Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn Văn 9 bài Tiếng nói của văn nghệ VNEN

Soạn văn 9 VNEN bài 19: Tiếng nói của văn nghệ của tác giả Nguyễn Đình Thi dưới đây được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 9 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình. Mời các bạn tham khảo tài liệu dưới đây

A. Hoạt động khởi động

Trong cuộc sống hằng ngày, em đã từng tiếp xúc với văn nghệ (đọc một tác phẩm văn học, xem một bức tranh hay một vở kịch, một bộ phim, nghe một bài hát,…), em cảm nhận được sự tác động của văn nghệ tới bản thân như thế nào?

Bài làm:

Các tác phẩm văn nghệ luôn có tác động mạnh mẽ tới tâm hồn và suy nghĩ, tình cảm của em. Khi xem những bộ phim, đọc những câu chuyện cảm động và sâu sắc, em cảm thấy yêu thương đồng loại hơn, biết thương xót cho những mảnh đời bất hạnh, khổ đau và cũng biết căm ghét những thứ xấu xa, độc ác. Bên cạnh đó, những tác phẩm văn nghệ vui vẻ, mang tính giải trí như truyện cười, tiểu phẩm hài, phim hài,… khiến em thấy lạc quan và yêu đời hơn. Tóm lại, văn nghệ bằng con đường tình cảm giúp bản thân em biết nhận thức và xây dựng mình tốt đẹp hơn.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Đọc văn bản "Tiếng nói của văn nghệ"

2. Tìm hiểu văn bản

a) Hãy chỉ ra hệ thống luận điểm chính của văn bản theo bảng sau:

Luận điểm

Lí lẽ, dẫn chứng

Luận điểm 1: ….

Luận điểm 2: …

Luận điểm 3: …

Bài làm:

Luận điểm

Lí lẽ, dẫn chứng

Luận điểm 1: Nội dung của văn nghệ

- Tác phẩm văn nghệ phản ánh thực tại của cuộc sống, thực tại xã hội thông qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ. Không những thế nó cũng thể hiện được chiều sâu nhân văn khi đi sâu khai thác về thế giới tâm lí, đời sống tâm hồn của con người, những hiện thực khách quan không tồn tại độc lập mà luôn gắn chặt với cuộc sống của con người.

- Tác phẩm văn nghệ lấy chất liệu là hiện thực khách quan, nhưng hoàn toàn không phải là sao chép, rập khuôn, mang nguyên hiện thực ấy vào tác phẩm mà nó được nhào nặn thông qua bàn tay của người nghệ sĩ, thể hiện được những triết lí, tư tưởng của họ.

- Tác phẩm văn nghệ không phải những lí thuyết khô khan mà nó luôn chứa đựng niềm say mê của người nghệ sĩ, qua đó khơi dậy những xúc cảm của người tiếp nhận.

Luận điểm 2: Sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với đời sống của con người

- Một câu thơ, đoạn thơ, số phận một nhân vật trong truyện hay tác phẩm văn học, một bài hát, một diệu múa, bức tranh,... đặc sắc sẽ đánh thức trong chúng ta những bâng khuâng, suy nghĩ, khiến ta vương vấn những buồn vui về cuộc sống, về con người. Có người nói: văn học nghệ thuật luôn ám ảnh chúng ta để hướng chúng ta tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
DC: câu thơ của Nguyễn Du, nhân vật trong tiểu thuyết của Lép Tôn-xtôi.
Tác phẩm nghệ thuật gợi cho ta những bài học luân lí, hay một triết lí về đời người, những lời khuyên xử thế,...

DC: Câu thơ trong Truyện Kiều:

Trăm năm trong cõi người ta

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.

Thiện căn ở tại lòng ta,
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.

- Văn nghệ giúp cho ta được sống vui vẻ, lạc quan, tin yêu và hi vọng.

DC: những câu chuyện cụ thể, cảm động về các chiến sĩ cách mạng tiền bối bị cầm tù, cận kề cái chết vẫn "kể Kiều", đọc cho nhau nghe Truyện Kiều, những người nông dân quanh năm vất vả vẫn ham thích hát dân ca, xem tuồng, chèo,...

Luận điểm 3: Con đường đến với người tiếp nhận , tạo nên sức mạnh kì diệu của văn nghệ.

- Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm. Những câu thơ đẹp, những hình tượng nhân vật sống động, lời ca tiếng hát hay,... lay động con tim chúng ta, khiến ta xúc động, trào dâng niềm vui, lòng thương xót, mến yêu, niềm hi vọng,... trong cuộc sống.

- Tác phẩm văn nghệ khơi dậy trong trí óc tư những vấn đề suy nghĩ. Điều đó nghĩa là cùng với tình cảm, con đường đi tới của nghệ thuật là trí tuệ, là tư tưởng.

- Đường đi của nghệ thuật tinh tế và kì diệu hơn nữa là nghệ thuật đốt lửa trong lòng chúng ta. Đi từ tình cảm đến tư tưởng, từ cách lay động con tim đến sự thức tỉnh trí óc,... mỗi tác phẩm nghệ thuật thực đã tác động đến những nơi tinh nhạy, linh thiêng nhất trong sự sống của con người.

b) Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ là gì?

Bài làm:

Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ:

  • Tác phẩm văn nghệ đều hướng đến phản ánh thực tại cuộc sống, thực tại xã hội thông qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ. Giống như nội dung phản ánh của các môn khoa học khác như: địa lí, lịch sử…các tác phẩm văn nghệ một mặt hướng đến những sự thực khách quan, nhưng đồng thời nó cũng thể hiện được chiều sâu nhân văn khi đi sâu khai thác về thế giới tâm lí, đời sống tâm hồn của con người, những hiện thực khách quan không tồn tại độc lập mà luôn gắn chặt với cuộc sống của con người.
  • Tác phẩm văn nghệ thể hiện thực tại khách quan nhưng đó không phải là sự sao chép giản đơn, “chụp ảnh” nguyên si thực tại, không theo một khuôn khổ nhất định mà được bàn tay người nghệ sĩ nhào nặn thể hiện những triết lí, suy nghĩ của bản thân mình thông qua đó.
  • Tác phẩm văn nghệ có tính giáo dục, tác động mạnh mẽ đến người đọc nhưng đó không phải là những lời thuyết lý khô khan mà ngược lại, khả năng tác động của văn nghệ bắt nguồn từ những tình cảm sâu sắc, những say sưa, vui buồn, yêu ghét… của người nghệ sĩ. Nó khiến ta rung động trước những vẻ đẹp của cuộc sống, từ đó làm thay đổi tư tưởng, tình cảm, thậm chí cả quan điểm sống, lối sống của ta.

c) Tại sao con người cần tiếng nói của văn nghệ?

Bài làm:

Con người cần tiếng nói của văn nghệ vì:

  • Văn nghệ làm cho đời sống tinh thần của con người trở nên phong phú, thú vị hơn.
  • Trong những trường hợp con người bị ngăn cách đối với đời sống, văn nghệ là sợi dây liên hệ giữa người đó với thế giới bên ngoài.
  • Văn nghệ làm cho đời sống của con người trở nên ý nghĩa hơn, nuôi dưỡng ở con người tình yêu, niềm say mê với cái đẹp, tin yêu vào cuộc sống, biết rung cảm và biết ước mơ.

d) Nhận xét về nghệ thuật nghị luận của tác giả qua bài tiểu luận (cách bố cục, dẫn dắt vấn đề, cách nêu và chứng minh các luận điểm, sự kết hợp giữa nhận định, lí lẽ với dẫn chứng thực tế,…)

Bài làm:

Nghệ thuật nghị luận của tác giả:

  • Bố cục của văn bản rất chặt chẽ, hợp lý.
  • Lập luận sắc bén, thuyết phục
  • Cách dẫn dắt tự nhiên, giàu hình ảnh với những dẫn chứng sinh động, hấp dẫn, cả trong văn chương cũng như trong đời sống.
  • Giọng văn chân thành, truyền cảm.

3. Tìm hiểu về các thành phần biệt lập

a) Đọc các câu trích từ truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng và trả lời câu hỏi:

(1) Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.

(2) Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.

- Các từ ngữ in đậm trong những câu trên thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc nêu ở trong câu như thế nào?

