Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn Văn 9 bài Bắc Sơn VNEN

Soạn văn 9 VNEN bài 32: Bắc Sơn do Nguyễn Huy Tưởng sáng tác dưới đây được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 9 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình. Mời các bạn cùng tham khảo

A. Hoạt động khởi động

1. Em hãy quan sát các hình ảnh và cho biết:

a) Theo cảm nhận của em, sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng chủ yếu tập trung vào mảng đề tài nào?

b) Kịch Bắc Sơn được sáng tác và đưa lên sân khấu đầu năm 1946, trong không khí sôi sục của những năm đầu kháng chiến. Hoàn cảnh sáng tác đó gợi cho em những suy nghĩ gì về nội dung và xung đột chính của vở kịch này?

Bài làm:

a) Các sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng chủ yếu tập trung vào mảng đề tài lịch sử.

b) Hoàn cảnh sáng tác đó cho thấy nội dung của vở kịch sẽ xoay quanh cuộc kháng chiến của dân tộc và xung đột chính của vở kịch này sẽ là xung đột giữa lực lượng cách mạng và kẻ thù.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Đọc văn bản Bắc Sơn

2. Tìm hiểu văn bản

a) Thuật lại diễn biến sự việc và hành động trong các lớp kịch trích ở hồi bốn.

Bài làm:

Diễn biến sự việc và hành động trong các lớp kịch trích ở hồi bốn.

Sự việc diễn ra chủ yếu ở gia đình Thơm - Ngọc. Trong hồi 4 xung đột và hành động kịch được thể hiện trong sự đối đầu giữa Thơm và Ngọc. Trước cái chết của cha, Thơm dần nhận ra bộ mặt thật của Ngọc. Thơm vô cùng đau xót và ân hận. Thái và Cửu bị giặc truy bắt đã chạy nhầm vào nhà Thơm, được Thơm che giấu và cứu thoát. Nhưng xung đột ở hồi kịch này còn diễn ra trong nhân vật Thơm và đã có bước ngoặt quyết định. Thế là Thơm đã dứt khoát đứng hẳn vào hàng ngũ cách mạng. Biết được tin Ngọc dẫn đường cho giặc Pháp lẽn đánh quân du kích, Thơm đã luồn rừng đi suốt đêm đến báo cho họ kịp thời đối phó. Lúc trở về, Thơm gặp Ngọc và bị y bắn. Nhưng chính Ngọc lại bị trúng đạn của giặc Pháp và chết.

b) Nêu tình huống bất ngờ, gay cấn được tác giả xây dựng trong đoạn trích. Tình huống ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện xung đột và phát triển của hành động kịch?

Bài làm:

Xung đột kịch trong hồi bốn được bộc lộ qua một tình huống căng thẳng, bất ngờ: Thái, Cửu trong lúc lẩn trốn sự truy lùng của Ngọc và đồng bọn lại chạy vào đúng nhà Ngọc, lúc chỉ có Thơm ở nhà.

Tình huống ấy buộc Thơm phải có sự lựa chọn dứt khoát: hoặc là che giấu Thái và Cửu, hoặc để cho chồng mình bắt hai cán bộ.

Và bằng việc che giấu cho 2 người, Thơm đã đứng hẳn về phía cách mạng. Mặt khác, tình huống ấy cho Thơm thấy rõ bộ mặt phản động của chồng.

Xung đột ấy lại diễn ra trong hoàn cảnh cuộc khởi nghĩa đã bị đàn áp, kẻ thù đang truy lùng những chiến sĩ cách mạng. Nhưng xung đột ở hồi kịch này còn diễn ra trong nhân vật Thơm và đã có bước ngoặt quyết định, khiến cô lựa chọn đứng hẳn về phía cách mạng.

c) Chỉ ra xung đột cơ bản của lớp kịch. Xung đột đó đã cho thấy tâm trạng, tính cách của các nhân vật Thơm, Ngọc, Thái, Cửu ra sao?

Bài làm:

Tâm trạng, tính cách của các nhân vật:

  • Nhân vật Thơm:

Lúc cách mạng bị đàn áp dã man, cha và em trai đều hi sinh. Mẹ thì gần như hóa điên và bỏ nhà đi. Tất cả những sự việc ấy luôn ám ảnh, giày vò tâm trí cô, khiến cô day dứt, ân hận.

