Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn văn 9 bài Đoàn thuyền đánh cá VNEN

Soạn văn 9 VNEN bài 11: Đoàn thuyền đánh cá được VnDoc sưu tầm và chọn lọc giới thiệu tới các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu hướng dẫn trả lời các câu hỏi môn Ngữ văn 9 VNEN, giúp các em học sinh biết cách soạn bài và chuẩn bị bài kỹ lưỡng trước khi tới lớp. Mời các em tham khảo.

A. Hoạt động khởi động.

B. Hoạt động hình thành kiến thức.

1. Đọc văn bản: Đoàn thuyền đánh cá

2. Tìm hiểu văn bản,

a. Mạch thơ được triển khai theo trình tự chuyến ra khơi của đoàn thuyền từ lúc bắt đầu (hoàng hôn) đến khi đánh bắt cá (đêm xuống) và trở về (bình minh). Em hãy dựa trên trình tự ấy tìm bố cục bài thơ.

Bài làm:

Bài thơ có 7 khổ, được kết cấu theo sự vận động của thời gian và hành trình của một chuyến ra khơi đánh cá:

  • Hai khổ đầu: Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi lúc hoàng hôn buông xuống.
  • Bốn khổ tiếp: Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển trong một đêm trăng rất đẹp.
  • Khổi cuối: Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về khi bình minh đã rạng ngời trên biển.

b. Chỉ ra và nêu giá trị biểu đạt của các biện pháp nghệ thuật trong khổ thơ đầu. Hình ảnh con người qua những chi tiết nào trong khổ thơ này?

Bài làm:
  • Biện pháp so sánh, nhân hóa:" Mặt trời xuống biển như hòn lửa/ Sóng đã cài then đêm sập cửa" cho thấy cảnh biển hoàng hôn vô cùng tráng lệ, hùng vĩ. Mặt trời được ví như một hòn lử khổng lồ đang từ từ lặn xuống. Trong hình ảnh liên tưởng này, vũ trụ như một ngôi nhà lớn, với đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ, những lượn sóng là then cửa. Với sự quan sát tinh tế nhà thơ đã miêu tả rất thực chuyển đổi thời khắc giữa ngày và đêm.
  • Biện pháp ẩn dụ:" Câu hát căng buồm" để nói đến con người ra khơi. Hình ảnh người dân lao động làm chủ thiên nhiên, đất nước, sự giàu có của biển cả và cả sự hi vọng về một chuyến ra khơi nhiều hải sản cất cao tiếng hát giữ biển khơi vô tận trở thành trung tâm khiến câu thơ mang nhịp điệu hào hứng, hứng khởi về một chuyến ra khơi bội thu.

c. Tầm vóc của đoàn thuyền đánh cá được miêu tả như thế nào? (lái, buồm, không gian xuất hiện) điều đó gợi vẻ đẹp gì qua hình ảnh người lao động?

Bài làm:

Tầm vóc của đoàn thuyền đánh cá được nhân hóa, nâng lên thành những hình ảnh lớn lao kì vĩ, lớn ngang cùng trời đất, thiên nhiên.=> Từ đó đưa hình ảnh người lao động vừa khỏe khoắn vừa có tâm hồn rộng mở, tầm vóc lớn lao sánh ngang tầm vũ trụ

d. Những chi tiết hình ảnh, biện pháp nghệ thuật nào miêu tả sự giàu đẹp của biển. Qua đó, tác giả thể hiện tình cảm gì với biển quê hương.

