Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn Văn 9 bài Con chó Bấc VNEN

VnDoc xin giới thiệu tới các bạn bài Soạn văn 9 VNEN bài 31: Con chó Bấc. Bài soạn Văn lớp 9 này giúp học sinh thấy được những nhận xét tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời của Lân-đơn khi viết về những con chó, qua đó cho ta bài học về tình yêu động vật. Mời các bạn cùng tham khảo chuẩn bị tốt cho bài học sắp tới

A. Hoạt động khởi động

1. Em hãy kể tên một số tác phẩm văn học hoặc kể lại những câu chuyện viết về tình cảm và lòng trung thành của loài vật đối với con người mà em đã đọc.

2. Em có cảm nhận gì về hình ảnh con vật được gợi lên trong những tác phẩm, câu chuyện đó.

Bài làm:

1. Câu chuyện về Hachiko – chú chó trung thành nổi tiếng nhất thế giới.

Câu chuyện xảy ra vào năm 1925, tại nhà ga Shibuya. Hachi, biệt danh là Hachiko – là một chú chó nhỏ, lông màu trắng, giống đực, chào đời vào tháng 11 năm 1923 ở tỉnh Akita, Nhật Bản. Chú bị lạc chủ và được giáo sư Ueno của trường đại học Tokyo đem về nuôi dưỡng như người con trong gia đình lúc vừa tròn 2 tháng tuổi. Lúc bấy giờ, giống Akita thuộc hàng giống hiếm, rất khó tìm khiến giáo sư Ueno càng tự hào về Hachiko hơn. Hàng ngày như thường lệ, cứ mỗi buổi sáng là Hachiko tháp tùng giáo sư Ueno Eizaburo đến nhà ga để ông lên tàu đi làm. Hachiko không được phép theo giáo sư đến Đại Học Hoàng Gia (nay là Đại Học Tokyo), nơi ông đang giảng dạy. Vì vậy, cứ đến 3 giờ chiều , Hachiko lại nhanh chân chạy đến nhà ga đợi giáo sư quẫy đuôi chờ giáo sư trở về. Nhưng hạnh phúc đó cũng chẳng tiếp diễn được lâu, vào ngày 12 tháng 5 năm đó, giáo sư Ueno bị một cơn nhồi máu cơ tim, ra đi đột ngột ngay tại nơi làm việc và mãi mãi không thể trở về được. Để lại chú chó Hachiko một mình ở nhà ga Shibuya, như mọi ngày, vẫn đến nhà ga vào lúc 3 giờ chiều để đón chủ nhân về. Cứ thế, ngày nào cũng như ngày nào, cứ 3 giờ chiều là chú chó lại ra ga đứng đợi ông chủ đi làm trở về. Và cho dù Hachiko đáng thương có chờ đợi như thế nào đi nữa thì vĩnh viễn ông chủ của nó cũng không trở về. Hình ảnh chú chó ngồi cố định ở sân ga đã thu hút không ít ánh nhìn của người qua lại. Nhiều người thường xuyên thấy Hachiko đi cùng giáo sư Ueno trước đây mỗi ngày. Họ chăm sóc Hachiko và cho nó thức ăn. Chín năm liền, Hachiko vẫn ngồi ở đó đợi chủ nhân quay trở lại.

Hachiko mất vào ngày 8, tháng 3, năm 1935. Chú chó được tìm thấy trên một con phố ở Shibuya. Hiện nay, xác của Hachiko được bảo quản tại bảo tàng khoa học quốc gia Nhật Bản, tại quận Ueno, Tokyo. sự trở về của ông trong suốt mười năm trời cho dù trời mưa, nắng gắt hay bão tuyết. Nó chỉ chịu từ bỏ khi trút hơi thở cuối cùng của mình trên nền sân ga lạnh lẽo.

2. Câu chuyện của chú chó Hachiko đã khiến ta thực sự cảm động trước lòng trung thành của chú đối với chủ của mình. Hachiko là một chú chó thật giàu tình nghĩa. Chú chính là biểu tượng của lòng trung thành, một minh chứng cho việc chó là người bạn tốt của con người.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Đọc văn bản Con chó Bấc

2. Tìm hiểu văn bản

a) Xác định bố cục của văn bản. Căn cứ vào độ dài ngắn của mỗi phần, có thể thấy nhà văn chủ yếu muốn nói đến những biểu hiện tình cảm của nhân vật nào?