Sự băn khoăn, nghi ngờ đối với Ngọc ngày càng tăng. Tuy sự nghi ngờ với Ngọc ngày càng tăng nhưng Thơm vẫn cố níu lấy 1 chút hi vọng vì cô không dễ dàng gì từ bỏ cuộc sống nhàn nhã và những đồng tiền của chồng đưa cho để may sắm.

Giữa lúc ấy thì một tình huống thật bất ngờ đả xảy ra với Thơm bắt cô phải lựa chọn thái độ dứt khoát. Đó là việc Thái và Cửu bị truy lùng chạy nhầm vào chính nhà của Thơm. Khi Cửu và Thái mới xuât hiện, Thơm đã hoảng hốt, lo lắng. Ở cô lúc này, không có cuộc đấu tranh giữa cái sông và cái chết, cũng không có sự lựa chọn phải giao nộp hai cán bộ này hay che giấu họ. Cô không lo lắng, băn khoăn vì dám cả gan che giấu cán bộ. Thơm hoảng hốt là do quá bất ngờ; lo lắng, đắn đo vì không biết bảo vệ họ thế nào.

Bản chất trung thực và lương thiện ở Thơm, cùng với sự quí mến sẵn có với Thái và cả sự hối hận tất cả những điều đó đã khiến cho Thơm hành động 1 cách mau lẹ và khôn ngoan, không sợ nguy hiểm để che giấu Thái và Cửu.

Khi Ngọc quay về nhà, Thơm đã khôn ngoan, bình tĩnh che mắt Ngọc để bảo vệ cho 2 người cách mạng. Đồng thời, cũng chính là đến lúc này, Thơm đã nhận rõ bộ mặt Việt gian cùng sự xấu xa của chồng.

Đặt nhân vật vào hoàn cảnh căng thẳng, gay cấn, tác giả đà làm bộc lộ đời sống nội tâm của Thơm với những nỗi day dứt, đau xót và ân hận của Thơm để rồi nhân vật đã hành động dứt khoát, đứng hẳn về cách mạng.

  • Nhân vật Ngọc:

Ngọc vốn chỉ là một anh nho lại, địa vị thấp kém trong bộ máy cai trị của thực dân, Ngọc nuôi tham vọng ngoi lên để thoả mãn lòng ham muốn địa vị, quyền lực và tiền tài. Khi cuộc khởi nghĩa nổ ra, bộ máy cai trị của thực dân ở châu Bắc Sơn bị đánh đổ, Ngọc thù hận cách mạng. Y đã rắp tâm làm tay sai cho giặc, dẫn quân Pháp về đánh trường Vũ Lăng - căn cứ của lực lượng khỏi nghĩa. Ở hồi 4, Ngọc đã thổ hiện bản chất Việt gian của mình. Y ra sức truy lùng những người cách mạng đang lẩn trốn trong vùng, đặc biệt là Thái và Cửu. Ngọc cố che giấu Thơm về bản chất Việt gian phản động của y nhưng dần dần Thơm đã nhận ra và chính vì thế đã thúc đẩy Thơm đứng về phía cách mạng. Tác giả tập trung miêu lả những cái xâu, cái ác của nhân vật Ngọc, chú ý khắc hoạ tính cách của một loại người, nhất quán nhưng không đơn giản.

  • Nhân vật Thái và Cửu:

Trong hồi 4, họ chỉ là nhân vật phụ, xuất hiện trong chốc lát. Trong tình thế nguy kịch, bị giặc truy đuổi, lại chạy nhầm vào chính nhà tên Ngọc, Thái vẫn bình tĩnh, sáng suốt, củng cố được lòng tin của Thơm vào những người cách mạng và thể hiện lòng tin vào bản chất của cô. Còn Cửu thì hăng hái nhưng nóng nảy, thiếu sự chín chắn. Anh đã nghi ngờ Thơm, còn định bắn cô. Mãi đến lúc cuối, khi đã được Thơm cứu thoát, Cửu mới hiểu và tin Thơm.

d) Nhận xét về nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng trong các lớp kịch này.

