Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Bến Nhà Rồng năm ấy

Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Bến Nhà Rồng năm ấy Ngữ văn lớp 8 bộ Chân trời sáng tạo chuẩn nhất gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như bố cục, nội dung chính và tóm tắt văn bản hay nhất.

Bố cục Bến Nhà Rồng năm ấy

Gồm 3 phần.

+ Phần 1: Sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước.

+ Phần 2: Nguyên nhân ra đời Bến Nhà Rồng.

+ Phần 3: Quá trình phát triển của Bến Nhà Rồng.

Nội dung chính Bến Nhà Rồng năm ấy

Văn bản trên kể về sự việc nhân vật “anh Ba” rời bến cảng nhà Rồng sang phương Tây tìm đường cứu nước và cụ thể là sang Pháp.

Tóm tắt Bến Nhà Rồng năm ấy

Trong đêm hè trải dài theo gió, tại Cảng Nhà Rồng mờ mờ ánh đèn. Anh Ba ngồi kề vai với anh Tư Lê bên bờ sông nói về câu chuyện giành lại độc lập tự do, giúp đồng bào đuổi hết thực dân Pháp ra khỏi đất nước mình. Họ nói về tương lai rằng họ sang Pháp để làm gì và họ sẽ sống thế nào khi ở đây. Họ nói đến lí do tại sao lại sang Tây, và ở đây có quyền lợi tối cao của một dân tộc là độc lập, tự chủ; Họ muốn học hỏi và tìm hiểu về quyền cơ bản nhất của con người ở trong xã hội là quyền tự do, bình đẳng giữa người với người; sang Pháp để được nhìn tận mắt người dân Pháp họ sống thế nào, đằng sau những cải chữ “tự do, bình đẳng, bác ái” ẩn náu những gì...

Ý nghĩa nhan đề Bến Nhà Rồng năm ấy

Nhắc đến Bến Nhà Rồng, trong mỗi chúng ta không thể không biết đến địa danh nổi tiếng đã góp phần thay đổi toàn bộ lịch sử của nền dân tộc Việt Nam. Nơi đây, ngày 5/6/1911, chàng thanh niên trẻ Nguyễn Tất Thành đã lên con tàu Amiral Latouche Tréville (Pháp) lấy tên là Văn Ba, bắt đầu chuyến hành trình tìm đường cứu nước kéo dài 30 năm.

Giá trị nội dung Bến Nhà Rồng năm ấy

- Văn bản trên kể về sự việc nhân vật “anh Ba” rời bến cảng nhà Rồng sang phương Tây tìm đường cứu nước và cụ thể là sang Pháp.

Giá trị nghệ thuật Bến Nhà Rồng năm ấy

- Kể chuyện xen kẽ miêu tả một cách sinh động cụ thể, gây được ấn tượng.

- Khắc họa hình tượng anh Ba một cách rõ nét, mang đậm màu sắc sử thi.

- Kể lại các sự kiện một cách rành mạch, chân thực, khách quan, kết hợp yếu tố miêu tả với biện pháp nghệ thuật so sánh, đối lập.

Đọc tác phẩm Bến Nhà Rồng năm ấy

Cảng Nhà Rồng mờ mờ ánh đèn. Đêm hè trải dài theo gió. Gió va vào những boong tàu, dây buồm, phát ra những âm thanh hiu hắt hòa trong tiếng sóng vỗ bờ. Mấy con thuyền câu, bè vó như những chấm đen trôi lững đững trên sông loang loáng ánh đêm. Từ bên Thủ Thiêm, những ngôi sao lạc kẻ từng đường sáng giữa mênh mông.

Anh Ba ngồi kề vai với anh Tư Lê bên bờ sông. Họ im lặng nhìn xuống dòng sông. Anh Ba vẻ thận trọng hỏi Tư Lê:

- Anh Tư nầy. – Tư Lê xoay người nhìn vào mặt anh Ba – anh có dám nghĩ đến việc đuổi Tây ra khỏi nước mình không?

