GDCD 10 bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Lý thuyết GDCD lớp 10 bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết và trắc nghiệm trong chương trình giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 10. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Bài: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

A/ Lý thuyết môn GDCD 10 bài 14

1/ Nội dung bài học

a/ Lòng yêu nước là gì?

- Lòng yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của Tổ quốc.

- Lòng yêu nước xuất phát từ những tình cảm bình dị nhất và gần gũi nhất đối với con người....

b/ Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam

- Yêu nước là một truyền thống đạo đức cao quý và thiêng liêng nhất của dân tộc Việt Nam, là cội nguồn của hàng loạt các giá trị truyền thống khác của dân tộc.

- Người Việt Nam yêu đất nước của mình, tình yêu đó được hình thành và hun đúc từ trong cuộc đấu tranh liên tục, gian khổ và kiên cường chống giặc ngoại xâm và lao động xây dựng đất nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “ … Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và lũ cướp nước …”

- Truyền thống yêu nước là sức mạnh nội sinh giúp đất nước ta, dân tộc ta vượt qua bao khó khăn, thử thách, chiến thắng thiên tai khắc nghiệt và giặc ngoại xâm, tồn tại và phát triển với đầy đủ bản sắc của mình.

- Tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước: người Việt Nam yêu nước luôn luôn hướng về cội nguồn, về ông bà, cha mẹ, tổ tiên và quê hương của mình, luôn nhớ về quê hương, hướng về Tổ quốc dù có xa cách.

- Tình yêu thương đồng bào, giống nòi, dân tộc.

- Tình yêu thương đối với đồng bào, giống nòi, dân tộc: đồng bào, giống nòi là những gì thiêng liêng nhất gắn bó con người Việt Nam với nhau. Mỗi người dân Việt Nam yêu nước đều cảm thông sâu sắc với nỗi đau của đồng bào, dân tộc, luôn mong muốn đồng bào của mình được sống ấm no, hạnh phúc.

→ Nói đến quê hương, Tổ quốc, chúng ta tự hào nhất là những gì? Lòng tự hào dân tộc chính đáng.

- Lòng tự hào dân tộc chính đáng: người Việt Nam luôn tự hào về truyền thống văn hóa lâu đời, đậm đà bản sắc dân tộc và có sức sống mạnh mẽ của dân tộc mình, tự hào về những con người của quê hương, đất nước, những anh hùng hào kiệt, những danh nhân văn hóa, tự hào về non sông gấm vóc và những sản vật phong phú của quê hương.

- Đoàn kết, kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền dân tộc và nền độc lập tự do của Tổ quốc, không bao giờ chịu làm nô lệ, làm người dân mất nước hoặc lệ thuộc nước ngoài. Tinh thần đoàn kết, kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm là nét nổi bật của truyền thống yêu nước Việt Nam.

- Cần cù và sáng tạo trong lao động để xây dựng, phát triển nền văn hóa dân tộc và xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp.

- Người Việt Nam vốn có truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động. Mỗi người Việt Nam yêu nước đều lao động hết mình để xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đóng góp xây dựng quê hương và có những hành động thiết thực góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc.

c/ Biểu hiện của lòng yêu nước

- Tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước.

- Tình thương yêu đối với đồng bào, giống nòi, dân tộc.

- Lòng tự hào dân tộc chính đáng.

- Đoàn kết, kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm.

- Cần cù và sáng tạo trong lao động.

B/ Trắc nghiệm môn GDCD 10 bài 14

Câu 1: Trong giờ thảo luận của lớp 10C, có một số bạn bè nêu câu hỏi. “Cần cù và sáng tạo trong lao động có phải là biểu hiện của lòng yêu nước hay không?” . Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?

  1. Không, vì đây là biểu hiện của đức tinh chăm chỉ.
  2. Có, vì lao động cần cù và sáng tạo góp phần cho đất nước phát triển.
  3. Có, vì đây là biểu hiện của tinh thần dân tộc.
  4. Không, vì người lao động nào cũng cần phải cần cù sáng tạo.

Câu 2: Học sinh lớp 10B, Trường Trung học phổ thông Q là một tập thể lớp học giỏi, tích cực tham gia các hoạt động xã hội như xóa đói giảm nghèo, phòng chống các tệ nạn xã hội do nhà trường tổ chức. Việc làm của học sinh lớp 10B là thực hiện trách nhiệm nào của công dân học sinh?

  1. Bảo vệ tổ quốc.
  2. Hoạt động xã hội.
  3. Xây dựng Tổ quốc.
  4. Hoạt động tình nguyện.

Câu 3: Người xa quê hương, đất nước nhưng luôn nhớ về quê hương, hướng về Tổ quốc là người có

  1. Tình cảm dân tộc.
  2. Tình cảm quê hương, đất nước.
  3. Lòng yêu nước.
  4. Tấm lòng tốt đẹp.

Câu 4: Lòng yêu của dân tộc Việt Nam không bao gồm nội dung nào dưới đây?

