Tác phẩm | Tác giả | Thể loại | |
Văn học chữ Hán | Con hổ có nghĩa | Vũ Trinh | Truyện ngắn |
Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng | Hồ Nguyên Trừng | Truyện ngắn | |
Sông núi nước Nam | Lí Thường Kiệt | Thơ | |
Phò giá về kinh | Trần Quang Khải | Thơ | |
Thiên Trường vãn vọng | Trần Nhân Tông | Thơ | |
Côn Sơn Ca | Nguyễn Trãi | Thơ | |
Chiếu dời đô | Lí Công Uẩn | Chiếu | |
Bình Ngô đại cáo | Nguyễn Trãi | Cáo | |
Hịch tướng sĩ | Trần Quốc Tuấn | Hịch | |
Bàn luận về phép học | Nguyễn Thiếp | Tấu | |
Chuyện người con gái Nam Xương | Nguyễn Dữ | Truyện ngắn | |
Chuyện cũ trong phủ chú Trịnh | Phạm Đình Hổ | Tùy bút | |
Hoàng Lê nhất thống chí | Ngô gia văn phái | Tiểu thuyết | |
Văn học chữ Nôm | Sau phút chia li | Đoàn Thị Điểm | Thơ |
Bánh trôi nước | Hồ Xuân Hương | Thơ | |
Qua Đèo Ngang | Bà Huyện Thanh Quan | Thơ | |
Bạn đến chơi nhà | Nguyễn Khuyến | Thơ | |
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác | Phan Bội Châu | Thơ | |
Đập đá ở Côn Lôn | Phan Châu Trinh | Thơ | |
Muốn làm thằng Cuội | Tản Đà | Thơ | |
Hai chữ nước nhà | Trần Tuấn Khải | Thơ | |
Chị em Thúy Kiều | Nguyễn Du | Truyện thơ | |
Cảnh ngày xuân | Nguyễn Du | Truyện thơ | |
Kiều ở lầu Ngưng Bích | Nguyễn Du | Truyện thơ | |
Kiều ở lầu Ngưng Bích | Nguyễn Du | Truyện thơ | |
Thúy Kiều báo ân báo oán | Nguyễn Du | Truyện thơ | |
Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga | Nguyễn Đình Chiểu | Truyện thơ | |
Lục Vân Tiên gặp nạn | Nguyễn Đình Chiểu | Truyện thơ |
Soạn Văn 9 bài Tổng kết phần văn học thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi VNEN
Soạn Văn 9 VNEN bài 33: Tổng kết phần văn học thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Hy vọng tài liệu này các bạn học sinh rút ngắn thời gian soạn bài, củng cố kiến thức môn Văn lớp 9. Mời các bạn cùng tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới của mình
Bài Tổng kết phần văn học thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi VNEN
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Đọc văn bản
2. Tìm hiểu văn bản
a) Ghi lại vào vở tên các tác phẩm, tác giả, thể loại của các tác phẩm (hoặc đoạn trích) văn học Việt Nam trung đại được học và đọc thêm trong chương trình Ngữ văn THCS theo bảng sau:
Tác phẩm | Tác giả | Thể loại | |
Văn học chữ Hán | |||
Văn học chữ Nôm | |||
b) Nêu những điểm phân biệt văn học dân gian với văn học viết.
Văn học dân gian:
- Là sáng tác của tập thể nhân dân (sáng tác vô danh, mang tính tập thể)
- Khó xác định chính xác thời điểm ra đời
- Lưu truyền bằng hình thức truyền miệng, sau này được ghi chép lại
- Có tính không ổn định và thường có dị bản ở các vùng, miền khác nhau.
- Mang tính thực hành, nảy sinh trong sinh hoạt phục vụ cộng đồng và phục vụ trực tiếp cho sinh hoạt cộng đồng.
- Thể loại đặc trưng, văn học viết không lặp lại: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích.
Văn học viết:
- Sáng tác cá nhân (tính hữu danh, tính cá thể)
- Dễ xác định chính xác thời điểm ra đời
- Lưu truyền bằng văn tự (văn bản)
- Chỉ có một bản duy nhất, không có dị bản.
- Mang tính thường thức của cá nhân nghệ sĩ, nảy sinh do cảm hứng sáng tác.