Bài làm:

Nhà thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật liệt kê để thể hiện sự đa dạng các loài cá biển: "cá chim, cá nhụ, cá chim, cá đe, ..." từ đó cho ta thấy nguồn hải sản dồi dào phong phú gợi sự giàu có của tài nguyên thiên nhiên của vùng biển nước ta. Mỗi loài cá mang cho mình dáng vẻ kì thú riêng tạo lên một bức tranh đa màu làm nổi bật lên vẻ đẹp vùng biển. Qua tiếng hát của những người dân chài lưới và hình ảnh nhân hóa so sánh: ''biển cho ta cá...tự buổi nào'' nhà thơ miêu tả tấm lòng của biển cả bao la đối với con người như lòng mẹ ấm áp biển giàu biển đẹp biển mang lại hạnh phúc ấm áp cho con người bằng nguồn tài nguyên giàu có biển hào phóng ban tặng cho con người một cuộc sống tươi đẹp đồng thời cũng thể hiện sự biết ơn vô hạn không chỉ của tác giả mà của cả những người dân sống bằng nghề đánh bắt tới biển cả, nơi đã giúp họ nuôi sống bản thân, gia đình và quê hương yêu dấu.

e. Em có nhẫn xét gì về âm điệu nhịp điệu của bài thơ.

Bài làm:

Về âm điệu: Bài thơ đoàn thuyền đánh cá có âm hưởng vừa khỏe khoắn, sôi nổi, vừa bay bổng, lãng mạn với lời thơ hào sảng, dõng dạc; âm điệu thơ như khúc hát say mê cùng với điệp ngữ từ “hát” khiến cho bài thơ như một khúc ca- bài ca của tình yêu lao động.

3. Tập làm thơ tám chữ.

a. Đọc các đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:

(1)

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

-Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

(2)

Xin đừng gọi bàng ngôn từ hoa mĩ.

Đi suốt đời kí ước vẫn mang theo

(3)

Yêu biết mấy những dòng sông bát ngát

.....

Dám vươn mình cai quản lại thiên nhiên

  • Tìm những từ ngữ có khả năng gieo vần ở mỗi đoạn. Vận dụng kiến thức về vần chân, vần lưng, vần liền, vần gián cách để nhận xét về cách gieo vần của từng đoạn:
  • Chỉ ra cách ngắt nhịp ở mỗi đoạn thơ
  • Trình bày những hiểu biết của em về đoạn thơ tám chữ
Bài làm:

Cách gieo vần:

  • Đoạn thơ trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ gieo vần chân, liên tiếp: tan - ngàn, mới - gội, bừng - rừng, gắt - mật.
  • Đoạn thơ trong bài Tổ quốc-Nguyễn Huy Hoàng vần chân, gián cách: mĩ-lẻ, nguyên tên, bỏng-hạn, hè-đê, ngát- tuổi, diều-theo
  • Đoạn thơ trong bài Mùa thu mới của Tố Hữu gieo vần chân, gián cách: ngát - hát, non - son, dứng - dựng, tiên - nhiên.

Cách ngắt nhịp: Cách ngắt nhịp đa dạng, linh hoạt.

(1) Nào đâu / những đêm vàng hên hờ suối (2/6)

Ta say mồi /đứng uống ánh trăng tan? (3/5)

Đâu những ngày / mưa chuyển bốn phương ngàn (3/5)

Ta lặng ngẩm /giang sơn ta đổi mới? (3/5)

Đâu những bình minh /cây xanh nắng gội, (4/4)

Tiếng chim ca/giấc ngủ ta tưng bừng (3/5)

Đâu những chiều /lênh láng máu sau rừng (3/5)

Ta đợi /chết mảnh mặt trời gay gắt, (2/6)

Để ta chiếm lấy / riêng phần bí mật? (4/4)

Than ôi!/Thời oanh liệt/nay còn đâu? (2/3/3)

(2)

Xin đừng gọi/ bằng ngôn từ hoa mỹ

Những sông dài/ biển rộng/ những tài nguyên

Tổ quốc tôi,/ vùng quê nghèo lặng lẽ

Trên bản đồ,/ không dấu chấm,/ không tên.

Ở nơi đó,/ đất khô cằn cháy bỏng

Tre còng lưng/ nhẫn nại/ đứng trưa hè

Đất khô nỏ /chân chim mùa nắng hạn

Ngọn gió Lào/ héo hắt /cỏ chân đê.