Bài làm:

Các từ ngữ in đậm trong những câu trên thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc nêu ở trong câu:

  • chắc: thể hiện độ tin cậy cao của người nói (người kể chuyện) đối với nội dung, sự việc đang được nói đến trong câu.
  • Có lẽ: cũng thể hiện độ tin cậy cao của người nói (người kể chuyện) đối với nội dung được nói đến trong câu (tâm trạng, cử chỉ của nhân vật), nhưng ở một mức độ thấp hơn so với từ chắc.

- Nếu không có những từ ngữ in đậm nói trên thì nghĩa sự việc của câu chứa chúng có khác đi không? Vì sao?

Bài làm:

Nếu không có những từ ngữ in đậm nói trên thì nội dung cơ bản của câu chứa chúng không thay đổi.

Vì thành phần tình thái không quyết định đến nghĩa sự việc của câu.

b) Đọc các câu sau đây, chú ý từ ngữ in đậm và trả lời câu hỏi:

(1) , sao mà độ ấy vui thế.

(Kim Lân, Làng)

(2) Trời ơi, chỉ còn có năm phút!

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

- Các từ ngữ in đậm trong những câu trên có chỉ sự vật hay sự việc gì không?

Bài làm:

Các từ ngữ in đậm ồ, trời ơi ở trong các câu trên không chỉ sự vật hay sự việc gì cả.

- Nhờ những từ ngữ nào trong câu mà chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu hoặc kêu trời ơi?

Bài làm:

Nhờ những phần tiếp theo của câu mà chúng ta có thể hiểu tại sao người nói lại kêu lên trời ơi. Chính những phần câu tiếp theo sau các tiếng đó giải thích cho người nghe biết tại sao người nói cảm thán.

- Các từ ngữ in đậm được dùng để làm gì?

Bài làm:

Các từ ngữ in đậm ồ, trời ơi không dùng để gọi ai cả, chúng chỉ giúp người nói giãi bày lòng của mình, bộc lộ cảm xúc của mình.

c) Hoàn chỉnh bảng sau bằng cách điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong ngoặc đơn để thấy được công dụng của thành phần tình thái và thành phần cảm thán.

(1) Thành phần cảm thán được dùng để (…) của người nói (vui, buồn, mừng, giận,…)

(2) Thành phần tình thái được dùng để (…) của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.

Bài làm:

(1) Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận,…)

(2) Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.

4. Tìm hiểu nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

a) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi

BỆNH LỀ MỀ
Trong đời sống hiện nay có một hiện tượng khá phổ biến, mọi người đều thấy, nhưng thường bỏ qua. Đó là bệnh lề mề mà coi thường giờ giấc là một biểu hiện. Cuộc họp ấn định vào lúc 8 giờ sáng mà 9 giờ mới có người đến. Giấy mời hội thảo ghi 14 giờ mà mãi đến 15 giờ mọi người mới có mặt. Hiện tượng này xuất hiện trong nhiều cơ quan, đoàn thể, trở thành một bệnh khó chữa.
Những người lề mề ấy, khi ra sân bay, lên tàu hoả, đi nhà hát chắc không dám đến muộn, bởi đến muộn là có hại ngay đến quyền lợi thiết thân của họ. Nhưng đi họp, hội thảo là việc chung, có đến muộn cũng không thiệt gì. Thế là hết chậm lần này đến chậm lần khác, và bệnh lề mề không sửa được.
Bệnh lề mề suy cho cùng là do một số người thiếu tự trọng và chưa biết tôn trọng người khác tạo ra. Họ chỉ quý thời gian của mình mà không tôn trọng thời gian của người khác. Họ không coi mình là người có trách nhiệm đối với công việc chung của mọi người.
Bệnh lề mề gây hại cho tập thể. Đi họp muộn, nhiều vấn đề không được bàn bạc thấu đáo, hoặc khi cần lại phải kéo dài thời gian. Bệnh lề mề gây hại cho những người biết tôn trọng giờ giấc. Ai đến đúng giờ lại cứ phải đợi người đến muộn. Bệnh lề mề còn tạo ra tập quán không tốt: Muốn người dự đến đúng giờ như mong muốn, giấy mời thường phải ghi giờ khai mạc sớm hơn 30 phút hay 1 giờ!
Cuộc sống văn minh hiện đại đòi hỏi mọi người phải tôn trọng lẫn nhau và hợp tác với nhau. Những cuộc họp không thật cần thiết thì không nên tổ chức. Nhưng những cuộc họp cần thiết thì mọi người cần tự giác tham dự đúng giờ. Làm việc đúng giờ là tác phong của người có văn hoá.
(Phương Thảo)
(1) Trong văn bản trên, tác giả bàn luận về hiện tượng gì trong đời sống? Hiện tượng ấy có những biểu hiện như thế nào? Tác giả có nêu rõ được vấn đề đáng quan tâm của hiện tượng đó không? Tác giả đã làm thế nào để người đọc nhận ra hiện tượng ấy?
Bài làm:

