Chinh Nguyen Văn học

Viết văn về danh lam thắng cảnh tỉnh Đồng Nai

3
3 Câu trả lời
  • Đậu Phộng
    Đậu Phộng

    Dọc khắp dải đất hình chữ S Việt Nam ta có không biết bao nhiêu là kỳ quan thắng cảnh, cứ mỗi một địa phương lại ghi dấu vào bản đồ địa lý, vào tâm hồn của người dân, du khách bằng những địa danh với những vẻ đẹp độc đáo làm nên thương hiệu. Đến với Quảng Nam người ta ưa nhất là Phố cổ Hội An, ra đến Đà Nẵng người ta thích chùa Linh Ứng, Bà Nà Hill, Non Nước Ngũ Hành, ra đến Huế người ra không khỏi đắm say với vẻ thơ mộng, cổ kính của cố đô, ngàn năm vang bóng kinh thành Phú Xuân. Ra miền Bắc, Hà Nội có 36 phố phường, Văn Miếu, Lăng Chủ Tịch, Hoàng thành Thăng Long,... ngược lên Tây Bắc có bạt ngàn ruộng bậc thang như một bức tranh được sắp đặt tỉ mỉ. Thì có lẽ về với mảnh đất Đồng Nai, người ta vẫn thường nhớ đến các khu danh thắng gắn liền với sông nước, thác ghềnh, dù không thuộc Tây Nguyên nhưng vẫn mang âm hưởng vùng này. Tiêu biểu nhất chính là khu du lịch sinh thái thác Giang Điền, với biệt danh "Đà Lạt giữa miền Đông".

    Khu du lịch sinh thái thác Giang Điền là một trong những khu du lịch sinh thái lớn nhất tại Việt Nam, được hình thành vào năm 2006, hiện thuộc ấp Hòa Bình, xã Giang Điền, huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai, cách thành phố Hồ Chí Minh 45km dọc theo quốc lộ 1A. Với tổng diện tích lên tới 67ha, bao gồm nhiều công trình kiến trúc, tiểu cảnh nhân tạo có giá trị thẩm mỹ cao kết hợp với hệ thống thác, ghềnh tự nhiên hấp dẫn, tạo nên một không gian du lịch hấp dẫn, thơ mộng, thu hút hàng chục ngàn khách du lịch tìm tới mỗi năm.

    Trong đó quan trọng và ấn tượng nhất là nên sức hấp dẫn của khu du lịch sinh thái này chính là thác Giang Điền, gắn liền với truyền thuyết về tình yêu chung thủy của một cặp trai gái, vì tình mà tuẫn tiết quyên sinh tại thác. Cũng chính vì tích này mà nơi đây đã trở thành nơi hẹn thề của nhiều cặp trai gái trẻ tuổi, mong cho tình yêu của mình cũng vĩnh viễn viễn bền chặt với sự chứng kiến của dòng thác xinh đẹp. Cho đến hiện nay người ta vẫn chưa lý giải được khởi nguồn cái tên Giang Điền của khu thác, một số giả thiết cho rằng vì trước kia thác nằm giữa một cánh đồng lúa xanh mượt, ngút ngàn thế nên người ta lấy tên "Giang Điền" ý chỉ một dòng sông nằm giữa cánh đồng lớn. Khởi thủy của dòng dòng bắt nguồn từ những dòng suối nhỏ hợp lại đổ về con sông Buông sau đó xuôi theo dòng chảy hòa mình vào sông Đồng Nai, đến khu vực này gặp những ghềnh đá cao thì trở thành thác với ba dòng chảy chính là thác Chàng, thác Nàng và thác chính Giang Điền. Trong đó thác Chàng và thác Nàng là nơi trước kia đôi nam nữ đã quyên sinh, thế nên còn có tên gọi khác là thác Đôi để tưởng nhớ. Mặc dù thuộc khu vực Đông Nam Bộ thế nhưng khu thác này vẫn phảng phất một vài nét hoang sơ kỳ vĩ của vùng đất Tây Nguyên, dẫu độ cao trung bình của dòng thác chỉ tầm 20m, thế nhưng dòng chảy lại khá mạnh mẽ. Nước từ trên đổ xuống luồn lọt qua khe đá va vào các ghềnh đá phía dưới tung bọt trắng xóa rồi hòa vào dòng chảy hiền hòa bên dưới phát ra những tiếng "ầm ào" đưa con người ta về gần với cảnh hoang sơ của thiên nhiên hơn cả. Một số nhận định của du khách cho rằng thác Giang Điền cũng có những vẻ đẹp nguyên sơ, thơ mộng chẳng kém là bao so với thác Cam Ly nổi tiếng tại Đà Lạt, chẳng qua chỉ thiếu đi một chút hoang sơ, hùng vĩ và thêm vào dịu dàng dàng, mềm mại mà thôi. Tuy nhiên nếu có ý định ghé thăm thác Giang Điền, du khách cũng cần chọn lựa thời điểm thích hợp, bởi lẽ khí hậu miền Nam đặc trưng bởi hai mùa mưa nắng rõ rệt. Vào mùa mưa lưu lượng sông thấp, dòng chảy yếu, nước trong và thác chảy hiền hòa, trái lại vào mùa mưa, nước sông dâng cao, thác chảy xiết và mạnh kéo theo nhiều phù sa, điều đó cũng phần nào làm mất mỹ quan của thác. Chính vì vậy nên chọn đi du lịch vào mùa nắng là tốt nhất vừa đẹp vừa an toàn.

