nhân vật nào?
Hoàn thành vào vở bảng sau để làm rõ những nét phẩm chất chung của các nhân vật ấy và nét tính cách nổi bật ở các nhân vật?
Nhân vật | Tính cách nổi bật | Phẩm chất chung |
Nhân vật | Tính cách nổi bật | Phẩm chất chung |
Ông Hai (Làng) | Tình yêu làng đặc biệt, được đặt trong tình cảm yêu nước và tinh thần kháng chiến. | Có lòng yêu nước, đặt lợi ích của dân tộc, đất nước lên trên lợi ích, hạnh phúc của cá nhân. Cống hiến cho đất nước |
Anh thanh niên (Lặng lẽ Sa Pa) | Yêu thích và hiểu ý nghĩa công việc thầm lặng, cống hiến cho đất nước | |
Bé Thu (Chiếc lược ngà) | Tính cách cứng cỏi, tình cảm nồng nàn, thắm thiết với người cha. | |
Ông Sáu (Chiếc lược ngà) | Tình cha con sâu nặng, tha thiết trong hoàn cảnh éo le và xa cách của chiến tranh. | |
Ba cô gái thanh niên xung phong (Những ngôi sao xa xôi) | Tinh thần dũng cảm không sợ hi sinh khi làm nhiệm vụ hết sức nguy hiểm; tình cảm trong sáng, hồn nhiên, lạc quan trong hoàn cảnh chiếc đấu ác liệt. |
d) Trong số các nhân vật của những tác phẩm truyện được học ở lớp 9, em có ấn tượng sâu sắc với nhân vật nào? Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật đó.
Nhân vật ấn tượng: bé Thu
Bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà là một nhân vật đầy cá tính và đáng yêu, một nhân vật đã làm nên cái hồn của câu chuyện. Ban đầu, ấn tượng của người đọc về bé hẳn là đầy tức giận trước sự ương bướng, bướng bỉnh, cứng đầu của bé. Nhưng khi biết được lí do đằng sau thì ta lại hiểu ra rằng chính thái độ ương ngạnh, ngang bướng ấy lại là biểu hiện tuyệt vời của tình cha con. Tình cảm của bé Thu đối với cha khiến ta không khỏi cảm động. Đó là một tình yêu thương mãnh liệt, sâu nặng nhưng cũng hết sức rạch ròi, dứt khoát. Ở bé Thu có nét cá tính đến ương ngạnh nhưng cô bé vẫn là một đứa trẻ với tất cả những nét hồn nhiên ngây thơ. Điều này cùng với tình yêu thương cha đầy cảm động ở em chính là những điều khiến người đọc hết sức yêu mến nhân vật này.
e) Các tác phẩm truyện ở lớp 9 đã được trần thuật theo các ngôi kể nào? Những truyện nào có nhân vật kể chuyện trực tiếp xuất hiện (nhân vật xưng "tôi")? Cách trần thuật này có ưu thế như thế nào?
- Ngôi kể thứ nhất (nhân vật xưng “tôi”): Chiếc lược ngà, cố hương, Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang, Những ngôi sao xa xôi, Những đứa trẻ.
- Không trực tiếp xuất hiện nhân vật kể chuyện xưng "tôi" nhưng truyện vẫn được trần thuật chủ yêu theo cái nhìn và giọng điệu của một nhân vật, thường là nhân vật chính: Làng, Lặng lẽ Sa Pa, Bến quê.
Cách trần thuật như trên tạo thuận lợi cho việc miêu tả tâm lí, tính cách nhân vật một cách sâu sắc và chân thật.
g) Ở những truyện nào, tác giả sáng tác được tình huống truyện đặc sắc? Phân tích một tình huống truyện em thấy ấn tượng nhất.
Trong tất cả các truyện ngắn như: Làng, Chiếc lược ngà, Lặng lẽ Sa Pa hay Bến quê,... tác giả đều tạo dựng được tình huống truyện đặc sắc, làm nên sức hấp dẫn của truyện.