Bài làm:

Bố cục 3 phần:

  • Phần 1 (Từ đầu đến... trong lòng Bấc”) Mở đầu
  • Phần 2 (“Con người này... biết nói đấy”): tình cảm của Thoóc-tơn đối với con chó Bấc.
  • Phần 3 (còn lại): Tình cảm của Bấc đối với chủ.

Trong ba phần thì phần thứ ba dài hơn cả. Điều đó cho thấy nhà văn chủ chủ yếu muốn nói đến những biểu hiện tình cảm của Bấc và miêu tả tình cảm của nó đối với chủ.

b) Cách cứ xử của Thoóc - tơn đối với Bấc được biểu hiện qua những chi tiết nào? Cách cư xử đó có gì đặc biệt? Tại sao trước khi diễn tả tình cảm của Bấc đối với chủ, nhà văn lại dành một đoạn để nói về tình cảm của Thoóc - tơn đối với Bấc?

Bài làm:

Cách cứ xử của Thoóc - tơn đối với Bấc được biểu hiện qua những chi tiết: chào hỏi thân mật, túm chặt lấy đầu Bấc rồi dựa vào đầu mình, đẩy tới đẩy lui, trong tiếng rủa âu yếm "rủ rỉ bên tai", trong tiếng kêu đầy vẻ ngạc nhiên: "Trời đất! Đằng ấy hầu như biết nói đấy!"

Cách anh đối xử với Bấc khá đặc biệt. Anh xem Bấc “như thể là con cái của anh vậy”. Trong ý nghĩ và tình cảm dường như Thoóc-tơn không coi Bấc chỉ là một con chó mà là người bạn đồng hành, là bạn bè của anh.

Trước khi diễn tả tình cảm của Bấc đối với chủ, nhà văn lại dành một đoạn để nói về tình cảm của Thoóc - tơn đối với Bấc là để cho thấy đó chính là động lực làm phát sinh, khơi dậy ở Bấc “Tình thương yêu sôi nổi, nồng cháy, thương yêu đến mức tôn thờ, thương yếu đến cuồng nhiệt”. Thiếu tình cảm ấy, sẽ không thể có "tình yêu thương thực sự nồng nàn” mà Bấc dành cho người chủ lí tưởng của mình sẽ được bộc lộ ở những trang miêu tả sinh động sau đó.

c) Tình cảm của con chó Bấc đối với chủ biểu hiện qua những khía cạnh khác nhau ra sao? Nhận xét về năng lực quan sát, trí tưởng tượng của tác giả khi viết đoạn văn này.

Bài làm:

Bấc có những cách biểu hiện tình cảm đặc biệt đối với "người chủ lí tưởng” Thoóc – tơn của mình. Có lúc nó cũng sôi nổi cắn vờ Thoóc-tơn, nằm phục hàng giờ dưới chân anh mà hau háu quan sát nét mặt, ánh mắt. Có những lúc nó nằm bên cạnh hoặc đằng sau mà dán mắt vào mỗi cử động nhỏ, mắt ngời lên ánh sáng long lanh, lúc nào cũng bám gót chủ không dám rời xa một bước. Ban đêm vùng dậy, nó trườn đến mép lầu đứng lắng nghe tiếng thở đều của chủ. Có lúc, quá vui sướng, nó bật đứng thẳng lên, miệng như cười, mắt hùng hồn diễn cảm, họng rung lên những âm thanh kì lạ. Đặc biệt, nó không hề đòi hỏi gì ở chủ cả.

Những chi tiết miêu tả biểu hiện tình cảm của con chó Bấc đối với chủ cho thấy khả năng quan sát, trí tưởng tượng và miêu tả rất tinh tế, sống động của tác giả.

d) Rút ra ý nghĩa của đoạn trích Con chó Bấc

Bài làm:

Qua đoạn trích Con chó Bấc, tác giả muốn ca ngợi lòng nhân ái: Con người và loài vật đều cần đến tinh yêu thương. Tinh yêu thương nào cũng cần chân thật, sâu nặng và thuỷ chung.

Hướng con người hãy từ bỏ nhung đam mê vật chất, đến với một cuộc sống tốt đẹp, tràn ngập trong thế giới của tinh yêu thương.

C. Hoạt động luyện tập

1. Luyện tập đọc hiểu văn bản Con chó Bấc

Viết đoạn văn thể hiện suy nghĩ của em về tình yêu thương loài vật của tác giả khi đi sâu miêu tả “tâm hồn” con chó Bấc trong đoạn trích Con chó Bấc.