Ở nơi đó/, mùa trăng về bát ngát

Gió nồm nam/ trong vắt /tiếng sáo diều

Có mái tóc/ xanh hương mười sáu tuổi

Đi suốt đời/ kí ức vẫn mang theo

(3)

Yêu biết mấy,/ những dòng sông bát ngát

Giữa đôi bờ/ dào dạt lúa ngô non

Yêu biết mấy,/ những con đường ca hát

Qua công trường/ mới dựng mái nhà son!

Yêu biết mấy,/những bước đi dáng đứng

Của đời ta/ chập chững buổi dầu tiên

Tập làm chủ,/ tập làm người xây dựng

Dám vươn mình/ cai quàn lại thiên nhiên!

(Tố Hữu, Mùa thu mới)

=> Thơ 8 chữ là: thể thơ mỗi dòng tám chữ, cách ngắt nhịp đa dạng. Bài thơ theo thể này có thể gồm nhiều đoạn, có thể dược chia thành nhiều khổ, số câu không hạn định, cách gieo vần chủ yếu là vần chân (liên tiếp hoặc gián cách).

1. Điền vào chố trống các từ sau cho phù hợp với thể thơ tám chữ

(ca hát, bát ngát, ngày qua, muôn hoa)

Hãy cắt đứt những dây đàn……

Những sắc tàn vị nhạt của….

Nàng đón lấy màu xanh hương….

Của ngày mai muôn thủa với…

Bài làm:

Ta điền vào chỗ trống như sau:

Hãy cắt đứt những dây đàn ca hát

Những sắc tàn vị nhạt của ngày qua

Nâng đón lấy màu xanh hương bát ngát

Của ngày mai muôn thuở với muôn hoa.

2. Hãy tập làm một bài thơ bốn câu theo thể thơ tám chữ với nội dụng và vần nhịp tự chọn để đọc tại lớp.

Bài làm:

Tham khảo 1:

Có người mẹ tấm lòng luôn rộng mở
Chở che con tha thứ lúc lỗi lầm
Dù phải nhận về mình bao cay đắng
Chẳng oán hờn vì hai chữ tình thâm.

Tham khảo 2:

Bao năm rồi chưa về lại trường xưa
Mái ngói hồng giờ nắng mưa phai nhạt
Tóc của thầy chắc cũng thêm sợi bạc
Mắt hoen mờ nhòa nhạt dấu thời gian.

C. Hoạt động luyện tập

a. Đọc văn bản: Bếp lửa.

b. Tìm hiểu văn bản.

(1) Bài thơ mang hình thức là lời của nhân vật trữ tình- người cháu hồi tượng lại những kỉ niệm với bà, Dựa vào cốt tự sự và mạch tâm trạng nhân vật trữ tình, em hãy tìm bố cục của bài thơ.

(2) Trong ba câu thơ đầu, hình ảnh bếp lửa hiện lên qua những từ ngữ nào? Tại sao khi nhớ về bếp lửa, nhân vật trữ tình lại thấy “thương bà biết mấy nắng mưa”?

(3) Qua bài thơ em hình dung như thế nào về nhân vật người cháu và hoàn cảnh sống của hai bà cháu?

(4) Qua sự hồi tượng của người cháu, hình ảnh bà hiện lên như thế nào? Tình cảm bà cháu còn gắn liền với những tình cảm nào khác?

(5) Theo em, hình ảnh bếp lửa trong bài thơ có ý nghĩa gì? Trình bày suy nghĩa của em về sự chuyển hóa từ bếp lửa thành ngọn lửa trong hai câu thơ:

Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng

(6) Chỉ ra và nhận xét về tác dụng của sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và biểu cảm

Bài làm:

(1) Bài thơ có bố cục như sau:

  • Ba dòng thơ đầu: Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi ức vé bà.
  • Bốn khổ tiếp theo: Hồi tưởng những kỉ niệm ấu thơ gắn liền với hình ảnh bếp lửa.
  • Hai khổ tiếp theo: Suy ngẫm của cháu về bà.
  • Khổ cuối: Tình cảm của người cháu đi xa không nguôi nhớ về bà.

(2) Trong ba câu thơ đầu, hình ảnh bếp lửa hiện lên qua những từ ngữ: "Chờn vờn sương sớm/ ấp iu nồng đượm".