Tình huống truyện em cho là đặc sắc nhất là cách xây dựng tình huống trong truyện ngắn Bến quê. Tác giả đã đặt nhân vật Nhĩ – nhân vật chính của truyện vào một chuỗi những tình huống nghịch lí để thông qua đó tác giả muốn dẫn bạn đọc đến những trải nghiệm về cuộc đời:
- Anh bị liệt toàn thân, không thể tự mình di chuyển được. Cả đời anh đã từng đi khắp nơi nhưng đến cuối đời thì chỉ muốn nhích đến gần ô cửa sổ mà với anh khó khăn như đi nửa vòng Trái Đất.
- Khi Nhĩ phát hiện ra vùng đất bên kia sông, nơi bến quê thân thuộc, một vẻ đẹp bình dị mà quyến rũ thì anh cũng nhận ra một cách cay đắng rằng anh sẽ không bao giờ có thể đặt chân lên mảnh đất đó dù nó ở rất gần anh.
- Nhĩ nhờ cậu con trai thực hiện hộ mình điều mong ước ấy. Nhưng nó không hiểu nổi khát vọng kì cục mà lớn lao của anh nên đã sa vào một đám chơi cờ thế bên hè phố và bỏ lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày.
- Ngay cả người vợ tảo tần, giàu tình yêu và đức hi sinh thì phải đến lúc này, khi sắp giã biệt cuộc đời, Nhĩ mới cảm nhận và thấm thía được.
3. Tổng kết về ngữ pháp (tiếp theo)
a) Kể tên các thành phần chính, thành phần phụ của câu; nêu dấu hiệu nhận biết từng thành phần vào vở theo bảng mẫu dưới đây:
Thành phần | Dấu hiệu nhận biết | |
Thành phần chính | ||
Thành phần phụ | ||
Thành phần | Dấu hiệu nhận biết | |
Thành phần chính | Chủ ngữ: thường đứng trước vị ngữ trong câu, nêu chủ thể (của hành động, trạng thái, tính chất...) nói đến trong vị ngữ. | Trả lời câu hỏi: Ai?, Cái gì?, Con gì? |
Vị ngữ: thường đứng sau chủ ngữ, nêu đặc trưng của chủ thể nói ở chủ ngữ. | Trả lời cho câu hỏi “Làm gì?”, “Làm sao?”, “Như thế nào?”, “Là gì?”. | |
Thành phần phụ | Trạng ngữ: đứng ở đầu, giữa hoặc cuối câu | nêu lên hoàn cảnh về không gian, thời gian, cách thức, phương tiện, nguyên nhân, mục đích… diễn ra sự việc nói đến trong câu. |
Khởi ngữ: thường đứng trước chủ ngữ | nêu lên và nhấn mạnh đề tài của câu; có thể kết hợp với các từ về, đối với… ở trước. |
b) Hãy phân tích thành phần của các câu sau đây:
c) Kể tên và nêu dấu hiệu nhận biết các thành phần biệt lập của câu vào bảng sau:
Thành phần biệt lập | Dấu hiệu nhận biết |
Thành phần biệt lập | Dấu hiệu nhận biết |
Thành phần tình thái | được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. |
Thành phần cảm thán | bộc lộ tâm lí của người viết |
Thành phần phụ chú | bổ sung một số chi chi tiết cho nội dung chính của câu |
Thành phần gọi - đáp | để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp |
d) Hãy cho biết mỗi từ ngữ in đậm dưới đây là thành phần gì của câu.
e) Tìm chủ ngữ, vị ngữ trong các câu đơn sau đây:
f) Trong những đoạn trích sau đây, câu nào là câu đặc biệt?
Câu đặc biệt trong từng đoạn trích:
- Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ...
- Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi!
- Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên.; Hoa trong công viên. Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố. Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái mủng đội trên đầu... ; Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó.
Câu ghép trong từng đoạn trích:
- Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh.
- Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị choáng.
- Ông lão vừa nói vừa chăm chắm nhìn vào cái bộ mặt lì xì của người đàn bà con họ ngại dãn ra vì kinh ngạc ấy mà ông lão hả hê cả lòng.
- Còn nhà hoạ sĩ và cô gái cũng nín bặt, vì cảnh trước mặt bỗng hiện lên đẹp một cách kì lạ.
- Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái.
.......................................................................
Ngoài Soạn Văn 9 bài Bố của Xi - mông VNEN. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm Soạn văn 9, soạn bài 9 hoặc đề thi học học kì 1 lớp 9, đề thi học học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 2 lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt