Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn Văn 9 bài Đồng chí VNEN

Soạn văn 9 VNEN bài 9: Đồng chí dưới đây được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn tham khảo. Tài liệu Soạn Văn 9 này sẽ hướng dẫn trả lời các câu hỏi môn Ngữ văn 9 VNEN, giúp các em học sinh biết cách soạn bài và chuẩn bị bài kỹ lưỡng trước khi tới lớp. Mời các em tham khảo.

A. Hoạt động khởi động

Tại sao người Việt thường gọi những người trong cùng đất nước là “đồng bào”? Cách gọi ấy có ý nghĩa gì?

Bài làm:

Cách gọi “đồng bào” này xuất phát từ truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên”. Truyền thuyết kể rằng, mẹ Âu cơ đã sinh ra một bọc trứng, từ bọc trứng nở ra trăm người con là tổ tiên của dân tộc Việt Nam ngày nay. Từ “đồng bào” ở đây có nghĩa là “cùng một bào thai”. Vì vậy, người Việt thường gọi những người trong cùng đất nước là “đồng bào” là ý coi nhau như anh em cùng sinh ra từ một bọc, có cùng một cội nguồn sinh dưỡng, cùng là “con Rồng cháu Tiên”.

Cách gọi “đồng bào” là cách gọi thân thương trìu mến, gắn liền với truyền thống “yêu nước với thương nòi” của người Việt. Hai tiếng “đồng bào” còn thể hiện một ý nghĩa rằng: mọi người dân trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng như nhau, giữa những con dân Việt không có gì khác biệt về đẳng cấp, quyền lợi. Từ ý niệm đồng bào cùng chung một Mẹ, một nguồn cội huyết thống đã hình thành một ý thức dân tộc cao độ với lòng yêu nước gắn liền với tình thương giống nòi.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Đọc văn bản "Đồng chí"

2. Tìm hiểu văn bản

a) Bài thơ mang hình thức lời tâm tình, kể về tình đồng chí của hai người lính (anh với tôi). Em hãy cho biết, hai người lính xuất thân từ những miền quê như thế nào? Điều gì khiến họ vốn là những người xa lạ mà "không hẹn quen nhau?

Bài làm:

- Hai người lính đều có nguồn gốc xuất thân từ những miền quê nghèo khó:

"Quê hương anh nước mặn đồng chua.

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.”

Qua việc sử dụng thành ngữ “nước mặn đồng chua” và cụm từ “đất cày lên sỏi đá”, ta có thể hình dung ra quê hương nghèo khó của những người lính. Họ sinh ra từ miền ven biển ngập mặn, khó làm ăn; từ vùng trung du đồi núi đất bạc màu, cằn cỗi. Người lính trong bài thơ là những người nông dân mặc áo lính. Họ có cùng chung quê hương nghèo khổ, chung giai cấp.

- Vốn là những người xa lạ nhưng họ lại “tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”. Đó là vì họ cùng nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, nghe theo sự thúc giục của lòng yêu nước, nên họ đã cùng lên đường đi chiến đấu. Từ những phương trời xa lạ, những người lính đã gặp nhau, quen nhau và có cùng chung mục đích cứu nước.

b) Tình đồng chí của hai người lính có quá trình hình thành như thế nào? Em có nhận xét gì về dòng thứ bảy của bài thơ?

Bài làm:

- Quá trình hình thành tình đồng chí của hai người lính:

  • Các anh ra đi từ những miền quê nghèo đói, lam lũ rồi gặp gỡ nhau ở tình yêu Tổ quốc lớn lao. Các anh đều là những người nông dân mặc áo lính – đó là sự đồng cảm về giai cấp.
  • Tình đồng chí, đồng đội được hình thành trên cơ sở cùng chung nhiệm vụ và lí tưởng cao đẹp: “Súng bên súng đầu sát bên đầu”. “Súng bên súng” là có chung nhiệm vụ đánh giặc. “Đầu sát bên đầu” là cùng chung ý nghĩa và lý tưởng. Họ cùng kề vai sát cánh trong đội ngũ chiến đấu để thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng của thời đại.
  • Tình đồng chí, đồng đội nảy nở và thành bền chặt trong sự chan hòa và chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, tác giả đã biểu hiện bằng một hình ảnh cụ thể, giản dị mà hết sức gợi cảm: "Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ."