Khi nhớ về bếp lửa, nhân vật trữ tình lại thấy “thương bà biết mấy nắng mưa” bởi lẽ hình ảnh “bếp lửa” là biểu hiện cụ thể và sinh động về sự tần tảo, chăm sóc và yêu thương của người bà đối với con cháu trong mọi hoàn cảnh khó khăn, gian khổ. Trước sự hy sinh của bà, người cháu luôn “thương bà biết mấy nắng mưa”. Từ đó làm bật lên tình cảm sâu nặng của người cháu một cách thật tự nhiên, không thể tà xiết vì những “nắng mưa”, khó nhọc vất vả của cuộc đời bà. Từ “thương” diễn đạt rất chân thật mà giản dị không chút hoa mỹ tấm lòng yêu mến bà của cháu.

(3) Qua bài thơ em hình dung dược cuộc sống của hai bà cháu lúc bấy giờ vô cùng vất vả. Người bà phải làm lụng vất vả, một nắng hai sương, tần tảo sớm hôm chăm sóc cho người cháu của mình. Nhà thơ nhắc lại những năm tháng khủng khiếp của nạn đói 1945. Ngày tháng ấy đến người cha đương sức trẻ phải "khô rạc ngựa gầy" mà không đủ ăn. Vậy mà bà đã già cả, ốm yếu lại một tay nuôi dạy cháu. Cái đói, cái chết rình mò nhưng bà vẫn dành tất cả yêu thương mang đến cho cháu những bữa ăn nhọc nhằn. Tám năm ở cùng bà khi che mẹ bận công tác, bà dạy cháu học, dạy cháu làm, bà kể chuyện cháu nghe, chia sẻ với cháu nỗi vắng mẹ, cặm cụi nhóm lửa, nuôi nấng cháu. Năm giặc đốt làng, đốt nhà, bà vẫn vững lòng dặn cháu giữ kín chuyện để bố mẹ yên tâm công tác, bà vẫn sớm chiều nhen nhóm ngọn lửa ủ ấm lòng cháu. Đó chính là những kỉ niệm về bà cũng thấm đậm yêu thương mà người cháu chẳng thể quên được.

(4) Tình cảm bà cháu trong bài thơ rất sâu nặng. Đây là lời yêu thương tha thiết của người cháu nơi xa đối với bà: Tình cảm ấy vượt qua chiều dài của thời gian, chiều rộng của không gian, neo đậu mãi trong trái tim cháu. Tuổi thơ của cháu đã đi qua theo năm tháng, khoảng cách giữa bà và cháu cũng đã xa vời vợi nhưng cháu chẳng lúc nào quên nhắc nhở về bà.

Tình cảm bà cháu còn gắn liền với tình yêu quê hương đất nước những tháng ngày chiến đấu khắc nghiệt.

(5) Hình ảnh bếp lửa có ý nghĩa:

  • Bếp lửa luôn gắn liền với hình ảnh bà, nhớ đến bếp lửa là cháu nhớ đến bà và cuộc sống gian khổ.
  • Bếp lửa bàn tay bà nhóm mỗi sớm mai là nhóm tình yêu thương, niềm vui sưởi ấm, sự san sẻ tình làng nghĩa xóm, những tâm tình và ước vọng của tuổi thơ.
  • Bếp lửa là tình cảm yêu thương, bình dị mà thiêng liêng của bà.
  • Bếp lửa còn là biểu tượng của gia đình, quê hương, đất nước, cội nguồn…

=> Từ hình ảnh bếp lửa cụ thể, tác giả đã chuyển thành hình ảnh trừu tượng: ngọn lửa lòng bà. Ngọn lửa giờ đây là ngọn lửa tinh thần, mang một ý nghĩa khái quát. Đó là ngọn lửa của niềm tin, sức sống, là niềm yêu thương của bà.