Bài làm:

Nguyễn Huy Tưởng đã thành công trong việc xây dựng tình huống, tổ chức đối thoại, biểu hiện tâm lí và tính cách nhân vật trong lớp kịch này.

  • Thể hiện xung đột kịch: Xung đột cơ bản của vở kịch đến hồi bốn đã bộc lộ gay gắt trong sự đối đầu của Ngọc với Thái, Cửu, trong hoàn cảnh cuộc khởi nghĩa bị đàn áp và Ngọc cùng đồng bọn đang truy lùng những người cách mạng. Đồng thời xung đột kịch cũng diễn ra trong nội tâm nhân vật Thơm, thúc đẩy diễn biến tâm trạng nhân vật để di tới bước ngoặt quan trọng.
  • Về xây dựng tình huống kịch: Tình huống gay cấn, bất ngơ, bộc lộ rõ xung đột và thúc đẩy hành động kịch phát triển.
  • Về tổ chức dối thoại: Tác giả đã tổ chức được các đối thoại với những nhịp điệu, giọng điệu khác nhau, phù hợp với từng giai đoạn của hành động kịch (đối thoại giữa Thái, Cửu với Thơm ở lớp II có nhịp điệu căng thẳng, gấp gáp, giọng lo lắng, hồi hộp). Đối thoại đã bộc lộ nội tâm và tính cách nhân vật (đặc biệt ở lớp III).
  • Về biểu hiện tâm lí và tính cách nhân vật: Tâm lí nhân vật diễn ra khá phức tạp, chân thật (nhân vật Thơm), tính cách nhân vật dược thể hiện khá rõ nét và thống nhất trong lời nói, hành động (nhân vật Ngọc).

C. Hoạt động luyện tập

1. Tổng kết phần văn học nước ngoài

a) Hoàn thành bảng tổng kết văn học nước ngoài vào vở theo mẫu sau:

STT

Tác phẩm

(đoạn trích)

Tác giả

Thể loại

Nội dung

Nghệ thuật

Bài làm:

STT

Tác phẩm

(đoạn trích)

Tác giả

Thể loại

Nội dung

Nghệ thuật

1

Buổi học cuối cùng

Đô- đê

Truyện ngắn

Truyện đã thể hiện tình yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc

Nghệ thuật thể hiện tâm lí nhân vật qua ngôn ngữ, cử chỉ, ngoại hình và hành động.

2

Cô bé bán diêm

An- đéc- xen

Truyện ngắn

Khơi gợi lòng thương cảm đối với những em bé bất hạnh, thắp lên ngọn lửa của tình yêu thương và lòng nhân hậu.

Nghệ thuật kể chuyện, cách tổ chức các yếu tố mộng tưởng và hiện thực trong tác phẩm.

3

Đánh nhau với cối xay gió

Xéc- ven- téc

Tiểu thuyết

Kể câu chuyện về sự thất bại của Đôn- ki –hô-tê đánh nhau với cối xay gió, nhà văn chế giễu lí tưởng hiệp sĩ phiêu lưu, hão huyền, phê phán thói thực dụng thiển cận của con người trong đời sống xã hội

Nghệ thuật kể chuyện tô đậm sự tương phản giữa hai hình tượng nhân vật
Có giọng điệu phê phán, hài hước.

4


Chiếc lá cuối cùng

O-Hen-ri

Truyện ngắn

Ca ngợi tình yêu thương cao cả của những con người nghèo khổ với nhau.
Sức mạnh của tình yêu cuộc sống đã chiến thắng bệnh tật.
Sức mạnh và giá trị của nghệ thuật chân chính.

Kết cấu truyện đảo ngược tình huống hai lần.
Xây dựng tình tiết truyện hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ và khéo léo, gây hứng thú cho người đọc.

5

Hai cây phong

Ai-Ma-Tốp

Tiểu thuyết

Hai cây phong là biểu tượng của tình yêu quê hương sâu nặng gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của người họa sĩ làng Ku- ku –rêu.

Cách xây dựng mạch kể; Cách miêu tả giàu hình ảnh và lời văn giàu cảm xúc.