Bài làm:

Không dùng những các thông thường như nhân hóa chú chó hoặc miêu tả những biểu hiện bề nông, đơn thuần, nhà văn thông qua trí tưởng tượng cùng tình yêu thương loài vật của mình đã đi sâu vào miêu tả “tâm hồn” con chó Bấc. Qua lời của người kể chuyện, con chó Bấc dường như cũng biết suy nghĩ. Nó nghĩ, trước kia, nó chưa hề cảm thấy một tình thương yêu nào như vậy và nó "thấy không có gì vui sướng bằng cái ôm ghì mạnh mẽ ấy", "nó lại tưởng chừng như quả tim mình nhảy tung ra khỏi cơ thế",... Bấc không những chỉ biết vui mừng mà còn biết lo sợ: " Việc thay thầy đổi chủ xoành xoạch" làm nảy sinh trong lòng nó nỗi lo sợ, "nó sợ Thoóc-tơn cũng lại biến khỏi cuộc đời nó". Bấc còn nằm mơ nữa: "Ngay cả ban đêm, trong các giấc mơ nó cùng bị nỗi lo sợ này ám ảnh". Qua những chi tiết miêu tả sinh động, tinh tế của nhà văn, người đọc như thấy được một chú chó có “tâm hồn”, tình cảm như của con người. Chú có đầy đủ những cảm xúc phong phú và phức tạp của con người: vui sướng, buồn bã, lo âu,… Quả thực, nếu không có tình yêu thương loài vật thì nhà văn sẽ không có những đoạn miêu tả tuyệt vời như thế

2. Luyện tập phần Tiếng Việt

a) Tìm khởi ngữ trong câu sau viết lại thành câu không có khởi ngữ.

Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: "Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!".

(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)

Bài làm:

Khởi ngữ: “mắt tôi”

Viết lại: Nhìn mắt tôi, các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”.

b) Chỉ ra thành phần biệt lập trong những câu sau và giải thích phần ý nghĩa mà nó đem lại cho câu chứa nó.

(1) Thật đấy, chuyến này không được Độc lập thì chết cả đi chứ sống làm gì cho nó nhục.

(Kim Lân, Làng)

(2) Cũng may mà bằng mấy nét vẽ, hoạ sĩ ghi xong lần đầu gương mặt của người thanh niên.

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

Bài làm:

(1) “Thật đấy” là thành phần tình thái, dùng để xác nhận điều được nói đến trong câu.

(2) “may” là thành phần tình thái, dùng để bộc lộc thái độ đánh giá tốt với điều được nói đến trong câu.

c) Cho biết những từ ngữ in đậm trong các đoạn trích dưới đây có tác dụng liên kết câu chứa chúng với câu nào. Đó là phép liên kết gì?

(1) - Ba không giống cái hình ba chụp với má.

- Sao không giống, đi lâu, ba con già hơn trước thôi.

- Cũng không phải già, mặt ba con không có cái thẹo trên mặt như vậy.

à ra vậy, bây giờ bà mới biết.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

(2) Không một hôm nào bà Hai ở quán về mụ không sấn đến vạch thúng ra xem:

- Ái chà! Nhà này có mớ cá ngon gớm, chiều tớ phải xin một bát mấy được.

Thế là đến chiều mụ sai con bưng bát đến xin.

(Kim Lân, Làng)

Bài làm:

(1) Phép lặp: ba con - ba con, giống - giống, già - già.

Phép thế: Mặt ba con không có cái thẹo trên mặt như vậy - vậy.

(2) Phép nối: Thế là.

d) Chỉ ra phép lặp từ ngữ và phép thế để liên kết câu trong đoạn trích sau đây:

Hoạ sĩ nào cũng đến Sa Pa! ở đấy tha hồ vẽ. Tôi đi đường này ba mươi hai năm. Trước Cách mạng tháng Tám, tôi chở lên chở về mãi nhiều hoạ sĩ như bác. Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân này, hoạ sĩ Hoàng Kiệt này...

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

Bài làm:

Phép lặp: Hoạ sĩ – hoạ sĩ

Phép thế: Sa Pa - đấy.

e) Đọc truyện cười và trả lời câu hỏi:

HAI KIỂU ÁO

Có ông quan lớn đến hiệu may để may một cái áo thật sang tiếp khách. Biết quan xưa nay nổi tiếng luồn cúi quan trên, hách dịch với dan, người thợ may bèn hỏi:

- Xin quan lớn cho biết ngài may chiếc áo này để tiếp ai ạ?