(6) Thông qua biện pháp tự sự kết hợp miêu tả tác giả đã kể lại những kỉ niệm tuổi thơ của những năm tháng khó khăn bên bà đồng thời cũng thể hiện tình bà cháu thiêng liêng, sự hi sinh của bà dành cho cháu cũng như tình yêu thương của người cháu dành cho bà.

2. Ôn tập tổng kết từ vựng.

a. Từ tượng thanh, từ tượng hình.

(1) Nêu khái niệm về từ tượng thanh bà từ tượng hình. Cho ví dụ minh họa.

(2) Kể tên một số con vật trong tiếng Việt có nguồn gốc từ từ tượng thanh.

(3) Trong những câu thơ sau từ nào là từ tượng hình? Các từ tượng hình ấy có giá trị biểu đạt như thế nào?

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Dưới cầu nước chảy trong veo

Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha.

(4) Chỉ ra và phân tích ý nghĩa và giá trị của những từ tượng thanh trong nhưng câu sau:

- Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua đấy.

(Nguyễn Tuân- Người lái đò sông Đà)

Tiếng hát đâu mà nghe nhớ thương

Mái nhì man mác nước sông Hương

Hà ơi, tiếng mẹ ru nhè nhẹ

Cay đắng bao nhiêu nỗi đoạn trường.

(Tố Hữu-Quê mẹ)

Bài làm:

(1) Khái niệm, ví dụ:

  • Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng dấp, dáng vẻ, trạng thái,... của sự vật. Phần lớn từ tượng hình là từ láy. Ví dụ: thăm thẳm, mênh mông, nhấp nhô, khấp khểnh, phập phồng, mấp mô, lẻo khẻo, khệnh khạng...
  • Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người. Ví dụ: róc rách, ha hả, hềnh hệch, hu hu...nh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.

(2) Kể tên một số con vật trong tiếng Việt có nguồn hốc từ tượng thanh: tú hú, bìm bịp, chuồn chuồn

(3) Các từ tượng hình là:

  • "chờn vờn": Miêu tả hình ảnh bếp lửa bập bùng mù mờ trong sương sớm, khiến cho người đọc có cảm giác ám ảnh về hình tượng bếp lửa, nó chờn vờn hiện về như một câu truyện cổ tích lung linh kì ảo.
  • "ấp iu": Miêu tả hành động nâng niu chăm sóc của đôi bàn tay
  • "thướt tha": Miêu tả cảnh buổi chiều lúc Thúy Kiều và Kim Trong chia tay, thể hiện cảnh đẹp, yêu kiều như một người con gái nhưng buồn

(4) Các từ tượng thanh:

  • cuồn cuộn, gùn gè: miêu tả sự dữ dội của dòng sông
  • man mác: Miêu tả dòng nước sông Hương
  • nhè nhè: miêu tả tiếng mẹ ru ầu ơ đưa con vào giấc ngủ

b. Một số phép tu từ

(1) Hoàn thành bảng sau vào vở:

Phép tu từ

Định nghĩa

Ví dụ minh họa

So sánh

Ânr dụ

Nhận hóa

Hoán dụ

Nói quá

Nói giảm nói tránh

Điệp ngữ

Chơi chữ

Bài làm:

Phép tu từ

Định nghĩa

Ví dụ minh họa

So sánh

Là biện pháp tu từ sử dụng nhằm đối chiếu các sự vật, sự việc này với các sự vật, sự việc khác giống nhau trong một điểm nào đó với mục đích tăng gợi hình và gợi cảm khi diễn đạt.

Ông mặt trời tròn như cái mâm, từ từ nhô lên sau lũy tre làng

Ẩn dụ

Là biện pháp dùng tên gọi của đối tượng này làm tên gọi của đối tượng khác dựa trên sự liên tưởng về mối tương đồng giữa hai đối tượng về mặt nào đó (như màu sắc, tính chất, trạng thái, vv.).

Giọng nói của chị ấy rất ngọt ngào.