  1. Tình cảm gắn bó với quê hương đất nước.
  2. Đề cao dân tộc mình hơn dân tộc khác.
  3. Lòng tự hào dân tộc chính đáng.
  4. Cần cù và sáng tạo trong lao động.

Câu 5: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây về lòng yêu nước?

  1. Lòng yêu nước là điều lớn lao rất khó thực hiện.
  2. Lòng yêu nước bắt nguồn từ những điều bình dị, gần gũi nhất.
  3. Chỉ những người trong quân đội mới cần có lòng yêu nước.
  4. Học sinh phổ thông còn nhỏ nên không cần có lòng yêu nước.

Câu 6: “Ngày nay, nước ta đã hoàn toàn được thống nhất, nhưng chúng ta vẫn phải luôn ….. để chống lại mọi âm mưu phá hoại của kẻ thù, bảo vệ Tổ quốc”. Trong dấu “…” là?

  1. Đoàn kết
  2. Sẵn sàng
  3. Chuẩn bị
  4. Cảnh giác

Câu 7: “Công dân nam giới đủ mười tám tuổi được gọi nhập ngũ, độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình từ đủ mười tám tuổi đến hết …”. Trong dấu “…” là?

  1. Hai mươi lăm tuổi.
  2. Hai mươi bốn tuổi.
  3. Hai mươi sáu tuổi.
  4. Hai mươi ba tuổi.

Câu 8: Biểu hiện nào sau đây nói lên trách nhiệm xây dựng Tổ quốc của thanh niên học sinh?

  1. Trung thành với Tổ quốc, với chế độ xã hội chủ nghĩa.
  2. Sẵn sàng lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
  3. Tham gia đăng ký nghĩa vụ quân sự.
  4. Biết phê phán, đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi ích của quốc gia, dân tộc.

Câu 9: Trách nhiệm hàng đầu của thanh niên Việt Nam hiện nay đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc là

  1. Chỉ cần xác định mục đích và động cơ học tập đúng.
  2. Tham gia nhập ngũ khi địa phương gọi.
  3. Tham gia các hoạt động của địa phương như vệ sinh môi trường.
  4. Trung thành với Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.

Câu 10: Câu tục ngữ nào nói về cách sống hòa nhập?

  1. Cá lớn nuốt cá bé.
  2. Cháy nhà ra mặt chuột.
  3. Đèn nhà ai nấy rạng.
  4. Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau.

Câu 11: Tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của tổ quốc được gọi là

  1. Lòng nhân ái.
  2. Lòng yêu thương.
  3. Lòng yêu nước.
  4. Lòng dũng cảm.

Câu 12: Người công dân đối với tổ quốc thì phẩm chất nào là quan trọng nhất?

  1. Nhân ái.
  2. Cần cù, chăm chỉ.
  3. Dũng cảm.
  4. Yêu nước.

Câu 13: Truyền thống đạo đức cao quý và thiêng liêng nhất của dân tộc Việt Nam, là cội nguồn của hàng loạt các giá trị truyền thống khác là

  1. Nhân nghĩa.
  2. Yêu nước.
  3. Tôn sư trọng đạo.
  4. Năng động, sáng tạo.

Câu 14: Đâu là biểu hiện của lòng yêu nước?

  1. Bạn Lan không nghe nhạc dân tộc vì cho đó là lạc hậu.
  2. Hoa tích cực ủng hộ phong trào “Người Việt dùng hàng Việt”
  3. Không cần biết ơn các anh hùng dân tộc vì đó là những điều đã cũ.
  4. Cho rằng dân tộc Việt Nam nghèo nên không có gì đáng tự hào.

Câu 15: Hành động nào không thể hiện trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp xây dựng tổ quốc?

  1. Chăm chỉ, sáng tạo trong học tập, hiểu học tốt là yêu nước.
  2. Rèn luyện đạo đức, lối sống lành mạnh, tránh xa tệ nạn xã hội.
  3. Thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
  4. Sống thực dụng, xa rời các giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống.

Câu 16: Hành động nào không thể hiện trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp bảo vệ tổ quốc?

  1. Trung thành với Tổ quốc, với chế độ XHCN.
  2. Trốn tránh làm nghĩa vụ quân sự.
  3. Tham gia hoạt động an ninh quốc phòng ở địa phương.
  4. Tích cực rèn luyện thân thể, bảo vệ sức khỏe.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

B

C

C

B

B

D

A

D

D

D

Câu

11

12

13

14

15

16

Đáp án

C

D

B

B

D

B

-----------------------------------------------

Với nội dung bài Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về khái niệm, vai trò và nghĩa vụ của công dân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...

Như vậy là chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn bài Lý thuyết GDCD lớp 10 bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các bạn học sinh một số tài liệu tham khảo như: Giải bài tập GDCD 10, Giải bài tập GDCD 10 ngắn nhất, Tài liệu học tập lớp 10.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đánh giá bài viết
1 5.694
Sắp xếp theo

    Lớp 10

    Xem thêm