Tính chất hóa học của phi kim

Tính chất hóa học của phi kim được VnDoc biên soạn đưa ra nội dung lý thuyết Hóa học 9 bài 25: Tính chất của phi kim. Cũng như đưa ra các nội dung câu hỏi dạng bài tập liên quan. Giúp bạn đọc củng cố, rèn luyện kĩ năng thao tác giải bài tập liên quan đến Tính chất hóa học của phi kim lớp 9. Mời các bạn tham khảo.

I. Phi kim có những tính chất vật lí nào?

Trạng thái ở điều kiện thường: Phi kim có thể tồn tại ở trạng thái rắn như C, S, P, Si, I2,... Trạng thái lỏng như: Br2; Trạng thái khí như: O2, H2, N2, …

Phần lớn phi kim không dẫn điện, dẫn nhiệt và có nhiệt độ nóng chảy thấp.

Một số phi kim độc như clo, brom, iot,..

II. Phi kim có những tính chất hóa học nào?

1. Phi kim tác dụng với kim loại tạo thành muối hoặc oxit

Nhiều phi kim có thể tác dụng với một số kim loại tạo thành muối.

Phi kim + Kim loại → Muối

Phương trình hóa học:

2Na + Cl2 \xrightarrow{t^\circ} 2NaCl

Fe + S  \xrightarrow{t^\circ} FeS

2Al + 3Br2  \xrightarrow{t^\circ} 2AlBr3

6Li + N2 → 2Li3N

Riêng oxi tác dụng với kim loại tạo thành oxit bazơ.

O2 + Kim loại → Oxit bazơ

4Na + O2  \xrightarrow{t^\circ} 2Na2O

2Pb + O2 \xrightarrow{t^\circ} 2PbO

2. Phi kim tác dụng với hiđro tạo thành các hợp chất khí.

Phương trình hóa học:

2H2 + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} 2H2O

H2 + Cl2\overset{t^{\circ } }{\rightarrow} 2HCl

S + H2 \xrightarrow{t^\circ} H2S ↑

3. Nhiều phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit axit

Phương trình hóa học:

S + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} SO2 (k)

4P + 5O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} 2P2O5 (r)

4. Mức độ hoạt động của phi kim

Mức độ hoạt động mạnh hay yếu của phi kim thường được xét căn cứ vào khả năng và mức độ phản ứng của phi kim đó với kim loại và hiđro. Các phi kim như Flo, oxi, clo là những phi kim hoạt động hóa học mạnh, flo là phi kim mạnh nhất. Lưu huỳnh, photpho, cacbon, silic là những phi kim hoạt động yếu hơn.

III. Dạng bài tập phi kim 

Dạng 1. Hoàn thành chuỗi phản ứng phi kim

 Viết các phương trình phản ứng xảy ra cho các sơ đồ sau:

a. HCl → Cl2 → FeCl3 → NaCl → HCl → CuCl2 → AgCl

b. KMnO4 → Cl2 → HCl → FeCl3 → AgCl→ Cl2→ Br2 → I2

c. KMnO4 → Cl2 → HCl → FeCl2 → AgCl → Ag

d. HCl → Cl2→ FeCl3 → Fe(OH)3 → Fe2(SO4)3

e. CaCO3 →CO2 → NaHCO3 → Na2CO3 → NaHCO3 → CaCO3

f. S → SO2 → SO3 → H2SO4 → FeSO4 → BaSO4.