- Tôi là người thợ. Nhà tôi có thù với chúng mà, anh Ba!

Hai người im lại im lặng. Trước mặt họ một chân trời đen kịt. Anh Ba dè dặt hỏi:

– Anh có giữ kín được không?

– Kín chớ. Ơn sâu nghĩa nặng từ kinh đô Huế. Rượu thề kết nghĩa trên sông Phan Thiết, quên làm sao được, anh Ba.

Bóng tối như loãng ra quanh hai người. Anh Ba thì thầm:

– Nỗi khổ của người dân mất nước, chúng mình đã từng tâm sự nhiều lần. Bây giờ... bây giờ mình đã quyết định đi ra nước ngoài... Mình muốn anh cùng đi.

Tư Lê hơi bối rối. Anh cầm bàn tay anh Ba:

– Đi tới đâu hả anh Ba?

- Sang Pháp và… đi tới các nước văn minh khác. Sau khi xem xét họ làm ăn thế nào, chúng mình trở về giúp đồng bào đuổi hết thực dân Pháp ra khỏi đất nước, giành độc lập, tự do....

Tư Lê băn khoăn:

– Đuổi Tây, giành độc lập tự do, sao chúng mình lại sang Tây?

– Tôi đọc báo, đọc sách của những người Pháp viết, họ bàn nhiều đến quyền tự do, bình đẳng, bác ái. Tôi nghĩ, quyền lợi tối cao của một dân tộc là độc lập, tự chủ. Quyền cơ bản nhất của con người ở trong xã hội là quyền tự do, bình đẳng giữa người với người. Tôi muốn sang Pháp để được nhìn tận mắt người dân Pháp họ sống thế nào, đằng sau những cái chữ tự do, bình đẳng, bác ái ẩn náu những gì.

Anh Tư Lê do dự:

– Lấy tiền đâu mà đi và sang tận bên Tây lạ nước lạ cái, sống bằng cách chỉ được, anh Ba?

– Đây – anh Ba giọng cương quyết, chìa hai tay ra giữa bóng đêm – tiền đây. Chúng ta sống bằng bàn tay, bằng cái đầu của chúng ta.

Anh Tư Lê thở dài:

– Tìm đường cứu nước, cứu dân, việc quá lớn. Đầu óc tôi mới được vài chữ anh vừa chia sớt cho. Đi sang bên đó, họ văn minh, tôi lĩnh hội hổng nổi, anh Ba ạ. Hai người lại im lặng. Tiếng sóng thầm thì và tiếng đờn cò của ông già Đờn vắt qua sông, lan dài trong đêm xa mịt: ... Kéo neo... kéo... neo... tàu chạy... Gạt... nước... nước mắt... tiễn... đưa... Thương người đi... người... đi muôn... trùng… sóng... vỗ

Ngày 2 tháng 6 năm 1911.

Anh Ba mặc quần áo trắng, toát lên màu thanh khiết, tóc rẽ đường ngôi bên phải, chải mượt, chân đi dép xăng-đan (sandal). Anh đi khoan thai xuống tàu Đô đốc La-tu-sơ To-rê-vin (Latouche-Tréville).

Được sự giới thiệu của ông chủ sự cảng Nhà Rồng, anh Ba gặp viên thuyền trưởng. Thuyền trưởng Lu-i Ê-du-a Mai-sen (Louis Édouard Maisen) trạc tuổi gần bốn mươi, tiếp anh Ba dưới buồng khách của con tàu. Ông ta quan sát diện mạo anh Ba với một thái độ trọng nể. Ngay từ phút đầu, ông Mai-sen đã để ý tới đôi mắt to, dài và sáng của anh Ba. Ông chìa hai bàn tay ra trước mặt, nói:

− Ô! Nhìn anh, tôi ưa lắm, tốt lắm. Tiếc là trên con tàu của tôi không còn có loại công việc hợp với anh – Mai-sen lật lật quyển sổ nhân sự để trước mặt. Ông lại nhìn anh Ba, hỏi: — Anh biết đọc chữ Pháp chứ?