6

Cố hương

Lỗ Tấn

Truyện ngắn

Phản ánh hiện trạng của xã hội phong kiến Trung Quốc đồng thời đặt ra vấn đề đường đi của người nông dân, của toàn xã hội để mọi người suy ngẫm.

Bố cục chặt chẽ, cách sử dụng sinh động những thủ pháp nghệ thuật: hồi ức, hiện tại, đối chiếu, đầu cuối tương ứng.
Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật đọc đáo góp phần khắc hoạ tính cách nhân vật và chủ đề tác phẩm.

7

Những đứa trẻ

Go-rơ-ki

Hồi kí

Văn bản thể hiện tình bạn tuổi thơ trong sáng cao đẹp; sự khao khát tình cảm của những đứa trẻ.

Đối thoại ngắn gọn, sinh động, phù hợp với tâm lý nhân vật.
Chuyện đời thường và truyện cổ tích lồng vào nhau.
Kết hợp phương thức miêu tả, tự sự, biểu cảm

8

Robinxon ngoài đảo hoang

Đi-phô

Tiểu thuyết

Gợi hiện thực cuộc sống khó khăn, gian khổ.
Bộc lộ được sự lạc quan của Rô-bin-xơn.
Vẽ được chân dung kì dị của vị chúa đảo.

Tự sự, miêu tả kết hợp biểu cảm.
Ngôi kể thứ nhất chân thực, giọng kể nhẹ nhàng, hóm hỉnh.

9

Bố của Xi mông

Mô- păng -xăng

Truyện ngắn

Nhắc nhở về lòng yêu thương bạn bè, rộng ra là lòng yêu thương con người
Thông cảm với nỗi đau hoặc lỡ lầm của người khác

Miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật đặc sắc

10

Con chó Bấc

Lân đân

Ca ngợi lòng nhân ái: Con người và loài vật đều cần đến tinh yêu thương. Tình yêu thương nào cũng cần chân thật, sâu nặng và thuỷ chung.
Hướng con người hãy từ bỏ nhung đam mê vật chất, đến với một cuộc sống tốt đẹp, tràn ngập trong thế giới của tinh yêu thương.

Kể xen tả với những chi tiết tỉ mỉ, tinh tế.
Đi sâu miêu tả nội tâm (tâm hồn) loài vật bằng trí tưởng tượng phong phú.

11

Mây và sóng

Ta - go

Thơ

Bài thơ ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt; đồng thời gửi gắm những triết lí đậm tính nhân văn của nhà thơ.

Hình thức lời thoại lồng trong lời kể
Hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng
Cấu trúc tương ứng, có sự lặp lại và phát triển góp phần khẳng định chủ đề

12

Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục

Mô-li-e

Pháp

Lớp kịch được xây dựng hết sức sinh động, Khắc hoạ tài tình tính cách nhân vật. Gây tiếng cười sảng khoái cho khán giả.

2. Tổng kết phần Tập làm văn

a) Đọc bản tổng kết về các kiểu văn bản đã học trong chương trình ngữ văn THCS và trả lời các câu hỏi nêu dưới:

(1) Hãy cho biết sự khác nhau của các kiểu văn bản trên. (Gợi ý: Tự sự khác miêu tả như thế nào? Thuyết minh khác tự sự và miêu tả như thế nào? Văn bản biểu cảm khác văn bản thuyết minh ở đâu? Văn bản nghị luận khác văn bản điều hành ở những điểm nào? Hãy nêu các phương thức biểu đạt cơ bản của mỗi kiểu để làm sáng tỏ các câu hỏi trên.)

Bài làm:
  • Văn bản tự sự và văn bản miêu tả khác nhau: Văn bản tự sự trình bày các sự việc liên quan với nhau thành một hệ thống có quan hệ qua lại hoặc quan hệ nhân quả nhằm biểu hiện con người, quy luật đời sống và bày tỏ thái độ. Văn bản miêu tả tái hiện các tính chất, thuộc tính của sự vật, hiện tượng giúp con người cảm nhận và hiểu được chúng.
  • Văn bản thuyết minh khác văn bản tự sự, miều tả: Văn bản thuyết minh tập trung trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả, tính bổ ích hoặc có hại của sự vật, hiện tượng để người đọc có tri thức khách quan về chúng.
  • Văn bản biểu cảm khác văn bản thuyết minh: Văn bản biểu cảm bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc của con người, lừ đó lạo ra sự đồng cảm, xúc động ở người đọc.
  • Văn bản nghị luận và văn bản điều hành khác nhau:

Văn bản nghị luận trình bày tư tưởng, quan điểm của con người đối với tự nhiên, con người, xã hội thông qua các luận điểm, luận cứ và cách lập luận.