- Thể loại khá phong phú: thơ, truyện, tiểu thuyết, tùy bút…
c) Nêu và phân tích một số dẫn chứng cho thấy tinh thần yêu nước là một nội dung nổi bật trong văn học Việt Nam qua các thời kì.
Tinh thần yêu nước là một nội dung nổi bật trong ba thời kì văn học: Chủ nghĩa yêu nước, tinh thần yêu nước luôn là đối tượng, nguồn cảm hứng cho sáng tác của nhiều tác giả:
– Thời trung đại ( thế kì X – XIX): thể hiện trong các áng thơ bất hủ: Sông núi nước Nam, phò giá về Kinh, Bình Ngô đại cáo, Hịch tướng sĩ, Thuật hoài…
– Đầu thế kỉ XX – CMT8 1945: thể hiện qua các tác phẩm của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hồ Chí Minh…
– Sau cách mạng tháng Tám, tinh thần yêu nước thể hiện trong các tác phẩm: Làng, Lặng lẽ Sa Pa, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Những ngôi sao xa xôi, Đoàn thuyền đánh cá…
d) Nêu những biểu hiện của tư tưởng nhân đạo trong một tác phẩm tiêu biểu của văn học trung đại và một số tác phẩm văn học hiện đại:
- Thương cảm trước bi kịch và đồng cảm với khát vọng của con người. Khẳng định quyền sống của con người.
- Ca ngợi, khẳng định những giá trị tốt đẹp của con người (tài năng, nhân phẩm)
- Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người.
- Đề cao truyền thống đạo lí, nhân nghĩa của dân tộc.
- Bảo vệ, bênh vực quyền sống, quyền hạnh phúc của con người, nhất là phụ nữ và trẻ em.
- Khẳng định con người cá nhân.
e) Hoàn thành phiếu học tập sau vào vở:
Các thể loại chính của văn học dân gian | Định nghĩa |
Các thể loại chính của văn học dân gian | Định nghĩa |
Truyền thuyết | là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh gái của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể. |
Truyện cổ tích | Là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc: nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ và có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch, nhân vật là động vật. Thường có yếu tố hoang đường, thể hiện niềm tin của nhân dân về chiến thắng của cái thiện với cái ác, cái tốt với cái xấu, sự công bằng với bất công. |
Truyện cười | là loại truyện kể về những hiện tương đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội. |
Truyện ngụ ngôn | là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn lời về loài vật hoặc chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống. |
Ca dao, dân ca: | Ca dao, dân ca: |
Tục ngữ | Những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh thể hiện kinh nghiệm sống của nhân dân về mọi mặt, được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ, lời ăn tiếng nói hằng ngày. |
Chèo | Loại kịch hát, mua dân gian, kể chuyện, diễn tích bằng hình thức sân khấu |
f) Hoàn thành phiếu học tập sau vào vở: kể tên các truyện cổ tích mà em đã được học (hoặc đã đọc) có các loại nhân vật sau:
LOẠI NHÂN VẬT | TRUYỆN CỔ TÍCH |
Nhân vật dũng sĩ | |
Nhân vật có tài năng đặc biệt | |
Nhân vật xấu xí | |
Nhân vật ngốc nghếch. |
LOẠI NHÂN VẬT | TRUYỆN CỔ TÍCH |
Nhân vật dũng sĩ | Thạch Sanh |
Nhân vật có tài năng đặc biệt | Em bé thông minh |
Nhân vật xấu xí | Sọ dừa |
Nhân vật ngốc nghếch. | Chàng Ngốc |
g) Lấy bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan để minh hoạ các quy tắc về niêm luật của thơ Thất ngôn bát cú đường luật (vần, thanh bằng trắc trong từng câu; đối, niêm giữa các câu).
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | ||
1 | T | T | B | B | T | T | B |
2 | B | B | T | T | T | B | B |
3 | B | B | T | T | B | B | T |
4 | T | T | B | B | T | T | B |
5 | T | T | B | B | B | T | T |
6 | B | B | T | T | T | B | B |
7 | B | B | T | T | B | B | T |
8 | T | T | B | B | T | T | B |
h) Hãy lấy một số câu ca dao và vài đoạn thơ trong truyện Kiều của Nguyễn Du để minh họa cho khả năng phong phú của thể thơ lục bát trong việc biểu hiện tâm trạng và kể chuyện, thuật việc.