– Thưa ông Mai-sen, tôi đọc được ạ.

−Ồ..! Tốt, tốt lắm. — Mai-sen chỉ vào trang sổ nhân sự và nói bằng tiếng Pháp: – Đây. Anh xem, vừa mới sáng nay, tôi đã nhận thêm bốn người An-nam. Danh sách bốn người đây. – Mai-sen đọc tên từng người: – Đặng Quang Giao, Lê Quang Chi, Nguyễn Tuân, Nguyễn Văn Trị.

Anh Ba chau mày, những ngón tay gõ gõ trên mặt bàn. Hai mắt anh Ba như phủ một lớp sương chiều. Ông Mai-sen đọc được những băn khoăn trong đôi mắt anh Ba:

– Tôi biết những người như anh muốn làm cánh chim bay trên những miền đất lạ.

Tiếc là, trên con tàu của tôi chỉ còn cần một chân phụ bếp.

Hai mắt anh Ba bừng sáng:

– Thưa ông Mai-sen, tôi đề nghị ông nhận tôi vào chân phụ bếp ấy.

− Ồ.. ! — Mai-sen nhìn anh Ba, hơi ngờ vực. – Một thư sinh như anh chịu không nổi đâu. Công việc làm bếp ở con tàu này rất nặng nhọc. Hằng ngày phải lo những bữa ăn cho cả trăm người với nhiều khẩu phần khác nhau; riêng hành khách có vé hạng nhất đã bốn mươi người.

Anh Ba chìa hai bàn tay ra trước ông Mai-sen:

– Ông xem những vết chai sạn trên bàn tay của tôi.

Mai-sen cầm lấy bàn tay anh Ba ngắm, mỉm cười:

–Người phương Tây chúng tôi rất tin khoa xem tướng bàn tay. Tôi không sành bói toán, nhưng bàn tay anh ngón thon dài thế này thì viết chữ đẹp, có năng khiếu mĩ thuật và âm nhạc. Anh được cả hai cái lớn: con mắt và bàn tay. Tôi biết một câu rất hay mà người An-nam hay dùng: “Giàu hai con mắt, khó hai bàn tay”.

– Ông đã xem tướng tôi, ông có tin là tôi làm được phụ bếp không?

– Tôi muốn nhận anh vào một công việc hợp với khả năng của anh, ít ra cũng là một chân thư kí trên con tàu của tôi. Để anh giữ chân phụ bếp, phí quá – ông ta hạ giọng: – Thôi được, từ ngày mai – ông ta nhìn lên tấm lịch – ngày mai là mồng 3 tháng 6, anh xuống tàu nhận việc. Tôi sẽ báo cho ông quản bếp để tiếp nhận anh đúng 8 giờ sáng mai. Tháng đầu tiên này tôi tạm cấp lương cho anh là 45 phờ-răng (Franc). Được chứ?

Anh Ba cười:

– Tôi sẽ làm việc xứng đáng với sự tin dùng của ông.

Ông Mai-sen còn đưa cho anh Ba một tấm thiệp in hình con tàu rẽ sóng đại dương, có chữ kí của ông, và một cuốn sách mỏng, cỡ bỏ túi, ngoài bìa cũng có hình con tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin. Ông dặn cẩn thận:

– Anh giữ cái các' để tiện việc lúc lên bến, lúc xuống tàu. Cuốn sách nhỏ này giúp anh hiểu về hãng Sác-giơ Rê-uy-ni (Chargeurs Réunis) và con tàu của chúng tôi hoạt động như thế nào...