Văn bản điều hành trình bày theo mẫu chung và chịu trách nhiệm về pháp lí; nêu các nguyện vọng của cá nhân, tập thể đối với cơ quan quản lí; trình bày các quyết định của người có thẩm quyền đối với người có trách nhiệm thực thi công việc; trình bày các thoả thuận về lợi ích và nghĩa vụ giữa công dân với nhau.

(2) Các kiểu văn bản trên có thể thay thế cho nhau được hay không? Vì sao?

Bài làm:

Các kiểu văn bản trên không thay thế cho nhau được. Vì mỗi kiểu văn bản đều sử dụng một phương thức biểu đạt chủ yếu riêng với nhưng mục đích biểu đạt khác nhau, có những yêu cầu về nội dung và phương pháp thể hiện và ngôn ngữ riêng.

(3) Các phương thức biểu đạt trên có thể phối hợp với nhau trong một văn bản cụ thể hay không? Vì sao? Nêu một ví dụ để minh hoạ.

Bài làm:

Các phương thức biểu đạt thường kết hợp với nhau trong một văn bản cụ thể để làm sáng tỏ đặc điểm của đối tượng được nói tới trong mỗi loại văn bản. Thông thường, thuyết minh có thể kết hợp với miêu tả; tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm,..

Ví dụ: Đoạn văn sau có sự kết hợp giữa tự sự và miêu tả:

Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động. Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài bên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ. Với vẻ xúc động ấy và hai tay vẫn đưa về phía trước, anh chầm chậm bước tới, giọng lặp bặp run run:

- Ba đây con!

- Ba đây con!

Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: "Má! Má". Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương, và hai tay buông xuống như bị gãy.

(4) Từ bảng trên, hãy cho biết kiểu văn bản và hình thức thể hiện, thể loại tác phẩm văn học cổ gì giống nhau và khác nhau.

- Hãy kể tên các thể loại văn học đã học, ghi lên bảng.

- Mỗi thể loại ấy đã sử dụng các phương thức biểu đạt nào?

- Tác phẩm văn học như thơ, truyện, kịch có khi nào sử dụng yếu tố nghị luận không? Cho ví dụ và cho biết yếu tố nghị luận đó có đặc điểm gì?

Bài làm:

- Thơ, truyện dài kì, kí, tiểu thuyết chương hồi, truyện ngắn, ca dao, dân ca, câu đố, phóng sự, kịch, …

- Mỗi thể loại riêng có một phương thức biểu đạt nhất định, phù hợp với đặc điểm.

Ví dụ:

  • Truyện ngắn: Phương thức biểu đạt là tự sự (kể lại các sự việc)…
  • Thơ: Phương thức chủ yếu là biểu cảm.

Tuy nhiên, trong các thể loại ấy, có thể kết hợp các phương thức biểu đạt khác nhau để tăng hiệu quả.

- Tác phẩm văn học như thơ, truyện, kịch đôi khi cũng có sử dụng các yếu tố nghị luận, chẳng hạn như bài thơ:

QUÁN HÀNG PHÙ THUỶ

Một phù thuỷ

Mở quán hàng nho nhỏ

Mời vào đây

Ai muốn mua gì cũng có!

Tôi là khách đầu tiên

Từ bên trong

Phù thuỷ ló ra nhìn:

Anh muốn gì?

Tôi muốn mua tình yêu,

Mua hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn…

Hàng chúng tôi chỉ bán cây non

Còn quả chín, anh phải trồng, không bán!

(K. Badjadjo Pradip - Thái Bá Tân dịch)

Yếu tố nghị luận làm cho thơ thêm phần sâu sắc, giàu tính triết lí, gợi cho người đọc suy tư...