Nhận hóa

là phép tu từ gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật… bằng các từ ngữ thường được sử dụng cho chính con người như suy nghĩ, tính cách giúp trở nên gần gũi, sinh động, hấp dẫn, gắn bó với con người hơn

Ông mặt trời kéo cỗ xe lửa ban phát ánh nắng xuống trần gian

Hoán dụ

là biện pháp dùng tên gọi của một cái bộ phận để chi cho toàn thể. Tức là gọi tên sự vật/hiện tượng này bằng một tên sự vật/hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nhau để tăng sức gợi hình và gợi cảm trong diễn đạt

Một cây làm chẳng lên non

Ba cây chụm lại lên hòn núi cao

Nói quá

à biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật sự việc hiện tượng được miêu tả nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng, gây sức biểu cảm...

Anh ấy ăn thùng uống vại

Nói giảm nói tránh

là cách tế nhị, uyển chuyển nhằm làm giảm cảm giác đau buồn, nặng nề, ghê sợ: tránh thô tục, thiếu lịch sự.

Bác đã ra đi.

Điệp ngữ

là biện pháp lặp lại một từ, một ngữ hoắc cả câu để nhấn mạnh nội dung được nói đến.

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Chơi chữ

Chơi chữ là cách lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa nhằm tạo ra sắc thái dí dỏm, hài hước trong khi nói và viết.

Thẳng thắn thật thà thường thua thiệt.

Luồn lách lươn lẹo lại lên lương

D. Hoạt động vận dụng

1. Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận và Bếp lửa của Bằng Việt đều có những yếu tố tự sự. Hãy cho biết các yếu tố tự sự trong các bài thơ ấy có vai trò gì ?

Bài làm:

Cả hai bài thơ yếu tố tự sự đã thay lời nhà thơ kể lại câu chuyện/ hành trình của nhân vật, giữa một lời kể lại của những người dân chài, và cũng là người cháu trong câu chuyện. Bằng phương pháp tự sự, tác giả có thể dễ dàng bộc lộ được những cảm xúc của nhân vật và miêu tả một cách tinh tế nhất. Chính nhờ điều đó đã làm nên sự mộc mạc, giản dị và chân thật trong từng lời thơ, càng khắc sâu thêm vào lòng độc giả những cảm xúc khó

2. Theo em có thể lược bỏ bốn câu cuối bài bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt được không? Vì sao?

Bài làm:

Không thể bỏ bốn câu thơ cuối bởi đó là những câu thơ chứa đựng tình cảm mà người cháu dành cho bà, là những lời thầm giấu trong lòng cháu. giờ đây khi ở một đất nước xa xôi, xa bà, xa bếp lửa hồng, xa những kỉ niệm tuổi thơ thì người cháu vẫn luôn dành tình cảm hướng về bà của mình. Tình cảm ấy đã vượt qua cả giới hạn không gian và thời gian luôn ấp ủ trong lòng người cháu cho dàu nay đã lớn khôn

3. Khổ thơ sau trong bài thơ Trưa hè của Anh thơ bị chép thiếu hai chữ. Tìm những chữ thích hợp (đúng thanh đúng vần) để điền vào chỗ trống:

Trời trong biếc không qua mây gợn trắng

Gió nồm nam lộng thổi cánh diều xa

Hoa lựu nở đầy một /…/ đỏ nắng

Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay /…/.

Bài làm:

Trời trong biếc không qua mây gợn trắng,

Gió nồm nam lộng thổi cánh diều xa.

Hoa lựu nở đầy một vườn đỏ nắng,

Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua.

4. Hãy làm một bài thơ bốn câu hoặc tám câu, mỗi câu có tám chữ, về một chủ đề để tự chọn

Bài làm:

Tham khảo:

Ngày hôm qua hay tự tháng năm nào
Con nao nức bước vào trường trung học
Thương cây lúa hóa thân từ hạt thóc
Thầy ươm mùa vàng, đất vọng đồng dao.

Cây phượng già treo mùa hạ trên cao
Nơi bục giảng giọng thầy sao chợt thấp:
“Các con ráng… năm nay hè cuối cấp…”
Chút nghẹn ngào… bụi phấn vỡ lao xao.