Trong văn bản trên, tác giả bàn luận về một hiện tượng khá phổ biến trong đời sống: bệnh lề mề coi thường giờ giấc.

Biểu hiện của hiện tượng ấy:

  • Trễ giờ ở các cuộc họp, các cuộc hội thảo.
  • Quý thời gian của mình chứ không tôn trọng thời gian của kẻ khác.
  • Tạo ra tập quán xấu: các giấy mời phải ghi sớm.

Tác giả đã nêu rõ được vấn đề đáng quan tâm của hiên tượng bằng cách đưa ra những vấn đề đúng sai, mặt lợi mặt hại của vấn đề.

(2) Theo tác giả, có những nguyên nhân nào tạo nên hiện tượng đó?

Bài làm:

Theo tác giả, những nguyên nhân tạo nên hiện tượng trên là:

  • Thiếu trách nhiệm, không coi trọng việc chung, không biết quý trọng thời gian trong các cơ quan, đoàn thể.
  • Thiếu tự trọng, thiếu tôn trọng người khác.

(3) Bệnh lề mề có những tác hại gì? Tác giả phân tích những tác hại của bệnh lề mề như thế nào? Bài viết đã đánh giá hiện tượng đó ra sao?

Bài làm:

Những tác hại của bệnh lề mề:

  • Gây hại cho tập thể,làm cho công việc trì trệ, lãng phí thời gian,...
  • Gây ra tập quán, thói quen xấu khó thay đổi,...

Tác giả đã phân tích tác hại của bệnh lề mề một cách ngắn gọn mạch lạc và có sức thuyết phục cao.

(4) Bố cục của bài viết có mạch lạc và chặt chẽ không? Vì sao?

Bài làm:

Bài viết có bố cục mạch lạc, hợp lí và chặt chẽ với ba phần tương ứng:

  • Mở bài (đoạn 1): chỉ ra hiện tượng cần bàn bạc
  • Thân bài (đoạn 2, 3, 4): phân tích những tác hại của hiện tượng
  • Kết bài (đoan 5): đưa ra giải pháp khắc phục.

c. Những nhận xét nào trong bảng dưới đây nêu đúng yêu cầu đối với bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống?

Nhận xét

(1) Bài viết phải có bố cục mạch lạc; có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực

(2) Lời văn gợi cảm, trau chuốt, bộc lộ cảm xúc.

(3) Bài viết có sự kết hợp, vận dụng các phép lập luận phù hợp.

(4) Nội dung bài nghị luận nêu rõ được sự việc, hiện tượng đời sống; phân tích mặt đúng, sai; chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ của người viết.

Bài làm:

Chọn nhận xét (4) Nội dung bài nghị luận nêu rõ được sự việc, hiện tượng đời sống; phân tích mặt đúng, sai; chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ của người viết.

C. Hoạt động luyện tập

1. Luyện tập đọc hiểu văn bản Tiếng nói của văn nghệ

Em hãy giới thiệu một tác phẩm văn nghệ mà em yêu thích và phân tích ý nghĩa, tác động của tác phẩm ấy đối với bản thân.

Bài làm:

Tác phẩm văn nghệ mà em yêu thích là truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.