(5) Kiểu văn bản tự sự và thể loại văn học tự sự khác nhau như thế nào? Tính nghệ thuật trong tác phẩm văn học tự sự thể hiện ở những điểm nào?

Bài làm:

Giống nhau:

  • Các kiểu văn bản tự sự và thể loại văn học tự sự cùng dùng chung một phương thức biểu đạt tự sự.

Khác nhau:

  • Kiểu văn bản tự sự không chỉ dùng cho văn bản nghệ thuật mà còn dùng trong rất nhiều tình huống và các loại văn bản khác, ví dụ như trong văn học báo chí, đơn từ, bản tin lịch sử...
  • Thể loại tự sự là thể loại nhằm phân biệt với thể loại trữ tình và kịch.

(6) Kiểu văn bản biểu cảm và thể loại văn học trữ tình giống và khác nhau ở những điểm nào? Nêu đặc điểm của thổ loại văn học trừ tình. Cho ví dụ minh hoạ.

Bài làm:

Kiểu văn bản biểu cảm và thể loại văn học trữ tình giống và khác nhau:

Giống nhau: chúng đều biểu hiện cảm xúc của con người.

Khác nhau:

  • Kiểu văn bản biểu cảm không chỉ dùng cho văn bản nghệ thuật mà còn dùng trong rất nhiều tình huống và các loại văn bản khác: điện mừng, thăm hỏi, chia buồn, văn tế, điếu văn, thư từ...
  • Thể loại trữ tình là thể loại văn học nhằm phân biệt với các thể loại tự sự và kịch. Thể loại văn học trữ tình thông qua các hình tượng nghệ thuật trữ tình mà bày tỏ cảm xúc cúa con người.

Đặc điểm của thể loại văn học trữ tình:

  • Bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp.
  • Trong tác phẩm trữ tình, người đứng ra bộc lộ cảm xúc gọi là nhân vật trữ tình.
  • Tác phẩm trữ tình thường ngắn gọn.
  • Lời văn của tác phẩm trữ tình là lời văn của cảm xúc nên tràn đầy tính biểu cảm.

(7) Tác phẩm nghị luận có cần các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự không? Cần ở mức độ nào, vì sao?

Bài làm:

Tác phẩm nghị luận cần các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự nhằm làm cho bài nghị luận thêm sinh động. Tuy nhiên, các yếu tố này không được lấn át phương thức nghị luận vì đây là phương thức chủ yếu của kiểu bài nghị luận. Bởi vì trong văn nghị luận: yếu tố nghị luận là yếu tố chủ đạo, làm sáng tỏ và nổi bật nội dung cần nói đến. Còn các yếu tố trên chỉ đó vai trò bổ trợ, có thể giải thích cho 1 cơ sở nào đó của vấn đề nghị luận (thuyết minh), nêu sự việc dẫn chứng cho vấn đề (tự sự)…

b) Phần Văn và Tập làm văn có mối quan hệ với nhau như thế nào? Hãy nêu ví dụ cho thấy mối quan hệ đó trong chương trình đã học

Bài làm:

Phần Văn và phần Tập làm văn có mối quan hệ với nhau:

Văn bản là mẫu để học sinh mô phỏng, để học sinh học phương pháp kết cấu, cách thức diễn đạt. Văn bản cũng gợi ý cho học sinh sáng tạo khi làm văn. Học cách làm văn bản trong Tập làm văn giúp cho học sinh hiểu rõ hơn cấu tạo, đặc điểm của phương thức biểu đạt có trong văn bản ở phần Đọc hiểu văn bản.

Ví dụ: Trong chương trình học, có những sự kết hợp như: yêu cầu viết 1 bài văn nghị luận, biểu cảm, tự sự…về một vấn đề, sự vật, sự việc nào đó. Học sinh có thể căn cứ vào cách thức xây dựng luận điểm, cách viết, cách sáng tạo…để tổ chức ý bài văn của mình.

c) Phần Tiếng Việt có quan hệ như thế nào với phần Văn và Tập làm văn? Nêu ví dụ chứng minh.

Bài làm:

Tiếng Việt có vai trò hỗ trợ quan trọng cho việc học phần Văn và Tập làm văn.

