Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Nga Bùi Văn học

Thế nào là đoạn văn? Nêu hình thức, nội dung của đoạn văn, các kiểu đoạn văn mà em đã học

3
3 Câu trả lời
  • Cún ngốc nghếch
    Cún ngốc nghếch

    * Khái niệm đoạn văn:

    - Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, biểu đạt một nội dung tương đối trọn vẹn. Về hình thức, đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành, được bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng và kết thúc bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn.

    * Nội dung:

    - Là đơn vị cơ sở của văn bản, là chỉnh thể trên câu nên đoạn văn diễn đạt một nội dung nhất định.

    - Về mặt nội dung, đoạn văn có thể hoàn chỉnh ở một mức độ nào đó (thể hiện lôgic – ngữ nghĩa), hoặc có thể không hoàn chỉnh (thể hiện biểu cảm – thẩm mĩ). Sự không hoàn chỉnh về nội dung của đoạn văn là do thể loại văn bản hoặc ý đồ của người viết chi phối chứ không phải tùy tiện hoặc vô ý thức. Chính đặc điểm không hoàn chỉnh này cho phép chúng ta phân biệt đoạn văn với văn bản. Chỉ có văn bản mới có nội dung hoàn chỉnh, trọn vẹn, còn các đơn vị bậc dưới văn bản (trong đó có đoạn văn) không nhất thiết phải hoàn chỉnh. Khi đoạn văn biểu hiện một nội dung tương đối hoàn chỉnh thì nó sẽ có những đặc điểm kết cấu đồng dạng ở mức cao nhất với văn bản và được gọi là đoạn ý, có giá trị kết cấu.

    * Mỗi đoạn văn đều có một cấu trúc nhất định và được nhận diện về hình thức:

    – Mở đầu bằng chữ lùi đầu dòng, viết hoa.

    – Kết thúc bằng dấu chấm ngắt đoạn, xuống dòng.

    – Là phần nằm giữa hai khoảng trống trong văn bản.

    Ở dạng nói, việc nhận diện đoạn văn (còn gọi đoạn lời) khó khăn hơn. Tuy vậy, dựa vào ngữ điệu, chỗ ngừng và vài từ ngữ đánh dấu như mặt khác, tiếp theo, thứ nhất, thứ hai, v.v. ta có thể nhận diện được đoạn lời.

    * Các kiểu đoạn văn:

    - Đoạn diễn dịch: là phương pháp trình bày ý từ luận điểm suy ra các luận cứ (Từ ý tổng quát suy ra ý cụ thể).

    - Đoạn quy nạp: là phương pháp trình bày ý từ các luận cứ rút ra những nhận định tổng quát, rút ra luận điểm (Từ các ý cụ thể rút ra nhận định chung).

    Đoạn song hành: là cách lập luận trình bày ý giữa các câu ngang nhau (Các câu đều là luận cứ). Luận điểm được rút ra từ việc tổng hợp các ý của luận cứ (Đoạn song hành có câu chủ đề ẩn).

    - Đoạn tổng – phân – hợp: là đoạn nghị luận có cách triển khai ý từ luận điểm suy ra các luận cứ, rồi từ các luận cứ khẳng định lại luận điểm. Qua mỗi bước vấn đề được nâng cao hơn.

    - Đoạn móc xích: Triển khai ý bằng cách câu sau kế thừa và phát triển ý câu trước, luận cứ của câu trước tạo tiền đề cho sự phát triển ý của câu sau và cứ như thế đến hết đoạn.

    0 Trả lời 22:13 18/05
    • Lớp Văn cô Thu
      Lớp Văn cô Thu

      a. Liên kết câu: Phép lặp từ " trường học" Liên kết đoạn:Phép thế:" trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến" bằng" như thế"

      b. Liên kết câu: Phép lặp:"Văn nghệ"

      Liên kết đoạn: Phép lặp:" sự sống

      c. Liên kết câu: Phép lặp:" thời gian"," con người"

      d. Liên kết câu: Phép trái nghĩa:"yếu đuối" với" mạnh"; "hiền lành" với "ác"

      0 Trả lời 11:02 19/05
      • dnkd ♡
        dnkd ♡

        Bài Tập:

        1) Các câu vi phạm liên kết nội dung: không cùng chung một chủ đề.

        Sửa: Cắm bơi một mình trong đêm. Trận địa đại đội 2 của anh ở phía bãi bồi bên một dòng sông. Anh chợt nhớ hồi đầu mùa lạc hai bố con anh cùng viết đơn xin ra mặt trận. Bây giờ thì mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối.

        2) Câu này vi phạm liên kết nội dung: trình tự các sự việc nêu trong các câu không hợp lí.

        Sửa: Có thể chữa lỗi liên kết này bằng cách thêm vào cho câu 2 thành phần trạng ngữ chỉ thời gian để làm rõ diễn biến trước – sau của sự việc:

        Năm 19 tuổi chị đẻ đứa con trai, sau đó chồng mắc bệnh, ốm liền trong hai năm rồi chết. Suốt thời gian anh ốm, chị làm quần quật phụng dưỡng cha mẹ chồng, hầu hạ chồng, bú mớm cho con. Có những ngày ngắn ngủi cơn bệnh tạm lui, chồng chị yêu thương chị vô cùng.

        3) Lỗi thay thế, từ "nó" trong câu 2 không thể thay thế cho loài nhện.

        Với bộ răng khoẻ cứng, loài nhện khổng lồ này có thể cắn thủng cả giày da. Mọi biện pháp chống lại chúng vẫn chưa có kết quả vì chúng sống sâu dưới mặt đất. Hiện nay, người ta vẫn đang thử tìm cách bắt chúng để lấy nọc điều trị cho những người bị nó cắn.

        Sửa: thay"nó "bằng "chúng"

        4) Lỗi dùng từ không thống nhất, từ" hội trường" không thể đồng nghĩa với từ "văn phòng" cho nên không thể thay thế được cho nhau.

        Tại văn phòng, đồng chí Bộ trưởng đã gặp gỡ một số bà con nông dân để trao đổi ý kiến. Mỗi lúc bà con kéo đến văn phòng một đông.

        Sửa: bỏ từ "hội trường" trong câu 2 hoặc thay từ này bằng từ "văn phòng".

        0 Trả lời 11:12 19/05

        Văn học

        Xem thêm