Đáp án hướng dẫn giải bài tập

a. HCl → Cl2 → FeCl3 → NaCl → HCl → CuCl2 → AgCl

4HCl + MnO2 \overset{t^{o} }{\rightarrow} Cl2 + MnCl2 + 2H2O

3Cl2 + 2Fe \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}  2FeCl3

3NaOH + FeCl3 → 3NaCl + Fe(OH)3

H2SO4 + NaCl → HCl + NaHSO4

CuO + 2HCl → 2H2O + CuCl2

2AgNO3 + CuCl2 → 2AgCl + Cu(NO3)2

b. KMnO4 → Cl2 → HCl → FeCl3 → AgCl→ Cl2→ Br2 → I2

(1)16HCl + 2KMnO4 → 5Cl2 + 8H2O + 2KCl

(2) H2 + Cl2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} 2HCl

(3) Fe2O3 + 6HCl → 3H2O + 2FeCl3

(4) 3AgNO3 + FeCl3 → 3AgCl + Fe(NO3)3

(5) 2AgCl → 2Ag + Cl2

(6) Cl2 + 2KBr → Br2 + 2KCl

(7) Br2 + 2HI → I2 + 2HBr

c. KMnO4 → Cl2 → HCl → FeCl2 → AgCl → Ag

2KMnO4 +16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O

Cl2 + H2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} 2HCl

2HCl + Fe → FeCl2 + Cl2

FeCl2 + 3AgNO3→ Fe(NO3)3 +2AgCl + Ag

2AgCl \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} 2Ag + Cl2

d. HCl → Cl2→ FeCl3 → Fe(OH)3 → Fe2(SO4)3

MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O

2Fe + 3Cl2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} 2FeCl3

FeCl3 + 3NaOH→Fe(OH)3 + 3NaCl

2Fe(OH)3 + 3H2SO4→ Fe2(SO4)3 + 6H2O

e. CaCO3 →CO2 → NaHCO3 → Na2CO3 → NaHCO3 → CaCO3

(1) CaCO3 → CaO + CO2

(2) CO2 +  NaOH → NaHCO3

(3) NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O

(4) Na2CO3 + Ba(HCO3)2 → BaCO3 + 2NaHCO3

(5) 2NaHCO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + Na2CO3 + 2H2O

f. S → SO2 → SO3 → H2SO4 → FeSO4 → BaSO4.

S + O2  → SO2

SO2 + O2 → SO3

SO3 + H2O → H2SO4

H2SO4 + Fe → FeSO4 + H2

FeSO4 + BaCl2 → BaSO4 ↓ + FeCl2

Dạng 2. CO khử oxit kim loại

xCO + M2Ox → 2M + xCO2

Phương pháp giải

Phương chung để giải là dùng phương pháp bảo toàn electron hoặc bảo toàn nguyên tố hoặc bảo toàn khối lượng, hoặc tang giảm khối lượng để giải.

Bài tập 1. Cho khí CO (dư) đi vào ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (dư), khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

CO + Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO → Al2O3, MgO, Fe, Cu + CO2

Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

Phần không tan Z gồm MgO, Fe, Cu.

Bài tập 2. Cho luồng khí CO (dư) đi qua 9,1 gam hỗn hợp gồm CuO và Al2O3 nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 8,3 gam chất rắn. Khối lượng CuO có trong hỗn hợp ban đầu là

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Gọi x, y là số mol lần lượt của CuO và Al2O3

=> mhỗn hợp đầu= 80x + 102y = 9,1 (1)

Khí CO chỉ phản ứng với CuO

CuO + CO → Cu + CO2

x mol → x mol

Hỗn hợp chất rắn sau phản ứng gồm Cu (x mol) và Al2O3 (y mol)

=> mhỗn hợp sau = 64x + 102y = 8,3 (2)

Lấy (1) trừ (2) ta có: 16x = 0,8 => x = 0,05 mol

=> mCuO = 0,05.80 = 4 gam

Xem tiếp đầy đủ chuyên đề bài tập tại: CO khử oxit kim loại

Dạng 3. CO2 tác dụng với dung dịch kiềm 

1. Bài toán CO2 dẫn vào dung dịch NaOH, KOH

Khi cho CO2 (hoặc SO2) tác dụng với dung dịch NaOH đều xảy ra 3 khả năng tạo muối:

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O (1)

CO2 + NaOH → NaHCO3 (2)

Đặt T = nNaOH/nCO2

  • Nếu T = 2: chỉ tạo muối Na2CO3
  • Nếu T ≤ 1: chỉ tạo muối NaHCO3
  • Nếu 1 < T < 2: tạo cả muối NaHCO3 và Na2CO3

2. Bài toán CO2 dẫn vào dung dịch Ca(OH)2, Ba(OH)2

Do ta không biết sản phẩm thu được là muối nào nên phải tính tỉ lệ T:

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O (1)

Ca(OH)2 + 2CO2 → Ca(HCO3)2 (2)

Đặt T = nCO2 : nCa(OH)2

  • Nếu T ≤ 1: chỉ tạo muối CaCO3
  • Nếu T = 2: chỉ tạo muối Ca(HCO3)2
  • Nếu 1 < T < 2: tạo cả muối CaCO3 và Ca(HCO3)2

Để tham khảo đầy đủ chi tiết nội dung dạng bài tập CO2 tác dụng với dung dịch kiềm mời các bạn ấn vào link tại:  Chuyên đề: CO2 tác dụng với dung dịch kiềm.

-------------------------------------

Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 9, Giải SBT Vật Lí 9, Chuyên đề Sinh học 9, Chuyên đề Hóa học 9. Tài liệu học tập lớp 9 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Luyện thi lớp 9 lên lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Đánh giá bài viết
1 2.172
Sắp xếp theo

    Hóa 9 - Giải Hoá 9

    Xem thêm