Phần Tiếng Việt giúp học sinh nắm các quy tắc dùng từ, đặt câu, hội thoại,... Từ đó để phân tích cái hay, cái đẹp trong văn. Cũng nhờ nắm được quy tắc dùng từ, đặt câu, các hình thức hội thoại, các phép tu từ,... nên học sinh tập làm văn hiệu quả hơn, tốt hơn.

d) Các phương thức biểu đạt: miêu tả, tự sự, nghị luận, biểu cảm, thuyết minh có ý nghĩa như thế nào đôi với việc rèn luyện kĩ năng làm văn?

Bài làm:

Ý nghĩa các phương thức biểu đạt đối với việc rèn luyện kĩ năng làm văn:

  • Phương thức miêu tả, tự sự giúp làm các bài văn về tự sự, miêu tả hay, sinh động, hấp dẫn.
  • Yếu tố nghị luận, thuyết minh: giúp tư duy logic, thuyết phục về một vấn đề.
  • Biểu cảm: giúp có cảm xúc sâu sắc, chân thực hơn khi làm văn.

Tất cả những phương thức biểu đạt này đều là những phương tiện giúp học sinh tạo lập 1 văn bản, viết một bài văn.

e) Lập bản đồ tư duy về các kiểu văn bản trọng tâm đã học: văn bản thuyết minh, văn bản tự sự, văn ẩn nghị luận trên cơ sở các gợi ý sau:

1. Văn bản thuyết minh

- Văn bản thuyết minh có đích biểu đạt là gì?

- Muốn làm được văn bản thuyết minh, trước hết cần chuẩn bị những gì?

- Hãy cho biết phương pháp dùng trong văn bản thuyết minh.

- Ngôn ngữ của văn bản thuyết minh có đặc điểm gì?

2. Văn bản tự sự

- Văn bản tự sự có đích biểu đạt là gì?

- Nêu các yếu tố tạo thành văn bản tự sự. Vì sao một văn bản tự sự thường kết hợp với các yếu tố miêu tả, nghị luận, biểu cảm?

- Ngôn ngữ trong văn bản tự sự có đặc điểm gì?

3. Văn bản nghị luận

- Văn bản nghị luận có đích biểu đạt là gì?

- Văn bản nghị luận do các yếu tố nào tạo thành?

- Nêu yêu cầu đối với luận điểm, luận cứ và lập luận.

- Nêu dàn bài chung của bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống hoặc một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

- Nêu dàn bài chung của bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) hoặc về một bài thơ, đoạn thơ.

Bài làm:

Học sinh vẽ sơ đồ tư duy vào vở dựa theo những kiến thức được tổng hợp sau:

1. Văn bản thuyết minh:

- Có đích biểu đạt: giúp người đọc có tri thức khách quan và có thái độ đúng đắn đối với vấn đề thuyết minh.

- Muốn làm được văn bản thuyết minh, cần chuẩn bị những hiểu biết về đề tài, những tư liệu liên quan.

- Các phương pháp thường dùng trong văn bản thuyết minh: nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân tích, phân loại...

- Ngôn ngừ trong văn bản thuyết minh cần chính xác, cô đọng, chặt chẽ và sinh động.

2. Văn bản tự sự

- Văn bản tự sự có đích biểu đạt là kể một câu chuyện theo một trình tự nào đó.

- Các yếu tố tạo thành văn bản tự sự: sự việc, nhân vật, tình huống, hành động, lời kể, kết cục.

Một văn bản tự sự thường kết hợp với các yếu tố miêu tả, nghị luận, biểu cảm để giúp câu chuyện hấp dẫn hơn.

- Ngôn ngữ trong văn bản tự sự có đặc điểm giàu hình ảnh và biểu cảm.

3. Văn bản nghị luận

- Văn bản nghị luận có đích biểu đạt là nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó nhằm thuyết phục họ tin theo cái đúng, cái tốt, từ bỏ cái sai, cái xấu.

- Văn bản nghị luận do các yếu tố luận điểm, luận cứ, lập luận, dẫn chứng.