    Bên cạnh cảnh điểm chính là thác Giang Điền thì khu du lịch sinh thái còn có những cảnh quan đáng chú ý khác được nhiều du khách ưa thích. Tiêu biểu là vườn hoa cẩm tú cầu, một loài hoa đặc trưng của thành phố Đà Lạt, ở nơi đây cũng được chăm sóc kỹ càng, hầu như ở hoa bốn mùa. Mang đến cho du khách những niềm vui thú thưởng thức loài hoa độc đáo này mà không cần phải lên tận Đà Lạt - thành phố ngàn hoa. Thứ hai nữa chính là được dạo bước trên cầu Mimosa, cây cầu treo mềm mại nối liền giữa thác chính Giang Điền và thác Đôi, đứng trên cầu phóng tầm mắt xuống dưới du khách có thể thoải mái chiêm ngưỡng toàn cảnh khu khác, với dòng nước tung bọt trắng xóa và những ghềnh đá xanh xám xếp tầng lớp ở xung quanh khu thác. Thêm vào đó thì khu vườn tình yêu cắm đầy những cọc gắn trái tim màu tím, hay khu vườn chong chóng rực rỡ cũng là một điểm đến lý tưởng cho những bạn trẻ ưa thích lưu lại những tấm ảnh đẹp và rực rỡ. Bên cạnh đó đồi Bích Họa cũng là một nơi thỏa mãn thú thường thức mỹ thuật của nhiều du khách với những bức tranh được tô điểm trang trí bằng nhiều gam màu độc đáo, với những cảnh sắc lý thú. Ngoài ra hồ Tuyền Lâm, rừng cây, nhà Rông, và nhiều tiểu cảnh khác cũng có nhiều điều thú vị mà có lẽ du khách đến tham quan không bao giờ muốn bỏ lỡ. Thêm một điểm cộng cho khu du lịch sinh thái Giang Điền ấy là giá vé vào cửa khá rẻ chỉ 40000 đồng/người, tiền thuê áo phao là 20000 đồng/cái phù hợp với mọi đối tượng du khách tham quan. Không chỉ vậy để phục vụ cho nhu cầu nghỉ dưỡng, hoạt động ngoài trời, nơi đây còn cung cấp các dịch vụ nhà hàng, khách sạn, cho thuê lều trại với giá cả phải chăng, được du khách vô cùng ưa chuộng.