Truyện ngắn Chiếc lược ngà là một tác phẩm đầy cảm động và sâu sắc về tình phụ tử trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Ông Sáu xa nhà tham gia kháng chiến suốt tám năm trời, khao khát mong mỏi đến ngày được trở về gia đình gặp mặt con gái. Nhưng bé Thu không nhận ra cha vì vết sẹo trên mặt làm cho em không giống với cha trong bức ảnh chụp chung với má. Em đối xử với ba như người xa lạ. Đến lúc Thu nhận ra cha, lúc tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi trở lại nơi chiến đấu. Tại khi căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương đứa con vào việc làm chiếc lược bằng ngà voi để tặng cô con gái bé bỏng. Nhưng món quà chưa kịp trao cho con thì trong một trận càn, ông đã hy sinh. Trước lúc nhắm mắt ông còn kịp trao cây lược cho người bạn để gửi cho con gái.

Câu chuyện của ông Sáu và bé Thu khiến cho em hiểu được rằng, tình cảm gia đình, máu mủ ruột thịt là tình cảm bền vững nhất, là điểm tựa, là nguồn động viên cho con người vượt qua những khó khăn, thử thách. Dù trong hoàn cảnh chiến tranh thì tình cảm ấy cũng không bao giờ bị dập tắt.

Qua câu chuyện, em càng thêm yêu thương và biết quý trọng tình phụ tử, tình cảm gia đình sâu nặng. Đồng thời, ta càng thêm căm ghét chiến tranh - thứ đã đem đến bao đau thương mất mát cho con người, khiến con mất cha, vợ mất chồng.

=> Chiếc lược ngà là một tác phẩm văn nghệ hay, sâu sắc, mang đến những giá trị tinh thần tốt đẹp và đáng quý cho người đọc.

2. Luyện tập về các thành phần biệt lập

a) Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau đây:

(1) Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều.

(Kim Lân, Làng)

(2) Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

(3) Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

(4) Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được.

(Kim Lân, Làng)

Bài làm:

Các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu trên:

(1) Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều.

Thành phần tình thái: có lẽ

(2) Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.

Thành phần cảm thán: chao ôi

(3) Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu.

Thành phần tình thái: hình như

(4) Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được.

Thành phần tình thái: chả nhẽ

b) Hãy sắp xếp các từ ngữ sau đây theo trình tự tăng dần độ tin cậy (hay độ chắc chắn): chắc là, dường như, chắc chắn, có lẽ, chắc hẳn, hình như, có vẻ như.

(Chú ý: những từ ngữ thể hiện cùng một mức độ tin cậy thì xếp ngang hàng nhau).

Bài làm:

Sắp xếp: dường như, hình như, có vẻ như = có lẽ = chắc là = chắc hẳn, chắc chắn

c) Hãy cho biết, trong những từ ngữ có thể thay thế cho nhau trong câu sau đây, với những từ nào người nói phải chịu trách nghiệm cao nhất về độ tin cậy của sự việc do mình nói ra, với từ nào trách nhiệm đó thấp nhất. Tại sao tác giả Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) lại chọn từ chắc?

Với lòng mong nhớ của anh,

(1) chắc chắn

(2) hình như

(3) chắc chắn

anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.

Bài làm:

Trong số 3 từ, với từ (3) chắc chắn, người nói sẽ phải chịu trách nhiệm cao nhất về độ tin cậy của sự việc do mình nói ra. Với từ (2) hình như, trách nhiệm về độ tin cậy mà người nói phải chịu thấp nhất.

Nhà văn chọn từ chắc là chính xác, hợp lí nhất vì: Đây là lời của người kể chuyện nói về suy nghĩ của nhân vật (anh). Cho nên, nếu dùng từ chắc chắn với mức độ tin cậy cao thì sẽ giảm tính khách quan cho lời kể. Nếu dùng từ hình như thì độ tin cậy không đủ để tạo ra sức thuyết phục cho lời kể, khi đó người kể hoàn toàn tách rời với nhân vật.

Soạn văn bài: Tiếng nói của văn nghệ - Sách VNEN ngữ văn lớp 9 trang 10. Trên đây VnDoc đã hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học SGK lớp 9. Với lời giải chi tiết giúp các bạn học sinh nắm chắc kiến thức Ngữ văn lớp 9. Mời các bạn cùng tham khảo

.......................................................................

Ngoài Soạn Văn 9 bài Tiếng nói của văn nghệ VNEN. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm Soạn văn 9, soạn bài 9 hoặc đề thi học học kì 1 lớp 9, đề thi học học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 2 lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Ngữ văn 9 VNEN

    Xem thêm