Con tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin, trên đường về xóm, anh Ba vừa đi vừa xem tập sách nhỏ của ông Mai-sen đưa. Anh đọc nhẩm: Tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin thuộc hãng tàu Sác-giơ Rê-uy-ni. Con tàu này thuộc loại lớn nhất của hãng và cũng là tàu có cỡ của đầu thế kỉ XX. Chiều dài của con tàu: 120 mét 10, rộng 15 mét 20, trọng tải là 5 572 tấn, chạy bằng máy hơi nước với 2800 sức ngựa. Tàu có thể chạy một mạch những 12 000 hải lí, không cần phải ghé bến. Trong lòng con tàu được thiết kế hiện đại, tiện nghi. Đáy tàu là một bể chứa nước ngọt, tới 900 tấn. Có hầm chứa than: 150 tấn. Tầng trên của con tàu là các buồng làm việc, nghỉ ngơi, phòng giải trí vui chơi của các sĩ quan và thuỷ thủ. Tiếp đến là dãy phòng đủ cho bốn chục khách đi vé hạng nhất. Ở giữa khoang tàu, phần dưới cùng là ba nồi hơi lớn, các cỗ máy lớn và bếp nấu, nơi nghỉ của các người làm bếp, bồi bàn,...

Xem đến trang giới thiệu về khu vực nhà bếp, anh Ba mỉm cười: mình sẽ được làm bạn với Táo quân.

Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Bến nhà rồng năm ấy

1. Bối cảnh câu chuyện

- Anh Ba chuẩn bị ra nước ngoài tìm đường cứu nước từ Bến cảng Nhà Rồng năm 1911.

Nội dung

Trong câu chuyện

Tiểu sử của Bác Hồ

Không gian, thời gian (Bối cảnh)

Sự việc: anh Ba chuẩn bị ra nước ngoài tìm đường cứu nước.

Không gian; bến cảng Nhà Rồng.

Thời gian: hè năm 1911.

Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc ra đi trên con tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin, bắt đầu hành trình cứu nước. Trong sổ lương của tàu tên anh là Văn Ba.

Mục đích chuyến đi

- Tôi muốn sang Pháp để được nhìn tận mắt người dân Pháp họ sống thế nào, đằng sau những cái chữ tự do, bình đẳng, bác ái…

-Sau khi xem xét họ làm ăn thế nào, chúng mình trở về giúp đồng bào đuổi hết thực dân Pháp ra khỏi đất nước, giành độc lập, tự do…

Trang 14, sách Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiểu sử và sự nghiệp, ban nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương, NXB Sự thật in: “Vào trạc 13 tuổi, lần đầu tiên tôi đã được nghe những từ Pháp: tự do, bình đẳng, bác ái. Thế là tôi muốn làm quen với văn minh Pháp tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những từ ấy”.

2. Nhân vật anh Ba

- Khi trò chuyện với anh Tư Lê: anh Ba là người yêu nước, mong muốn giành lại độc lập cho Tổ quốc và tự do cho nhân dân bằng chính sức lực và trí lực của mình, không ngại khó khăn gian khổ, có trách nhiệm: dám nghĩ dám làm.

- Khi tiếp xúc với thuyền trưởng Lu-i Mai-sen: anh Ba khiến người khác trọng nể với sự thông minh, có hiểu biết. Anh không nề hà, gian khổ dù phải làm công việc phụ bếp vất vả. Quyết tâm, kiên định thực hiện lí tưởng của bản thân, một lòng vì đất nước.

>>> Bài tiếp theo: Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Bạn đến chơi nhà

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Củ Gấu
    Củ Gấu

    🤠🤠🤠🤠🤠🤠

    Thích Phản hồi 09:19 16/10
    • Hằngg Ỉnn
      Hằngg Ỉnn

      💯💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 09:19 16/10
      • dnkd ♡
        dnkd ♡

        ☝☝☝☝☝☝☝☝

        Thích Phản hồi 09:20 16/10
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo

        Xem thêm