- Dòng thơ thứ bảy của bài thơ hết sức đặc biệt.

  • Dòng thơ này chỉ có hai tiếng “đồng chí” ngắn gọn được tách riêng độc lập trở thành một câu đặc biệt gồm từ hai âm tiết đi cùng dấu chấm than.
  • Dòng thơ đã chia bài thơ thành hai mạch cảm xúc: đi từ tình cảm riêng – tư (anh với tôi), đó là những cơ sở hình thành nên tình đồng chí, sự gắn bó chung lí tưởng, con đường (đồng chí), những biểu hiện của tình đồng chí.
  • Ý nghĩa của dòng thơ thứ 7 là nhấn mạnh sự thiêng liêng của tình đồng chí, giữa những con người cùng chí hướng, cùng lí tưởng.

c) Sau khi kể về quá trình hình thành tình đồng chí, nhân vật trữ tình đã bày tỏ sự thấu hiểu và chia sẻ những gì với người bạn chiến đấu của mình? Sự sẻ chia và thấu hiểu ấy có ý nghĩa gì?

Bài làm:

Sau khi kể về quá trình hình thành tình đồng chí, nhân vật trữ tình đã bày tỏ sự thấu hiểu tâm tư, nỗi lòng và cùng chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời quân ngũ với người bạn chiến đấu của mình.

- Họ cảm thông, thấu hiểu một cách sâu xa những tâm tư, nỗi lòng của nhau: “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày/ Gian nhà không mặc kệ gió lung lay.” Khi là đồng chí của nhau, họ kể cho nhau nghe những câu chuyện nơi quê nhà, hoàn cảnh gia đình. Đó là chuyện “ruộng nương” gửi lại “bạn thân cày”, là chuyện “gian nhà không” lung lay mỗi khi gió đến. Qua những lời tâm tình ấy, những người lính càng hiểu và cảm thông cho nhau hơn. Các anh là những người lính gác tình riêng, ra đi vì nghĩa lớn, để lại sau lưng mảnh trời quê hương với bao băn khoăn, trăn trở.

- Họ cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính:

  • Người lính cùng nhau chịu đựng những cơn sốt rét rừng, cùng trải qua những ốm đâu bệnh tật: “Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh/ Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.”
  • Người lính cùng chia sẻ với nhau sự thiếu thốn về vật chất, quân tư trang trong cuộc đời quân ngũ: “Áo anh rách vai/ Quần tôi có vài mảnh vá/ Miệng cười buốt giá/ Chân không giày”.

Sự sẻ chia và thấu hiểu ấy giúp những người lính càng tin tưởng và gắn kết nhau hơn, giúp họ càng thêm lạc quan, tin tưởng, vượt lên mọi khó khăn, gian khổ. Tất cả những biểu hiện của tình đồng chí đồng đội đã được cô đúc lại trong hình ảnh “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. “Tay nắm lấy bàn tay” để truyền cho nhau hơi ấm của tình đồng đội, truyền cho nhau sức mạnh của tình đồng chí và truyền cho nhau niềm tin chiến thắng.

d) Trong 3 câu cuối, người lính hiện lên ở hoàn cảnh như thế nào? Trình bày cảm nhận của em về câu cuối bài thơ (hình ảnh, nhạc điệu,...)

Bài làm:

- Trong ba câu thơ cuối, hình ảnh người lính hiện lên trong thờ điểm đêm khuya, nơi rừng hoang, dưới thời tiết sương muối khắc nghiệt, những người lính đứng cạnh bên nhau phục kích chờ giặc tới.