Quan lớn ngạc nhiên:

- Nhà ngươi biết để làm gì?

Người thợ may đáp:

- Thưa ngài, con hỏi để may cho vừa. Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải mau ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại.

Quan ngẫm nghĩ một hồi rồi bão:

- Thế thì nhà ngươi may cho ta cả hai kiểu.

(Theo Trường Chính - Phong Châu, Tiếng cười dân gian Việt Nam)

(1) Câu nào trong những lời đối đáp trên đây chứa hàm ý?

(2) Nội dung hàm ý ấy là gì?

(3) Người nghe có giải đoán được hàm ý trong câu nói đó không? Chi tiết nào xác nhận điều này?

Bài làm:

(1) Câu chứa hàm ý: Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải mau ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại.

(2) Hàm ý của câu: Ngài phải cúi đầu thấp (luồn cúi) trước quan trên, ngài vênh mặt lên (hách dịch) với dân đen.

(3) Người nghe (ông quan lớn) hiểu dược hàm ý đó, điều này có thể nhận ra ở câu: "Quan ngầm nghĩ một hồi rồi bão: - Thế thì nhà ngươi may cho ta cả hai kiểu."

3. Luyện tập viết hợp đồng

a) Chọn cách diễn đạt nào trong hai cách sau? Tại sao?

Cách 1

Cách 2

(1) - Hợp đồng có giá trị từ ngày ... đến ngày ... tháng ... năm ... đến hết ngày ... tháng ... năm ...

Hợp đồng có giá trị một năm

(2) Bên B phải thanh toán cho bên A bằng ngoại tệ

Bên B phải thanh toán cho bên A bằng đô la Mĩ

(3) Bên A có thể sẽ không nhận nếu bên B đưa loại hàng không đúng phẩm chất, không đúng quy cách như đã thoả thuận

Bên A sẽ không nhận nếu bên B đưa loại hàng không đúng phẩm chất, không đúng quy cách như đã thoả thuận

(4) Bên A có trách nhiệm bảo đảm số lượng, chất lượng, chủng loại hàng.

Bên A có trách nhiệm bảo đảm số lượng, chất lượng, chủng loại hàng như đã thoả thuận với bên B.

Bài làm:

(1) Cách 1

(2) Cách 2

(3) Cách 2

(4) Cách 2

Vì đây là những cách diễn đạt cụ thể, rõ ràng và sát nghĩa nhất.

b) Lập hợp đồng cho thuê xe đạp dựa trên những thông tin sau đây:

Người có xe cho thuê: Nguyễn Văn A, tại số nhà X, phố...phường... thành phố Huế.

Người cần thuê xe: Lê Văn C, ở tại khách sạn Y, mang giấy chứng minh nhân dân số:... do Công an thành phố ...cấp ngày...tháng...năm...

Đối tượng: Chiếc xe đạp mi-ni Nhật, màu tím, trị giá 1 000 000 đ.

Thời gian thuê: 3 ngày đêm.

Giá cả: 10 000 đ/ngày đêm.

Nếu mất hoặc bị hư hại thì người thuê phải bồi thường.

Bài làm:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

--------

HỢP ĐỒNG THUÊ XE ĐẠP

Hôm nay, ngày… tháng… năm…

Tại…

Chúng tôi gồm:

Bên A: Nguyễn Văn Nam, tại số nhà 9, phố. Trần Thái Tông..quận Cầu Giấy... thành phố Hà Nội

Bên B: Lê Văn Cường, ở tại khách sạn Y, mang giấy chứng minh nhân dân số:... do Công an thành phố ...cấp ngày...tháng...năm...

Hai bên thoả thuận kí kết Hợp đồng thuê xe đạp với các nội dung và điều khoản sau:

Điều 1.

Ông Nguyễn Văn A cho ông Lê văn C thuê một chiếc xe đạp mi – ni Nhật, màu tím, trị giá 1000000đ (một triệu đồng).

Điều 2.

Thời gian cho thuê: 3 ngày đêm (từ 8 giờ sáng ngày 20 tháng 11 năm 2015 đến 8 giờ sáng ngày 23 tháng 11 năm 2015).

Điều 3.

Ông C có quyền nhận xe và sử dụng trong thời gian thuê.