5. Vận dụng những kiến thức về phép tu từ từ vựng để phân tích giá trị biểu đạt của những đoạn trích sau:

(1)

Thà rằng liều một thân con,

Hoa dù rã cánh lá còn xanh cây.

(2)

Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chọ biết vào tay ai

(3)

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn lại quen nhau

Súng bên súng đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi chi kỉ

(4)

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

(Hồ Chí Minh, Ngắm trăng)

(5)

Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then đêm sập của

Bài làm:

(1)

Thà rằng liều một thân con,

Hoa dù rã cánh lá còn xanh cây.

  • Phép ẩn dụ: Hoa, cánh dùng để chỉ Thúy Kiều. Lá, cây: dùng để chỉ gia đình Kiều.
  • Tác dụng: thể hiện sự hi sinh vì gia đình của Kiều một cách cảm động sâu sắc.

(2)

Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chọ biết vào tay ai

  • Phép so sánh: người con gái được so sánh với tấm lụa đào bán ngoài chợ.
  • Tác dụng: Thể hiện sự bơ vơ, vô định của người con gái thời phong kiến, họ bị coi như đồ vật đem buôn bán.

(3)

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn lại quen nhau

Súng bên súng đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi chi kỉ

  • Biện pháp ẩn dụ, liên tưởng:" súng bên súng"; "đầu sát bên đầu"
  • Tác dụng: gợi lên tư thế của người lính trong đêm phục kích. “Súng bên súng” là chung nhiệm vụ, chung hành động; “đầu sát bên đầu” là chung chí hướng, chung lí tưởng. Chính Hữu đã dung các từ “sát, bên, chung” gợi sự chia sẻ của người lính, ý hợp tâm giao. Hình ảnh “đêm rét chung chăn” là một hình ảnh đẹp, đầy ý nghĩa, đã cho ta thấy được sự sẻ chia những thiếu thốn gian lao trong cuộc đời người lính.

(4)

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

(Hồ Chí Minh, Ngắm trăng)

  • Phép nhân hóa: vầng trăng cũng có tình cảm, hành động như con người, nhòm vào khe cửa để ngắm nhìn con người.
  • Tác dụng: làm tăng sự sinh động của hình ảnh, nói lên sự gắn bó tri âm tri kỉ giữa trăng và người.

(5)

Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then đêm sập của

  • Phép ẩn dụ, liên tưởng: mặt trời như hòn lửa, sáng là chiếc then cửa, màn đêm là cánh cửa khổng lồ.
  • Tác dụng: Vũ trụ đang đi vào trạng thái nghỉ ngơi, thư giãn.

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng.

1. Sưu tầm hoặc giới thiệu 1-2 bài thơ về sự giàu đẹp của biển

Bài làm:

Tham khảo:

Đêm về với biển đêm xanh
Không đen, đêm biển long lanh nghìn trùng.
Ta đi khắp núi khắp đồng
Lại về ngủ biển, nằm trong dạt dào
Ta nằm trên đáy trăng sao,
Nằm chao sóng mặn, nằm chao sóng cồn.
Ta cùng biển hoá chiếc hôn
Mênh mông, hôn bãi bờ, hôn cuộc đời…

Tham khảo:

Tiếng biển về khuya như tiếng lụa
Non tơ, êm ả, lại bền hơi
Lao xao vũ trụ chồi đang nhú
Trăng bạch quang mây lọc ánh ngời

Ta nằm tiếng sóng cuốn bờ mây
Ta khoát mênh mông mở ánh ngày
Biển nở hoa cườm thơm gió mặn
Buồm lên theo cánh hải âu bay

Nổi yên tâm lớn trong trời đất
Biển gọi trăng sao thở nhịp thầm
Nghiêng gối tao phùng cùng tạo vật
Anh em từ thưở mịt mù tăm

.......................................................................

Ngoài Soạn văn 9 bài Đoàn thuyền đánh cá VNEN, các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm Soạn văn 9 hoặc đề thi học học kì 1 lớp 9, đề thi học học kì 2 lớp 9 mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Ngữ văn 9 VNEN

    Xem thêm