Thanh Văn học lớp 9

Làng-Kim Lân: “Tác phẩm văn học không chỉ tái hiện bức tranh cuộc sống mà cho thấy sự sáng tạo người nghệ sĩ".

Đọc văn bản “Làng” - Kim Ngân và làm sáng tỏ ý kiến sau: “Tác phẩm văn học không chỉ tái hiện bức tranh cuộc sống mà cho thấy sự sáng tạo người nghệ sĩ".

3
3 Câu trả lời
  • dnkd ♡
    dnkd ♡

    Một tác phẩm nghệ thuật được tạo nên bởi óc quan sát và óc sáng tạo của người nghệ sĩ, đồng thời, nó cũng chứa đựng mọi tâm tư, tình cảm của tác giả đã tạo ra tác phẩm. Cảm hứng của mỗi một tác phẩm đều xuất phát từ hiện thực đời sống xung quanh, thế nhưng, để thực sự trở thành một tác phẩm nghệ thuật thành công, đem lại những ấn tượng, cảm thụ sâu sắc trong lòng người đọc thì đòi hỏi trong đó phải bao hàm cả những “điều mới mẻ”, “lời nhắn nhủ” mà tác giả đã gửi gắm qua tác phẩm. Với truyện ngắn “Làng” cũng vậy, Kim Lân đã khai thác những hình ảnh chân thực của làng quê Việt Nam sau Cách Mạng tháng Tám, đồng thời, dưới ngòi bút của ông, ta cũng thấy được những khía cạnh khác của cuộc sống những người nông dân lúc bấy giờ, cảm nhận được “lời nhắn nhủ” thầm kín mà cũng rất đỗi sâu sắc mà ông muốn đem “góp vào đời sống chung quanh”.

    Nếu không có tác giả thì sẽ không bao giờ có tác phẩm, mà để tạo ra một tác phẩm hay thì đòi hỏi ở người sáng tác phải có một tầm quan sát tinh tế. Bởi vì, mỗi tác phẩm riêng sẽ phản ánh một nội dung riêng và nội dung riêng ấy phải xuất phát từ chính sự quan sát sáng tạo của tác giả: đó chính là những gì mà họ thấy ở xung quanh, chính là những gì họ trải qua hằng ngày,… Cho nên “tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại”. Nhưng nếu như chỉ họa lại bức chân dung chân thực của cuộc sống một cách đơn thuần thì đó không thể trở thành một tác phẩm nghệ thuật. Chính vì vậy, song hành cùng yếu tố hiện thực trong một tác phẩm thành công chính là những khám phá, phát hiện riêng, những cảm nhận riêng của bản thân tác giả. Và những khám phá, phát hiện ấy đã tạo nên “điều mới mẻ”, “lời nhắn nhủ” đắc sắc riêng trong từng tác phẩm.

    Truyện ngắn “Làng” ra đời vào năm 1948 lấy bối cảnh từ một xóm làng của những người tản cư với nhân vật chính là Ông Hai – một người nông dân chất phác nghe theo lời kêu gọi của Đảng, của Bác Hồ rời xa quê hương, rời xa ruộng nương gần gũi với mình để đến nơi tản cư góp sức cùng Cách Mạng. Trong nơi ở chung của những người xa lạ ấy, Kim Lân đã cho ta thấy một cách chân thực và sinh động hiện thực cuộc sống lúc bấy giờ. Đối với một đất nước còn nghèo và lạc hậu như Việt Nam ta việc phải đối đầu với một đại cường địch như Thực dân Pháp quả là một khó khăn lớn. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc và tinh tế: Tác giả miêu tả rất cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ. Đặc biệt nhà văn đã diễn tả rất đúng, rất ấn tượng về sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật. Điều đó chứng tỏ Kim Lân am hiểu sâu sắc con người và thế giới tinh thần của họ, đặc biệt là người nông dân.

    Ngoài ra, ngôn ngữ truyện mang đậm chất khẩu ngữ và là lời ăn tiếng nói của người nông dân. Lời trần thuật và lời nhân vật có sự thống nhất về sắc thái, giọng điệu do truyện được trần thuật chủ yếu theo điểm nhìn của ông Hai, dù vẫn dùng cách trần thuật ở ngôi thứ ba. Ngôn ngữ nhân vật ông Hai vừa có nét chung của người nông dân, với cách dùng từ, đặt câu hết sức dễ hiểu, mộc mạc lại mang đậm cá tính của nhân vật, rất sinh động. Cùng với đó là lối kể chuyện giản dị, tự nhiên, ngôn ngữ mang tính khẩu ngữ. Ngòi bút phân tích tâm lí sắc sảo. Kết hợp hài hòa ngôn ngữ độc thoại, đối thoại. Hình ảnh, chi tiết giàu sức gợi.

    Tác phẩm văn học không chỉ là bức tranh mà nó còn là một tác phẩm nghệ thuật mà trong đó, chính tác giả, phải là người cảm nhận những hình ảnh ấy bằng cái nhìn đời thực của mình, từ đó biến nó thành một cái nhìn sâu sắc, đi sâu vào từng khía cạnh của cuộc sống, qua suy nghĩ, lăng kính của một nhà văn để viết lên tác phẩm.

    0 Trả lời 17:03 20/06
    • Tiểu Thái Giám
      Tiểu Thái Giám

      1. Mở bài:

      - Giá trị nghệ thuật trong mỗi tác phẩm văn học là rất quan trọng.

      - tác phẩm tiêu biểu: Làng của nhà văn Kim Lân cũng là một tác phẩm nghệ thuật

      2. Thân Bài

      - Khai thác những nét nghệ thuật trong tác phẩm Làng:

      - Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật:

      + Tác giả đặt nhân vật vào tình huống thử thách bẽn trong để bộc lộ chiều sâu tâm trạng.

      + Tác giả miêu tả rất cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua các ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ, đặc biệt, diễn tả rất đúng và gây ấn tượng manh mẽ về sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật. Điều đó chứng tỏ Kim Lân am hiểu sâu sắc người nồng dân và thế giới tinh thần của họ.

      - Ngôn ngữ nhân vật ông Hai:

      + Ngôn ngữ trong truyện rất đặc sắc, đặc biệt là ngôn ngữ nhân vật ông hai mang đậm tính khẩu ngữ và lời ăn tiếng nói của người nông dân.

      + Lời độc thoại và độc thoại nội của tâm nhân vật có sư thống nhất về sắc thái, giọng điệu, do truyện được trần thuật chủ yếu ở điểm nhìn của nhân vật ông Hai (mặc dù vẫn dùng cách trần thuật ở ngôi thứ 3).

      + Ngôn ngữ của nhân vật ông Hai vừa có nét chung của người nông dân, lại mang đậm cá tính của nhân vật nên rất sinh động.

      + Ngôn ngữ của truyện rất đặc sắc, nhất là ngôn ngữ nhân vật ông Hai. Ngôn ngữ mang đậm chất khẩu ngữ và là lời ăn tiếng nói của người nông dân.

      3. Kết bài:

      - Truyện ngắn Làng đề cập tới tình yêu làng quê và lòng yêu nước cùng tinh thần kháng chiến của người nông dân

      - Tất cả nét đặc sắc về nghệ thuật đều được thể hiện dưới ngòi bút sắc sảo, giàu tính nhân văn của nhà văn Kim Lân.

       

      0 Trả lời 17:12 20/06
      • Hươu Con
        Hươu Con

        Bạn tham khảo bài viết: https://vndoc.com/binh-giang-truyen-ngan-lang-cua-kim-lan-176210

        0 Trả lời 17:13 20/06

        Văn học

        Xem thêm