Điều 4.

Giá thuê: 10000đ (mười nghìn đồng)/ngày đêm.

Ông C có nghĩa vụ giao trả lại xe và thanh toán đầy đủ tiền thuê là 30000đ (ba mươi nghìn đồng) vào thời điểm 8 giờ sáng ngày 23 tháng 11 năm 2015.

Điều 5.

1.Ông C đặt cọc 500.000đ (năm trăm nghìn đồng) tiền bảo đảm cho ông A. Số tiền này được ông A hoàn trả vào thời điểm ông C trả xe đạp và trả xong tiền thuê xe.

2.Ông C có trách nhiệm giữ gìn và bảo quản xe đạp cẩn thận, nếu xe bị mất hoặc hư hỏng thì ông C phải bồi thường thiệt hại. Nếu trả chậm phải chịu tiền thuê gấp đôi.

Điều 6.

Ông A có quyền nhận lại xe và nhận đủ tiền thuê tại thời điểm kết thúc hợp đồng.

Điều 7.

Ông A có nghĩa vụ đảm bảo xe hoạt động tốt, không bị hư hỏng khi bàn giao xe cho ông C thuê.

Ông A có nghĩa vụ trả lại số tiền đặt cọc 500000đ cho ông C tại thời điểm ông C thanh toán đủ tiền thuê.

Hợp đồng này có hai bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ một bản.

Bên cho thuê Bên thuê

Nguyễn Văn Nam Lê Văn Cường

c) Lập sơ đồ tư duy hệ thống hóa kiến thức về mục đích, nội dung, bố cục, hành văn, số liệu của hợp đồng.

Bài làm:

Học sinh vẽ sơ đồ tư duy vào vở dựa theo những kiến thức sau:

  • Mục đích của hợp đồng: Hợp đồng là loại văn bản có tính chất pháp lí ghi lại nội dung thỏa thuận về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của hai bên tham gia giao dịch nhằm bảo đảm thực hiện đúng thỏa thuận đã cam kết.
  • Nội dung: Ghi lại nội dung của hợp đồng theo từng điều khoản đã được thống nhất.
  • Bố cục: gồm 3 phần

- Phần mở đầu: Quốc hiệu và tiêu ngữ, tên hợp đồng, địa điểm, thời gian, họ tên, chức vụ, địa chỉ của các bên kí kết bợp đồng.

- Phần nội dung: Ghi lại nội dung của hợp đồng theo từng điều khoản đã được thống nhất.

- Phần kết thúc: Chữ kí, chức vụ, họ tên của đại diện các bên tham gia kí kết hợp đồng và xác nhận bằng dấu của cơ quan hai bên (nếu có).

  • Yêu cầu về hành văn, số liệu: Lời văn, số liệu của hợp đồng phải chính xác, chặt chẽ.

d) Trong các loại văn bản sau đây, văn bản nào có tính chất pháp lí?

- Tường trình

- Biên bản

- Báo cáo

- Hợp đồng

Bài làm:

Hợp đồng

D. Hoạt động vận dụng

1. Từ đoạn trích Con chó Bấc, hãy viết một đoạn văn thể hiện tình cảm, suy nghĩ của em đối với một con vật nuôi trong gia đình.

Bài làm:

Nhà em nuôi một chú béc-giê tên là Phi Phi. Lông chú màu đen mượt, bốn chân cao và chắc. Hai tai lúc nào cũng dựng lên lắng nghe mọi âm thanh xung quanh. Cái mũi thì lúc nào cũng có vẻ khịt khịt như đánh hơi mọi thứ. Phi Phi rất ngoan và can đảm. Khi tối trời, chú luôn ra ngoài hiên nằm canh khiến cả nhà tôi yên tâm đi ngủ. Phi Phi không chỉ là chú bé ngoan, trung thành mà còn là người bạn vô cùng dũng cảm, là “chú bảo vệ” đáng yêu của gia đình tôi.

3. Hãy viết một trong các hợp đồng sau: cung cấp nước sạch, cung cấp điện sinh hoạt.

Bài làm:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******

HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ CẤP NƯỚC

Căn cứ Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

Căn cứ Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch.

Căn cứ Thông tư số...... /2008/TT-BXD ngày.....tháng....năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch.

Căn cứ Quyết định số....../......ngày......tháng......năm...... của UBND...... (cấp tỉnh) ban hành Quy định (quy chế ) về hoạt động sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch trên địa bàn tỉnh.
Căn cứ......