- Câu thơ cuối bài “Đầu súng trăng treo” rất thực và cũng rất lãng mạn. Câu thơ mang nhiều ý nghĩa biểu tượng được gợi ra từ những liên tưởng phong phú. “Súng” và “trăng” – hai hình ảnh tưởng như đối lập song lại thống nhất hòa quyện – là gần và xa, là thực tại và mơ mộng, là chất chiến đấu và chất trữ tình, là chiến sĩ và thi sĩ. Đó là các mặt bổ sung cho nhau của cuộc đời người lính cách mạng.

Câu thơ có bốn chữ tạo nên nhịp điệu như nhịp đập dịu dàng của trái tim người đồng chí. Nhập đập của trái tim chan chứa yêu thương.

Câu thơ cuối là một sáng tạo bất ngờ về vẻ đẹp bình dị và cao cả trong tâm hồn người chiến sĩ. Có lẽ chính vì vậy mà tác giả Chính Hữu đã lấy câu thơ này để đặt nhan đề cho cả tập thơ.

Chọn và nêu tác dụng của một hoặc một số nét đặc sắc về nghệ thuật bài thơ (về thể thơ, ngôn từ, giọng điệu, những biện pháp nghệ thuật,...)

Bài làm:

Một số nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ:

Ngôn từ: Hàm súc, cô đọng, giàu sức biểu cảm, lời thơ giản dị mà giàu sức tạo hình.

Giọng điệu: Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình như lời kể chuyện.

Thể thơ: Thể thơ tự do với những câu dài ngắn đan xen đã giúp cho nhà thơ diễn tả hiện thực và bộc lộ cảm xúc một cách linh hoạt.

3. Tìm hiểu văn học địa phương

C. Hoạt động luyện tập

1. Luyện tập đọc hiểu văn bản "Đồng chí"

a) Bài thơ Đồng chí sử dụng cấu trúc sóng đôi giữa “anh” và “tôi”. Chỉ ra những biểu hiện và tác dụng của sự sóng đôi ấy.

Bài làm:

- Cấu trúc sóng đôi “anh” và “tôi” trong bài thơ “Đồng chí” được biểu hiện:

“Quê anh – Làng tôi”

“Anh với tôi…”

“Áo anh – quần tôi’

- Cấu trúc sóng đôi, đối xứng giữa “anh” và “tôi” ấy diễn tả sự gắn bó keo sơn, mật thiết, không thể tác rời trong tình đồng chí của những người lính.

3. Tìm hiểu văn học địa phương

C. Hoạt động luyện tập

1. Luyện tập đọc hiểu văn bản "Đồng chí"

a) Bài thơ Đồng chí sử dụng cấu trúc sóng đôi giữa “anh” và “tôi”. Chỉ ra những biểu hiện và tác dụng của sự sóng đôi ấy.

Bài làm:

- Cấu trúc sóng đôi “anh” và “tôi” trong bài thơ “Đồng chí” được biểu hiện:

“Quê anh – Làng tôi”

“Anh với tôi…”

“Áo anh – quần tôi’

- Cấu trúc sóng đôi, đối xứng giữa “anh” và “tôi” ấy diễn tả sự gắn bó keo sơn, mật thiết, không thể tác rời trong tình đồng chí của những người lính.

b) Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của người lính và tình đồng chí trong bài thơ.

Bài làm:

Vẻ đẹp của người lính và tình đồng chí trong bài thơ “Đồng chí”:

• Hình ảnh những người lính thời kháng chiến chống Pháp hiện lên thật đẹp. Đó là những con người là một hình ảnh chân thực, giản dị, mộc mạc, tình cảm đồng đội gắn bó và thiêng liêng, sẵn sàng xả thân vì quê hương, vì độc lập tự do của Tổ quốc. Họ sẵn sàng dâng hiến cả tuổi xuân cho sông núi quê hương. Bỏ lại sau lưng là gia đình, quê thiếu bàn tay các anh chăm sóc.

• Đẹp hơn nữa chính là thế giới tâm hồn, là tình cảm gắn bó của những người lính, cùng chung những khó khăn nhưng họ cũng chung những lí tưởng, khát vọng hòa bình cho dân tộc. Họ luôn có ý thức gắn bó, sống đùm bọc, tương trợ nhau không chỉ trong cuộc sống mà cả trong chiến đấu. Đó là hình ảnh những người lính bộ đội cụ Hồ.

• Nhưng đẹp nhất ở người lính chính là tình cảm đồng chí, đồng đội sâu sắc và thắm thiết. Tình đồng chí, đồng đội chính là sợi dây có thể gắn kết những con người tưởng chừng như xa lạ xích lại gần nhau. Tình đồng chí thiêng liêng là cội nguồn sức mạnh giúp họ vượt qua khó khăn, thử thách

2. Tổng kết về từ vựng

a) Từ đơn và từ phức

(1) Nhắc lại khái niệm từ đơn, từ phức (nêu ví dụ minh họa). Chỉ ra sự khác nhau giữa từ ghép và từ láy.

Bài làm:

- Khái niệm:

  • Từ đơn: là từ được cấu tạo bởi chỉ một tiếng.

VD: anh, tôi, nước, đồng, mặn, chua,…

  • Từ phức: là từ được cấu tạo từ hai tiếng trở lên.

VD: quê hương, đồng chí, sách vở, cây cối,…

- Sự khác nhau giữa từ ghép và từ láy:

Từ ghép: giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt nghĩa.

Từ láy: giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt âm. Trong đó, một bộ phận của tiếng hoặc toàn bộ tiếng được lặp lại.

(2) Trong các từ sau, từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy?

che chở, nho nhỏ, bó buộc, tươi tốt, lạnh lùng, bọt bèo, xa xôi, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, bờ bến, lấp lánh, lung linh, xanh xao, xa lạ, tri kỷ, lung lay.

Bài làm:

Từ ghép: che chở, bó buộc, tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, bờ bến, xa lạ, tri kỷ.

Từ láy: nho nhỏ, xa xôi, lạnh lùng, lấp lánh, lung linh, xanh xao, lung lay.

b) Thành ngữ

(1) Thành ngữ là gì? Trong những tổ hợp từ sau đây, tổ hợp nào là thành ngữ, tổ hợp nào là tục ngữ? Giải thích nghĩa của mỗi thành ngữ, tục ngữ đó.

- Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng

- Đánh trống bỏ dùi

- Chó treo mèo đậy

- Được voi đòi tiên

- Nước mắt cá sấu

Bài làm:

Khái niệm: là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.

Trong các tổ hợp từ trên, tổ hợp là thành ngữ bao gồm:

  • Đánh trống bỏ dùi (làm việc không đến nơi đến chốn, bỏ dở dang, thiếu trách nhiệm)
  • Được voi đòi tiên (thái độ tham lam, được cái này rồi lại muốn cái khác tốt hơn)
  • Nước mắt cá sấu (nước mắt thương xót giả dối; chỉ tình cảm giả nhân giả nghĩa để lừa người)

Tổ hợp là tục ngữ:

  • Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng (môi trường xã hội mà mình đang sống, đặc biệt là mối quan hệ bạn bè có một tác động, ảnh hưởng quan trọng đối với nhân cách đạo đức của mỗi người)
  • Chó treo mèo đậy (Thức ăn treo cao để tránh chó ăn, và đậy kỹ để không cho mèo lục đớp. Ý khuyên cảnh giác cửa nẻo rương hòm để phòng trộm cuỗm mất)

(2) Tìm và giải thích hai thành ngữ có yếu tố chỉ động vật và hai thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật.