    Dù không phải là miền đất du lịch, thế nhưng khu du lịch sinh thái thác Giang Điền chính là một điểm nhấn du lịch đầy ấn tượng, thu hút du khách trong và ngoài nước, làm phong phú và thúc đẩy ngành du lịch Việt Nam ngày càng phát triển đặc biệt là loại hình du lịch sinh thái. Nếu có cơ hội được ghé thăm Đồng Nai thì đừng chần chừ mà hãy ghé đến khu du lịch sinh thái thác Giang Điền một lần để tận hưởng "Đà Lạt của miền Đông" nhé các bạn.

    0 Trả lời 12/03/23
    • Laura Hypatia
      Laura Hypatia

      Đất nước ta có vô vàn danh lam thắng cảnh, địa điểm nổi tiếng. Có thể kể đến như Vịnh Hạ Long ở Quảng Ninh, Côn Sơn Kiếp Bạc ở Hải Dương. Nhưng có lẽ, danh lam tiêu biểu, để lại ấn tượng trong em nhiều nhất có lẽ là Văn miếu Trần Biên ở Đồng Nai.

      Nói đến Văn Miếu Trấn Biên là nhớ đến đất nước trong giai đoạn “Trịnh Nguyễn phân tranh”, đây chính là văn miếu đầu tiên được xây dựng vào năm 1715 ngay tại xứ Đàng Trong nơi cai quản của chúa Nguyễn. Văn miếu được coi như là một nơi rèn luyện những nhân tài cho đất nước, là nơi tôn vinh Khổng Tử và các bậc danh nhân văn hóa của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay. Trong giai đoạn 1861, nơi đây từng bị thực dân Pháp phá hủy, sau đó văn miếu được khởi công trùng tu xây dựng lại vào năm 1998 và chính thức hoàn thành khang trang lộng lẫy vào năm 2002. Khu vực linh thiêng này tọa lạc tại một khu đất rộng lớn thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai, thành phố Biên Hòa. Tổng diện tích của khuôn viên văn miếu lên đến 15ha, nằm cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 33km.