Đoạn thơ trong Truyện Kiều tiêu biểu cho việc biểu hiện tâm trạng:
Ai làm cho bướm lìa hoa
Cho chim xanh nỡ bay qua vườn hồng.
Ai làm bầu bí đứt dây
Chàng nam thiếp bắc gió tây lạnh lùng.
i) Chỉ ra sự khác nhau trong cách trần thuật, xây dựng nhân vật giữa một truyện ngắn hiện đại (ví dụ: Lão Hạc của Nam Cao, Bến quê của Nguyễn Minh Châu) và một truyện thời trung đại (ví dụ: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng của Hồ Nguyên Trừng, Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ).
Tiêu chí | Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng | Lão Hạc |
Cách trần thuật | Kiểu hành trạng: tên tuổi, các việc làm, con cháu kế tục như thế nào | Biến hóa, đa dạng: châm đóm hút thuốc, rồi kể chuyện băn khoăn bán chó… |
Ngôn ngữ của nhân vật | Thuật lại, các lời đối thoại cũng là thuật lại |
|
Cách thức miêu tả | Việc miêu tả giản lược, hầu hết chỉ kể sự việc. | Miêu tả kĩ hình dáng, cử chỉ, ngôn ngữ, nội tâm nhân vật. |
Mối quan hệ với các nhân vật khác | Được tạo lập trên cơ sở giải quyết tình huống | Nhân vật quan hệ với các nhân vật khác bằng hành động, thái độ, cách biểu lộ tình cảm |
Điểm nhìn trần thuật | Tác giả | Biến hóa đa dạng giữa nhân vật: khi là ông giáo, khi là Lão Hạc |
II) Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
1. Những trường hợp cần viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
(1) Những trường hợp nào cần gửi thư (điện) chúc mừng và những trường hợp nào cần gửi thư (điện) thăm hỏi?
Những trường hợp cần gửi thư (điện) chúc mừng: người thân, bạn bè ở xa nhân dịp sinh nhật hoặc có những niềm vui lớn (đoạt giải cao trong thi cử, chuyển nhà mới, được phong tặng các danh hiệu cao quý,…).
Những trường hợp nào cần gửi thư (điện) thăm hỏi: Khi người thân, bạn bè ở xa gặp rủi ro, mất mát, ốm đau, người thân qua đời, gặp thiệt hại vì nơi ở xảy ra thiên tai
(2) Hãy kể thêm một số trường hợp cụ thể cần gửi thư (điện) chúc mừng hoặc thư (điện) thăm hỏi.
Một số trường hợp cụ thể cần gửi thư (điện) chúc mừng hoặc thư (điện) thăm hỏi:
- Gửi thư, điện chúc mừng: mừng sinh nhật bạn, mừng đám cưới, chúc mừng người nhận được tặng thưởng, lên chức, khi bạn bè/ người thân đi thi và được giải cao…
- Gửi thư, điện thăm hỏi: chia buồn khi bạn bè, người thân bị bệnh, khi gặp thiệt hại vì nơi ở xảy ra thiên tai…
(3) Cho biết mục đích và tác dụng của thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi khác nhau như thế nào?
(3) Khác nhau về mục đích:
Thư (điện) chúc mừng nhằm biểu dương, khích lệ những thành tích, sự thành đạt…của người nhận.
Thư (điện) thăm hỏi nhằm động viên, an ủi để người nhận cố gắng vượt qua những rủi ro hoặc khó khăn trong cuộc sống.
2. Cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
a) Đọc các văn bản sau đây và trả lời câu hỏi.
- Nôi dung của thư điện chúc mừng và thư (điện) hỏi thăm giống và khác nhau như thê nào?
– Nội dung thư (điện) chúc mừng và thư (điện) thăm hỏi giống nhau và khác nhau là:
Giống nhau: Nội dung thư (điện) thường bao gồm:
- Lí do chúc mừng hoặc thăm hỏi.
- Bộc lộ những suy nghĩ, cảm xúc của cá nhân khi nghe tin vui hoặc tin buồn của người nhận điện.
- Đều có các nội dung họ tên, địa chỉ người gửi,người nhận.
Khác nhau:
- Thư (điện) bày tỏ sự chúc mừng, bộc lộ niềm vui của người gửi điện.
- Thư (điện) thăm hỏi thể hiện nỗi buồn, sự cảm thông của người gửi.
- Em có nhận xét về độ dài của thư ( điện) chúc mừng và và thư (điện) thăm hỏi?