Bài làm:

Hai thành ngữ co yếu tố chỉ động vật:

  • Ếch ngồi đáy giếng: ví người sống ở môi trường nhỏ hẹp, ít tiếp xúc với bên ngoài nên ít hiểu biết, tầm nhìn hạn hẹp.
  • Ăn ốc nói mò: nói không có ăn cứ, chứng cứ gì cả.

Hai thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật:

  • Liễu yếu đào tơ: chỉ những người con gái trẻ, mảnh mai, yếu ớt.
  • Cây cao bóng cả: Người có thế lực, uy tín lớn, có khả năng che chở, giúp đỡ người khác.

c. Nghĩa của từ

(1) Nghĩa của từ là gì?

(2) Hoàn thành những thông tin trong bảng sau vào vở:

Hiện tượng

Khái niệm

Ví dụ

Từ nhiều nghĩa

Từ đồng âm

Từ đồng nghĩa

Từ trái nghĩa

Trường từ vựng

(3)Thế nào là nghĩa gốc và nghĩa chuyển? Từ “đầu” trong câu thơ nào sau đây được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển?

Súng bên súng đầu sát bên đầu

Đầu súng trăng treo

(4) Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa có gì khác nhau? Nêu ví dụ minh họa

(5) Bằng hiểu biết về hiện tượng từ đồng âm, em hãy chỉ ra giá trị của câu thơ sau:

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

(6) Cặp từ nào sau đây là từ trái nghĩa

Xanh- trong, sáng-trưa, mưa-nắng, vui-buồn, tóc-tai, quần- áo, tài-sắc

Bài làm:

(1) Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ,…) mà từ biểu thị.

(2)

Hiện tượng

Khái niệm

Ví dụ

Từ nhiều nghĩa

Từ "chân"

Bộ phận dưới cùng của cơ thể người, động vật; dùng để đi, đứng (đau chân, gãy chân...)

Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật, có tác dụng đỡ các bộ phận khác (chân bàn, chân ghế, chân đèn...)

Bộ phận dưới cùng của một số sự vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền (chân tường, chân răng...)

Từ đồng âm

là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau.

Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên. (hăng lên chạy càn, nhảy càn)

- Mua được con chim, bạn tôi nhốt ngay vào lồng. (đồ đan bằng tre bằng nứa thường dùng để nhốt chim hay gà.)

Từ đồng nghĩa

là từ có nghĩa tương tự nhau (trong một số trường hợp có thể thay thế cho nhau).

Tô- bát, Cây viết – cây bút, Ghe – thuyền, Ngái – xa, Mô – đâu, Rứa – thế

Từ trái nghĩa

là từ có nghĩa trái ngược nhau.

xấu - đẹp, xa - gần, voi - chuột, rộng - hẹp

Trường từ vựng

là tập hợp các từ có ít nhất một nét nghĩa chung.

Máu, chém giết: trường nghĩa về sự chết chóc.

(3) Khái niệm:

  • Nghĩa gốc là nghĩa ban đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác
  • Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc

Súng bên súng đầu sát bên đầu => nghĩa gốc

Đầu súng trăng treo => nghĩa chuyển

(4)

Khác nhau

Từ đồng âm

Từ nhiều nghĩa

Từ đồng âm: Những từ khác nhau nhưng có cách phát âm giống nhau và có nghĩa hoàn toàn khác nhau.

Từ nhiều nghĩa: Một từ có thể mang nhiều nét nghĩa khác nhau trong những ngữ cảnh khác nhau. Trong đó có 1 nghĩa gốc và nhiều nghĩa chuyển. Những nét nghĩa này không hoàn toàn khác nhau.

VD:Từ: “bàn”:
Nghĩa 1: là vật gắn liền với tuổi học sinh,dùng để học trong nhà trường (VD: bàn ghế)
Nghĩa 2: là hoạt động nói chuyện,trao đổi về vấn đề gì đó (VD: bàn bạc)

VD Từ “chân”:
Nghĩa 1: Bộ phận dưới cùng của cơ thể người, động vật; dùng để đi, đứng (đau chân, gãy chân...)