Hôm nay, ngày ..05...tháng...01....năm..2019..........................................................

Tại:......................................................................................................................................

Chúng tôi gồm:

I. Bên cung cấp dịch vụ (gọi tắt là Bên A)

Tên đơn vị cấp nước..... Công ty cổ phần Đầu tư Nước sạch Sông Đà..........ĐT: ..............................................

Đại diện là ông........Nguyễn Văn A...........................................................................

Chức vụ..............................................................................................................................

Theo giấy uỷ quyền số.............../...............ngày......tháng......năm.....................................

của .....................................................................................................................................

Trụ sở.................................................................................................................................

Tài khoản.............................................................tại...........................................................

Mã số thuế..........................................................................................................................

II. Khách hàng sử dụng nước (gọi tắt là Bên B)

Chủ hộ (hoặc tên cơ quan)..............Đặng Văn B................................................................

Hoặc người được uỷ quyền................................................................................................

Số CMND (theo giấy uỷ quyền số)...................cấp ngày......../........./...............tại..............

Nơi thường trú (Trụ sở cơ quan)........................................................................................

............................................................................................................................................

Địa chỉ mua nước................................................................................................................

............................................................................................................................................

Tài khoản...................................Tại.....................................................................................

Mã số thuế........................................................... Điện thoại..............................................

Cùng nhau thoả thuận ký kết hợp đồng dịch vụ cấp nước với các nội dung sau:

Điều 1. Đối tượng của hợp đồng

Quy định đối tượng của hợp đồng: mua bán nước sạch bảo đảm điều kiện chất lượng dịch vụ cam kết.

Điều 2. Điều kiện chất lượng dịch vụ

Quy định chất lượng dịch vụ tại điểm đấu nối bao gồm chất lượng nước sạch, áp lực, lưu lượng, tính liên tục của dịch vụ phù hợp với tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và thỏa thuận thực hiện dịch vụ cấp nước mà đơn vị cấp nước đã ký.

Điều 3. Giá nước sạch

Quy định giá nước sạch cho các đối tượng và mục đích sử dụng nước khác nhau, phù hợp với biểu giá do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành và phương án giá tiêu thụ nước sạch đã được phê duyệt; nguyên tắc áp dụng giá nước mới khi có quyết định điều chỉnh của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

Điều 4. Khối lượng nước sạch thanh toán tối thiểu

Áp dụng cho khách hàng sử dụng nước là hộ gia đình; quy định khối lượng nước sạch tối thiểu phải thanh toán theo quy định của Nghị định và quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

Điều 5. Phương thức thanh toán

Quy định kỳ ghi hóa đơn, thông báo thanh toán, địa điểm thanh toán, hình thức thanh toán.

Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của Bên A

Quy định các quyền và nghĩa vụ của Bên A đã được quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của Bên B

Quy định các quyền và nghĩa vụ của Bên B đã được quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Điều 8. Sửa đổi hợp đồng

Quy định các trường hợp sửa đổi hợp đồng theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Điều 9. Chấm dứt hợp đồng

Quy định các trường hợp chấm dứt hợp đồng, giải quyết những vướng mắc của hai bên khi chấm dứt hợp đồng.

Điều 10. Giải quyết tranh chấp và vi phạm hợp đồng

Quy định giải quyết tranh chấp và vi phạm hợp đồng theo các quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Điều 11. Các thoả thuận khác (nếu có)

Điều 12. Điều khoản chung

Quy định hiệu lực của hợp đồng và các phụ lục hợp đồng. Các cam kết thực hiện hợp đồng.

Bên cung cấp dịch vụ
(Ký và đóng dấu)

Khách hàng sử dụng nước
(Ký và đóng dấu)

Soạn văn bài: Con chó Bấc - Sách hướng dẫn học Ngữ Văn 9 tập 2 trang 102. Sách này nằm trong bộ VNEN của chương trình mới. Trên đây VnDoc đã hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong SGK, giúp các bạn rút ngắn thời gian soạn bài, củng cố thêm kiến thức Ngữ văn lớp 9. Mời các bạn tham khảo

.......................................................................

Ngoài Soạn Văn 9 bài Con chó Bấc VNEN. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm Soạn văn 9, soạn bài 9 hoặc đề thi học học kì 1 lớp 9, đề thi học học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 2 lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Ngữ văn 9 VNEN

    Xem thêm