Thư (điện) chúc mừng và thư (điện) thăm hỏi có dung lượng ngắn rất ngắn gọn, nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ, trọn vẹn nội dung.
- Lời văn của thư (điện) chúc mừng và thư (điện) thăm hỏi có điểm nào giống nhau?
Lời văn của thư điện chúc mừng và thư điện thăm hỏi có điểm giống nhau là đều ngắn gọn và súc tích.
b) Hãy cụ thể hoá các nội dung sau đây bằng những cách diễn đạt khác nhau:
– Lí do cần viết thư (điện) chúc mừng hoặc thăm hỏi.
– Suy nghĩ và cảm xúc của người gửi đối với tin vui hoặc nỗi bất hạnh, điều không may của người nhận.
– Lời chúc và mong muốn của người gửi.
– Lời thăm hỏi, chia buồn của người gửi
– Lí do cần viết thư (điện) chúc mừng hoặc thăm hỏi.
+ Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
+ Nhận được tin bạn mới lập gia đình...
+ Được biết bạn không đoạt giải trong kì thi học sinh giỏi
– Suy nghĩ và cảm xúc của người gửi đối với tin vui hoặc nỗi bất hạnh, điều không mong của người nhận.
+ Em chân thành gửi lời chúc đến thầy (cô)
+ Mình rất vui mừng.
+ Mình rất lấy làm tiếc.
– Lời chúc và mong muốn của người gửi, lời thăm hồi, chia buồn của người gửi.
+ Lời chúc sức khoẻ và hạnh phúc.
+ Chúc vợ chồng bạn hạnh phúc trăm năm.
+ Mong bạn nhanh chóng vượt qua nỗi buồn và dồn sức cho thắng lợi ở kì thi sắp tới.
c) Từ hai bài tập trên, em hãy cho biết nội dung chính của thư (điện) chúc mừng, thư (điện) thăm hỏi và cách thức diễn đạt trong các bức thư (điện) đó.
- Nội dung thư (điện) cần phải nêu được lí do, lời chúc mừng/ lời thăm hỏi và mong muốn người nhận sẽ có những điều tốt lành.
- Cách thức diễn đạt: ngắn gọn, súc tích với tình cảm chân thành.
C. Hoạt động luyện tập
1. Tổng kết phần văn học
a) Đọc lại mục lục các văn bản trong sách giáo khoa Ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9 và làm bảng thống kê theo mẫu dưới đây:
Văn học dân gian | Văn học trung đại | Văn học hiện đại |
1. Truyện - Truyền thuyết - Cổ tích - Truyện cười - Truyện ngụ ngôn 2. Ca dao – dân ca 3. Tục ngữ 4. Sân khấu (chèo) | 1. Truyện, kí 2. Thơ 3. Truyện thơ 4. Văn nghị luận | 1. Truyện, kí 2. Tùy bút 3. Thơ 4. Kịch 5. Văn nghị luận |
Văn học dân gian | Văn học trung đại | Văn học hiện đại |
1. Truyện - Truyền thuyết (Con Rồng cháu Tiên; Bánh chưng bánh giày; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thủy Tinh) - Cổ tích (Sọ Dừa, Thạch Sanh, Em bé thông minh) - Truyện cười (Treo biển; Lợn cưới, áo mới) - Truyện ngụ ngôn (Thầy bói xem voi; Đeo nhạc cho mèo; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng; Ếch ngồi đáy giếng) 2. Ca dao – dân ca Những câu hát về tình cảm gia đình; Những câu hát về tình yêu quê hương,đất nước, con người; Những câu hát than thân, Những câu hát châm biếm. 3. Tục ngữ Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất; Tục ngữ về con người và xã hội. 4. Sân khấu (chèo) Quan Âm Thị Kính | 1. Truyện, kí Con hổ có nghĩa; thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng; Chuyện người con gái Nam Xương; Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh,Hoàng Lê nhất thống chí. 2. Thơ Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh, Thiên Trường vãn vọng, Bài ca Côn Sơn, Sau phút chia li, Bánh trôi nước, Qua đèo Ngang, Bạn đến chơi nhà. 3. Truyện thơ Truyện Kiều, Truyện Lục Vân Tiên 4. Văn nghị luận Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta ( trích Bình Ngô đại cáo), Bàn luận về phép học. | 1. Truyện, kí Dế Mèn phiêu lưu kí; Đất rừng phương Nam; Quê nội; Bức tranh của em gái tôi; Sống chết mặc bay, Những trò lố hay là Va – ren và Phan Bội Châu; Tôi đi học, Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc, Làng, Lặng lẽ Sa Pa, Chiếc lược ngà, Bến quê, Những ngôi sao xa xôi. Kí: Cô Tô, Lao xao. 2. Tùy bút Cây tre Việt Nam, Một thứ quà của lúa non: Cốm, Sài Gòn tôi yêu, Mùa xuân của tôi. 3. Thơ Lượm, Đêm nay Bác không ngủ, Mưa, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Tiếng gà trưa, Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác,Đập đá ở Côn Lôn, Muốn làm thằng Cuội, tức cảnh Pác Bó, Ngắm trăng, Đi đường, Nhớ rừng, Ông đồ, Quê hương, Khi con tu hú, Từ ấy, Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa, Vội vàng, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, ánh trăng, con cò, mùa xuân nho nhỏ, viếng lăng bác, sang thu, nói với con… 4. Kịch Bắc Sơn, Tôi và chúng ta. 5. Văn nghị luận Thuế máu, tiếng nói của văn nghệ, chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới. |
b) Ghi lại vào vở định nghĩa về các thể loại văn học dân gian theo mẫu:
Truyền thuyết | Truyện cổ tích | Truyện cười | Truyện ngụ ngôn | Ca dao – dân ca | Tục ngữ | Chèo |
Truyền thuyết | Truyện cổ tích | Truyện cười | Truyện ngụ ngôn | Ca dao – dân ca | Tục ngữ | Chèo |
là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh gái của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể. | Là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc: nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ và có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch, nhân vật là động vật. Thường có yếu tố hoang đường, thể hiện niềm tin của nhân dân về chiến thắng của cái thiện với cái ác, cái tốt với cái xấu, sự công bằng với bất công. | là loại truyện kể về những hiện tương đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội. | là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn lời về loài vật hoặc chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống. | Các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người. | Những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh thể hiện kinh nghiệm sống của nhân dân về mọi mặt, được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ, lời ăn tiếng nói hằng ngày. | Loại kịch hát, mua dân gian, kể chuyện, diễn tích bằng hình thức sân khấu |
c) Ghi tên các tác phẩm trung đại đã học trong chương trình Ngữ văn THCS vào vở theo mẫu dưới đây:
Tác phẩm | Thể loại |
Tác phẩm | Thể loại |
Con hổ có nghĩa | Truyện ngắn |
Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng | Truyện ngắn |
Sông núi nước Nam | Thơ thất ngôn tứ tuyệt |
Phò giá về kinh | Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt |
Thiên Trường vãn vọng | Thơ thất ngôn tứ tuyệt |
Côn Sơn Ca | Thơ lục bát |
Chiếu dời đô | Chiếu |
Hịch tướng sĩ | Hịch |
Bình Ngô đại cáo | Cáo |
Bàn luận về phép học | Tấu |
Chuyện người con gái Nam Xương | Truyện ngắn |
Chuyện cũ trong phủ chú Trịnh | Tùy bút |
Hoàng Lê nhất thống chí | Tiểu thuyết |
Sau phút chia li | Thơ song thất lục bát |
Bánh trôi nước | Thơ tứ tuyệt |
Qua Đèo Ngang | Thơ thất ngôn bát cú |
Bạn đến chơi nhà | Thơ thất ngôn bát cú |
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác | Thơ thất ngôn bát cú |
Đập đá ở Côn Lôn | Thơ thất ngôn bát cú |
Muốn làm thằng Cuội | Thơ thất ngôn bát cú |
Hai chữ nước nhà | Song thất lục bát |
Chị em Thúy Kiều | Truyện thơ |
Cảnh ngày xuân | Truyện thơ |
Kiều ở lầu Ngưng Bích | Truyện thơ |
Mã Giám Sinh mua Kiều | Truyện thơ |
Thúy Kiều báo ân báo oán | Truyện thơ |
Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga | Truyện thơ |
Lục Vân Tiên gặp nạn | Truyện thơ |
.......................................................................
Ngoài Soạn văn 9 bài Tổng kết phần Văn học thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi VNEN. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm Soạn văn 9, soạn bài 9 hoặc đề thi học học kì 1 lớp 9, đề thi học học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 2 lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt