Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Suy nghĩ của em về bình đẳng giới trong cuộc sống

Suy nghĩ về bình đẳng giới trong cuộc sống

Suy nghĩ của em về bình đẳng giới trong cuộc sống vừa được VnDoc.com sưu tập và xin gửi tới bạn đọc. Mong rằng qua bài viết bạn đọc có thêm tài liệu để học tập và thêm ý tưởng để xây dựng bài viết cho mình. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 11. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Nêu suy nghĩ của em về bình đẳng giới trong cuộc sống

Trước đây chúng ta hay có tư tưởng: “Trong nam khinh nữ”. Đó là một tư tưởng phân biệt đối xử theo giới tính mà ở đó người phụ nữ bị hạ thấp, và không được coi trọng.Nhưng ngày nay tư tưởng đó đã trở thành lạc hậu và được thay đổi bằng tư tưởng bình đẳng giới.

Bình đẳng giới là một khái niệm ngụ ý rằng nam giới và nữ giới, trong đó gồm cả cộng đồng người đồng tính luyến ái và người chuyển giới cần nhận được những đối xử công bằng trong tất cả các khía cạnh của đời sống kinh tế – xã hội và quyền con người như: giáo dục, y tế, văn hóa, hôn nhân, gia đình, việc làm, các chính sách phúc lợi…

Thực hiện bình đẳng giới trong gia đình là vợ chồng có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau trong các hoạt động của gia đình, có ý thức trách nhiệm thực hiện các quyền và nghĩa vụ một cách công bằng như: Quyền quyết định số con, khoảng cách sinh, việc chăm sóc và nuôi dạy con cái…Thậm chí người phụ nữ có quyền đi làm và độc lập riêng về tài chính. Những việc làm đó dựa trên cơ sở chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, tạo sự đồng thuận. Sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau của cả vợ và chồng giúp cho sự phát triển của gia đình được ổn định và bền vững.

Thực hiện bình đẳng giới trong xã hội là người phụ nữ có quyền tham gia vào các công việc của xã hội như đàn ông: Đó là có thể đảm nhiệm những chức vụ cao, có quyền tham gia chính trị…. Được xã hội công nhận về năng lực và vị trí của bản thân. Có những người phụ nữ rất giỏi, họ tham gia chính trị, đối ngoại còn có thể giỏi hơn cả đàn ông. Ví như: Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Tôn Nữ Thị NinhTừng là giảng viên đại học Paris III, thông thạo tiếng Anh và Pháp, bà Ninh được xem là một trong những nhà ngoại giao nổi bật và cá tính nhất của Việt Nam thời Đổi mới.Trên cương vị Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội bà đã có những phản bác tương đối mạnh mẽ trước một số cáo buộc về vấn đề nhân quyền từ phía Mỹ và Quốc hội Mỹ. Nhiều chính khách trên thế giới đều phải thừa nhận rằng, ít có một nhà ngoại giao nào có thể đại diện cho Việt Nam một cách ý tứ và lịch thiệp được như bà Tôn Nữ Thị Ninh. Khi nói chuyện, ánh mắt bà luôn nhìn thẳng đầy tự tin. Đó là ánh mắt tinh nhanh nhưng ấm áp. Khuôn mặt, cử chỉ, phong thái, giọng nói bà tỏa ra một năng lượng hấp dẫn người đối diện. Điều đó khiến bà luôn tự tin và làm chủ, kể cả trong những cuộc đàm phán trước hàng trăm chính trị gia quốc tế.

Đây là một tư tưởng hoàn toàn tiến bộ và thiết thực, nó đã xóa bỏ tư tưởng lạc hậu trọng nam khinh nữ xưa nay. Thực hiện bình đẳng giới trong gia đình giúp con cái mỗi gia đình được nuôi dưỡng, được hưởng sự chăm sóc chu đáo hơn cả từ cha lẫn mẹ, học hành tốt, lớn lên trở thành những công dân tốt của xã hội. Sự quan tâm, giáo dục của gia đình đối với con cái là môi trường quan trọng giúp mỗi người hòa nhập vào cộng đồng và xã hội, thích ứng với đòi hỏi về nghề nghiệp, đạo đức, vốn sống của mỗi người và giúp con cái tránh những tệ nạn xã hội nảy sinh. Đồng thời bên cạnh đó người phụ nữa có thể làm chủ cuộc sống của mình nhờ đó mà có thể nâng cao vai trò cũng như sự đóng góp của nữ giới trong sự phát triển kinh tế xã hội,chăm sóc gia đình. Góp phần làm cho đất nước phát triển,xã hội văn minh.

Nhưng tư tưởng đổi mới này vẫn chưa được phổ biến sâu rộng. Vẫn có những nơi còn giữ những tư tưởng lạc hậu đánh giá thấp vai trò, vị trí của người phụ nữ, họ bị cấm cản về nhiều phương diện. Có những gia đình vẫn giữ tư tưởng thích con trai mà không thích con gái. Chính vị vậy mới có những câu chuyện: những bé gái khi mới lọt lòng đã bị chính những người ruột thịt thân yêu ghẻ lạnh. Các em bị đối xử bất công, không được đi học, không được quyền tham gia các công việc như những bạn nam cùng trang lứa. Nhưng đó chỉ là số ít bởi ở những nơi vẫn còn xuất hiện tư tưởng đó bởi dân trí nơi đó vẫn thấp, họ chưa chịu tiếp thu và thay đổi tư tưởng mới.

Vì vậy, để thực hiện bình đẳng giới trong gia đình hiện nay, cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục các vấn đề giới, bình đẳng giới trong gia đình, xã hội đã được quy định trong các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Xem việc thực hiện bình đẳng giới là một công việc lâu dài và cần sự phối hợp đồng bộ của toàn xã hội. Từ đó mỗi người ý thức tốt về vấn đề bình đẳng giới trong gia đình và xã hội. Người phụ nữ cần nhận thức được giá trị và năng lực của bản thân từ đó ý thức tự vươn lên giải phóng chính bản thân mình. Phải không ngừng học tập và nâng cao kiến thức để khẳng định vai trò và vị trí của mình trong gia đình và ngoài xã hội.

Trách nhiệm bình đẳng giới không chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân, mà là trách nhiệm của mỗi gia đình và toàn xã hội; là cơ sở quan trọng để xây dựng gia đình “no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc”, một xã hội văn minh và hạnh phúc.

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn bài viết Suy nghĩ của em về bình đẳng giới trong cuộc sống. Mong rằng qua đây bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Ngữ văn lớp 11. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết thêm các môn Toán 11, Tiếng Anh 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn lớp 11

    Xem thêm