- Yêu cầu đối với luận điểm, luận cứ và lập luận: phải đúng đắn, hợp lí, chân thật, chặt chẽ, khoa học, có cơ sở thực tiễn và lí luận.

- Dàn bài chung của bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống:

A. Mở bài:

  • Dẫn dắt vào đề (…) để giới thiệu chung về những vấn đề có tính bức xúc mà xã hội ngày nay cần quan tâm.
  • Giới thiệu vấn đề nghị luận đặt ra ở đề bài: hiện tượng đời sống mà đề bài đề cập…
B. Thân bài:
Trình bày thực trạng – Mô tả hiện tượng:

Lưu ý: Khi miêu tả thực trạng, cần đưa ra những thông tin cụ thể, tránh lối nói chung chung, mơ hồ mới tạo được sức thuyết phục.

  • Tình hình, thực trạng trên thế giới (…)
  • Tình hình, thực trạng trong nước (…)
  • Tình hình, thực trạng ở địa phương (…)

Tác hại, hậu quả của hiện tượng đời sống:

  • Ảnh hưởng, tác động - Hậu quả, tác hại của hiện tượng đời sống đó:
  • Ảnh hưởng, tác động - Hậu quả, tác hại đối với cộng đồng, xã hội (…)
  • Hậu quả, tác hại đối với cá nhân mỗi người (…)

Nguyên nhân:

  • Nguyên nhân khách quan (…)
  • Nguyên nhân chủ quan (…)

Đề xuất giải pháp:

Lưu ý: Cần dựa vào nguyên nhân để tìm ra những giải pháp khắc phục.

C. Kết bài:
  • Khẳng định chung về hiện tượng đời sống đã bàn (…)
  • Bài học rút ra.

- Dàn bài chung của bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích):

A. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm
  • Giới thiệu luận đề cần giải quyết. (cần bám sát đề bài để giới thiệu luận đề cho rõ ràng, chính xác. Luận đề cần dẫn lại nguyên văn yêu cầu của đề).

B. Thân bài:

1. Khái quát chung: Giới thiệu về hoàn cảnh sáng tác, tác giả, tác phẩm, nội dung chính,… và giải thích nhận định nếu có

Phân tích:

  • Nêu luận điểm 1 – luận cứ 1 – luận cứ 2,…(Các luận điểm, luận cứ này chính là các ý 1, 2, 3…ý a, ý b,..mà các thầy cô đã giảng dạy trong bài học về tác phẩm ấy). Các em cần chỉ ra giá trị nội dung thứ nhất là gì, trong đó chứa đựng giá trị nghệ thuật gì?, giá trị tư tưởng tình cảm gì?,…
  • Nêu luận điểm 2 – luận cứ 1 – luận cứ 2,…Cần chỉ ra giá trị nội dung thứ 2, trong đó chứa đựng giá trị nghệ thuật gì, giá trị tư tưởng tình cảm gì?,…
  • Nhận định chung: khắc sâu giá trị tư tưởng – chỉ ra thành công về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm (so sánh với các tác phẩm khác cùng thời) và nêu hạn chế của nó (nếu có).

c) Đánh giá chung

Nêu những giá trị, ý nghĩa về nội dung và nghệ thuật, khẳng định lại vấn đề nghị luận, mở rộng, liên hệ, so sánh với những tác phẩm khác

C. Kết bài:

  • Khẳng định giá trị văn học của tác phẩm ở 2 mặt nội dung và nghệ thuật.
  • Sau khi đã có dàn ý, các em cần phải biết dựng đoạn dựa theo các luận điểm vừa tìm ra.
Soạn văn bài: Bắc Sơn - Sách hướng dẫn học Ngữ Văn 9 tập 2 trang 108. Sách này nằm trong bộ VNEN của chương trình mới. Trên đây VnDoc đã hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong SGK, giúp các bạn rút ngắn thời gian soạn bài, củng cố thêm kiến thức Ngữ văn lớp 9. Mời các bạn tham khảo

.......................................................................

Ngoài Soạn Văn 9 bài Bắc Sơn VNEN. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm Soạn văn 9, soạn bài 9 hoặc đề thi học học kì 1 lớp 9, đề thi học học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 2 lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Ngữ văn 9 VNEN

    Xem thêm