Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Nam quốc sơn hà
VnDoc xin giới thiệu bài Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Nam quốc sơn hà gồm dàn ý và bố cục văn bản cho các em học sinh tham khảo, có thêm nhiều ý tưởng xây dựng bài viết hoàn chỉnh, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình.
Bài: Nam quốc sơn hà
Bố cục Nam quốc sơn hà
Bố Cục Bài Thơ Nam Quốc Sơn Hà được chia làm 2 phần như sau:
- Phần 1 (Hai câu đầu): Khẳng định chủ quyền lãnh thổ đã được phân định rõ ràng.
- Phần 2 (Hai câu cuối): Khẳng định sự quyết tâm chống lại kẻ thù.
Nội dung chính Nam quốc sơn hà
Nam quốc sơn hà là một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt viết bằng văn ngôn không rõ tác giả (mặc dù 1 số nguồn cho rằng Lý Thường Kiệt là người viết ra), được coi là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam, khẳng định chủ quyền của nhà cầm quyền Đại Việt trên các vùng đất của mình.
Tóm tắt Nam quốc sơn hà
Tóm tắt Nam quốc sơn hà - mẫu 1
Lòng yêu nước vốn là một chủ đề quen thuộc trong kho tàng văn học Việt Nam. Thật vậy đã có rất nhiều tác phẩm viết về lòng yêu nước và một trong số đó phải kể đến đó là "Sông núi nước Nam". Tác phẩm được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, với giọng thơ hào hùng thể hiện lòng tự tôn dân tộc và quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm.Bài thơ như một lời khẳng định chắc chắn của quân và dân ta trước ý định xâm chiếm của kẻ thù. Bài thơ được tương truyền là do tướng quân Lý Thường Kiệt sáng tác. Trong một trận đánh lớn, khi cả hai bên đều đã thấm mệt, từ một ngôi miếu nhỏ của quân ta vọng lên một 4 câu thơ đầy hào hùng.
Tóm tắt Nam quốc sơn hà - mẫu 2
“Nam quốc sơn hà” ngắn gọn, súc tích thể hiện lời khẳng định chủ quyền dân tộc không gì có thể lay chuyển của nước Nam trước âm mưu xâm lược của ngoại bang. Nhiều ý kiến cho rằng Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt là bản tuyên ngôn độc lập thành văn thứ nhất của đất nước và dân tộc Việt Nam.
Ý nghĩa nhan đề Nam quốc sơn hà
Thể hiện tinh thần yêu nước,Khẳng định chủ quyền dân tộc và chứng minh tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến của quân và dân ta.
Giá trị nội dung Nam quốc sơn hà
- Văn bản thể hiện niềm tin về sức mạnh của chính nghĩa và được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên. Khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.
- Tuy nhiên qua từng câu chữ, ta vẫn bắt gặp những dòng cảm xúc, tâm trạng của tác giả. Đó là 1 niềm tự hào, tự tin, nỗi tức giận.
Giá trị nghệ thuật Nam quốc sơn hà
- Thể thơ ngắn gọn, súc tích.
- Hình thức văn nghị luận với lập luận chặt chẽ
- Lựa chọn ngôn ngữ, giọng hùng hồn, đanh thép, dõng dạc.
Đọc tác phẩm Nam quốc sơn hà
- Phiên âm:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên phận định tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
- Dich nghĩa:
Sông núi nước Nam, vua Nam ở,
Giới phận đó đã được định rõ ràng ở sách trời.
Cớ sao kẻ thù lại dám đến xâm phạm,
Chúng mày nhất định sẽ nhìn thấy việc chuốc lấy bại vong.
- Dịch thơ:
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc giữ cớ sao phạm đến đây
Chúng mày nhất định phải tan vỡ.
Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Nam quốc sơn hà
1. Hai câu đầu
- Giọng thơ: Hùng hồn, rắn chắc, trang trọng và đầy tự hào
* Câu 1: Nam quốc: nước Nam →Vùng sông núi phía Nam là một nước chứ không phải một quận huyện của Trung Hoa → Khẳng định ý thức độc lập chủ quyền của một dân tộc.
- Đế: chữ quan trọng nhất → Chứng tỏ nước Nam là có vua, có chủ, có quốc chủ. Đế còn có nghĩa đại diện cho nhân dân. Nam đế là vua đại diện cho nhân dân nước Nam.
- Nam đế cư: Nơi ở của vua nước Nam, xử lí mọi công việc của nước Nam là vua nước Nam. Nơi thuộc chủ quyền của người Việt vì vua gắn với nước.
=> Ý thức độc lập, tự cường; bình đẳng, ngang hàng với các hoàng đế Trung Hoa.
* Câu 2:
- Âm điệu: Hùng hồn, rắn rỏi diễn tả sự vững vàng của tư tưởng và niềm tin sắt đá vào chân lí.
- Khẳng định ranh giới nước Nam đã được phân định rõ ràng hợp với đạo trời – đất, thuận với lòng người. Tạo hoá đã định sẵn nước Việt Nam của người Việt Nam.
=> Khẳng định nước Nam là một nước có độc lập, có chủ quyền, có lãnh thổ riêng. Đó là một sự thật hiển nhiên, không thể thay đổi.
2. Hai câu cuối
- Giọng điệu: Vừa thách thức vừa quả quyết
* Câu 3:
- Là câu hỏi, hướng về bọn giặc ngông cuồng.
- Là lời cảnh báo về hành động xâm lược liều lĩnh, phi nghĩa, vô đạo lý của phong kiến phương Bắc.
* Câu 4: Lời cảnh báo hậu quả thê thảm đối với bọn xâm lăng nếu như cố tình xâm phạm đến nước Nam và khẳng định sức mạnh vô địch của quân và dân ta.
→ Hai câu cuối là lời cảnh báo đanh thép, kiên quyết thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng để giữ vững nền độc lập, tự do của Tổ quốc
- Khẳng định vững chắc chủ quyền độc lập và bình đẳng của dân tộc ta
-Khẳng định quyết tâm sắt đá: sẽ đập tan mọi âm mưu, hành động liều lĩnh của bất kì kẻ xâm lược ngông cuồng nào, cho dù chúng tàn bạo, nham hiểm và mạnh đến đâu.
>>> Bài tiếp theo: Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Chiếu dời đô