      Văn Miếu Trấn Biên còn đươc xem như là “Quốc Tử Giám” của Nam Bộ, bởi nằm bên cạnh văn miếu là một ngơi trường học của tỉnh Biên Hòa. Do đó, nơi đây không những là nơi linh thiêng thờ phụng thường được các chúa Nguyễn đến hành lễ, mà còn là biểu trưng cho truyền thống hiếu học, hào khí dân tộc to lớn của người dân Việt Nam ở bờ cõi phương nam. Văn Miếu Trấn Biên được xây dựng từ rất sớm ở miền Nam và chỉ ra đời sau văn miếu Quốc Tử Giám khoảng 700 năm, đây là biểu tưởng cho truyền thống tôn sư trọng đạo, trọng người tài từ ngàn đời xưa. Được xây dựng theo phong cách kiến trúc tương đối giống với miếu Quốc Tử Giám ở miền bắc, với sự kết hợp nhiều khu như nhà thờ chính, sân hành lễ, tả vu hữu vu,… Với không gian thoáng đãng, cây xanh che phủ xung quanh nổi bật giữa nó là chiếc mái vòm cong với gam màu xanh lưu ly trong đầy uy nghi, hùng vĩ giữa núi rừng trập trùng. Từ cửa chính bước vào là những khung cảnh vô cùng tráng lệ lần lược là nhà bia, khuê Văn Các, hồ Thiên Quang Tỉnh, cổng Đại Thành, nhà thờ Đức Khổng Tử và cuối cùng của văn Miếu Trấn Biên sẽ là nhà thờ chính rộng lớn. Nhà bia là khu vực có mái che, nằm ngay chính giữa bia đá làm bằng chất liệu đá Granit Bửu Long. Trên bia được khắc bài văn do giáo sư anh hùng lao động Vũ Khiêu biên soạn, khái quát về truyền thống văn hóa, giáo dục của vùng đất Biên Hòa, nêu bật khát vọng của toàn thể nhân dân Đồng Nai. Đi lên lầu Khuê Văn Các du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh của văn miếu trùng trùng điệp điệp đầy uy nghi tráng lệ giữa cảnh rừng xanh tươi. Đây được biết đến là một công trình nổi tiếng thể hiện sự trân trọng, đề cao học vấn văn chương thơ phú, đặc biệt lại được chính tay của một vị quan văn Võ xây dựng vào năm 1805 dưới triều đại nhà Nguyễn. Khuê Văn Cát được xây dựng theo lối kiến trúc cổ, kết cấu dạng tầng gác, cổ lầu, bên trên được thiết kế với bốn góc có các hàng lan can được sơn màu nâu đỏ gợi lên sự thanh thoát, đơn giản mà lại vô cùng vững chắc. Khuê Văn Các trước đây được biết đến là nơi dành cho các bậc hiền tài, những tao nhân dùng để ngâm thơ, gảy đàn, ngắm trăng, thâm chí là bàn luận văn chương, một nơi vô cùng yên tĩnh nên thơ. Đứng trên cao nhìn ra trước cổng tam quan sẽ thấy được hồ Tịnh Quang với làn nước xanh trong ngắt, có thể nhìn rõ cả những đàn cá đang tung tăng bơi lội đủ màu sắc dưới hồ tạo nên bức tranh vô cùng đặc sắc. Tiếp đến là Đại Thành Môn là nơi có vị trí nằm ngay trên trục thần đạo tại cửa chính trước khi bước vào khu vực thờ phụng tế lễ.Nói đến Khổng Tử ai cũng biết đó là một bậc hiền tài, một người đã khai sáng nho giáo và nho học của cả một thế hệ phương Đông. Bia của bậc thánh nhân này được xây đắp đặt trên một bệ đá chạm khắc hoa văn cao 80cm, đươc đặt ở một vị trí quan trọng ngay trước sân Đại Bái trên trục thần đạo. Tiếp đến là khu vực nhà thờ chính của Văn Miếu Trấn Biên được xây dựng theo kiểu nhà ba gian hai chái, nền thì lót gạch tàu, sn6 son thếp vàng. Nhà có ba gian, ở giữa là nơi thờ vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc chủ tịch Hồ Chí Minh. Nơi được trang trọng thờ ngài ở trên một bệ ghép bằng các đá thảng cốt cao hơn so với nền cốt nhà. Từ ngoài vào của nhà thờ chính là nơi thờ những vị danh nhân văn hóa cả nước như Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn, Nguyễn Du. Đây là một nơi vô cùng linh thiên các bậc hiền tài đều được thờ trên bài vị phía trước có hương án sơ son thiếp vàng, ở phía hai bên là bát bửu bằng gỗ cũng được sơn son thiếp vàng đầy trang trọng và uy nghi. Hằng năm nơi đây thường tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện nhằm khẳng định vai trò là trung tâm văn hóa, giáo dục, tín ngưỡng quan trọng của tỉnh Đồng Nai nói riêng và cả một vùng đất phía Nam nói chung. Văn Miếu Trấn Biên còn là nơi diễn ra các buổi họp mặt quay quần, tọa đàm trình bày về chiều dài lịch sử cũng như nền văn hóa đã có từ ngàn đời nay của dân tộc tỉnh Đồng nai qua các buổi triển lãm tranh ảnh, tư liệu, hiện vật.

      Giờ đây dù đã trải qua bao thăng trầm đã từng bị phá bỏ, nhưng Văn Miếu Trấn Biên vẫn tồn tại và sừng sững vị thế giữa một vùng trời rộng lớn, trở thành một danh lam thắng cảnh đặc sắc nổi tiêng của dãy đất miền Nam. Cùng với vị thế quan trọng càng được khẳng định, Văn Miếu Trấn Biên luôn không ngừng phát triển, bảo tồn, giữ gìn những di sản văn hóa lâu đời và phát huy tiềm lực du lịch bền vững hơn trong tương lai.

      0 Trả lời 13/03/23
      • Nguyễn Sumi
        0 Trả lời 13/03/23

        Văn học

        Xem thêm