Nghĩa 2: là bộ phận của con người,dùng để đứng vững hoặc để di chuyển. (VD: bàn chân của em)

(5) Sử dụng từ đồng nghĩa:

  • quốc: tổ quốc
  • gia: gia đình

=> Giá trị biểu đạt: nhấn mạnh nỗi nhớ về một quá khứ vàng son của đất nước đi qua của tác giả

(6) Cặp từ nào sau đây là từ trái nghĩa: vui-buồn, mưa nắng

D.Hoạt động vận dụng

1. Vận dụng những hiểu biết về trường từ vựng, hãy nêu và phân tích giá trị biểu đạt của các từ ngữ thuộc trường từ vựng chỉ quê hương, trang phục và cảm giác trong đoạn thơ sau:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,

Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi.

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

Bài làm:

Các trường từ vựng chỉ quê hương: ruộng nương, gian nhà, giếng nước, gốc đa

Các trường từ vựng chỉ trang phục: áo, rách vai, quần, mảnh vá, giày

Các trường từ vựng chỉ cảm giác: ớn lạnh, run người, buốt giá, thương nhau

Việc sử dụng những từ ngữ cùng trường nghĩa giúp câu văn tăng tính biểu cảm, diễn tả được những cung bậc cảm xúc của người viết.

2. Chỉ ra và phân tích tác dụng của các từ láy, các cặp từ trái nghĩa trong đoạn thơ sau:

Ríu rít sẻ nâu, trong khiết tiếng chim ri
khung trời tuổi thơ xanh rờn cổ tích
Nắng với mưa, oi nồng và giá buốt
mộc mạc hồn làng mẹ nuôi tôi lớn lên.

Trong rất nhiều lãng đãng nhớ và quên
làng vẫn thế. Cánh đồng vẫn thế
Mùa hanh hao tay cuốc bầm ruộng nẻ
lúa nghẹn đòng trắng xác những mùa rơm.

Tôi tan vào làn hương ngát mạ non
cảm nhận lời ban sơ của đất
Điều gì mãi còn – điều gì sẽ mất
làng nhói lên trong hoài vọng bất thường.

Bài làm:
  • Các từ láy: ríu rít, mộc mạc, hanh hao, lãng đãng => miêu tả khung cảnh quê hương một cách nhẹ nhàng, sâu lắng
  • Các cặp từ tái nghĩa: nắng-mưa, oi nồng- giá buốt, nhớ-quên, còn-mất => tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.

3. Trong đoạn trích Thúy Kiều báo ân, báo oán, cảnh Thùy Kiều (nhờ sự giúp đỡ của Từ Hải ) khi gặp lại và báo ân với Thúc Sinh có đoạn:

“Cho gươm mời đến Thúc lang

Mặt như chàm đổ mình dường dẽ run

Nàng rằng: “Nghĩa nặng nghìn non,

Lâm Tri người cũ chàng còn nhớ không?

Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng,

"Tại ai há dám phụ lòng cố nhân?”

Từ "người cũ" và "cố nhân" trong đoạn thơ trên có đồng nghĩa không? Chúng có thể hoán đổi vị trí cho nhau được không? Vì sao?

Bài làm:

Từ ''người cũ'' và ''cố nhân'' trong đoạn thơ trên có đồng nghĩa. Nhưng chúng không có hạn đổi vị trí cho nhau. Vì đây là thời xưa, những người có địa vị chủ yếu xài chứ Hán, nên không thể đổi vị trí cho nhau.

.......................................................................

Ngoài Soạn văn 9 bài Đồng chí VNEN. các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm Soạn văn 9, Văn mẫu lớp 9 hoặc đề thi học học kì 1 lớp 9, đề thi học học kì 2 lớp 9 mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc.

Bài tiếp theo: Soạn Văn 9 bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính VNEN

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Ngữ văn 9 VNEN

    Xem thêm