Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Vắt cổ chày ra nước

Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Vắt cổ chày ra nước Ngữ văn lớp 8 bộ Chân trời sáng tạo chuẩn nhất gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như bố cục, nội dung chính và tóm tắt văn bản hay nhất.

Bố cục Vắt cổ chày ra nước

Vắt cổ chày ra nước có bố cục gồm 2 phần:

Phần 1: Từ đầu đến “uống nước dọc đường”: Người đầy tớ xin chủ nhà mấy đồng để uống nước dọc đường.

Phần 2: Phần còn lại: Câu trả lời của chủ nhà và cách đối đáp của người đầy tớ.

Nội dung chính Vắt cổ chày ra nước

Nói về sự hà tiện bủn xỉn của người chủ nhà và ông hà tiện. Phản ánh những người có tính keo kiệt,ủn xỉn quá mức.

Tóm tắt Vắt cổ chày ra nước

Tóm tắt Vắt cổ chày ra nước - Mẫu 1

Một người đầy tớ được chủ nhà sai về quê có việc, người này xin mấy đồng để đi đường nhưng vì bản tính ki bo, keo kiệt nên chủ nhà không cho và đưa cho những vật dụng oái oăm. Từ đó ra đời câu thành ngữ “vắt cổ chày ra nước”.

Tóm tắt Vắt cổ chày ra nước - Mẫu 2

Một chủ nhà vốn tính ki bo, khi sai một người đầy tớ về quê, người này xin mấy đồng đi đường nhưng không cho. Hắn chỉ đưa cho đầy tớ cái khố tải dặn vận vào người rồi khi khát vặn ra mà uống. Người đầy tớ liền vặn lại, bảo chủ nhà cho mượn cái chày giã cua. Từ đó ra đời câu thành ngữ “vắt cổ chày ra nước”.

Ý nghĩa nhan đề Vắt cổ chày ra nước

Ý nghĩa của câu thành ngữ này là châm biếm, mỉa mai những kẻ sống bủn xỉn, dè sẻn và keo kiệt một cách quá đáng. Sự kiệt sỉ ấy được diễn tả qua hành động “vắt cổ chày”.

Giá trị nội dung Vắt cổ chày ra nước

Truyện bố cục ngắn gọn, kết thúc bất ngờ, mâu thuẫn gây cười ngay trong lời nói, hành động của nhân vật.

Giá trị nghệ thuật Vắt cổ chày ra nước

Phê phán những người có tính keo kiệt, bủn xỉn.

Đọc tác phẩm Vắt cổ chày ra nước

Một hôm, chủ nhà sai đầy tớ về quê có việc, người đầy tớ xin mấy đồng tiền để uống nước dọc đường.

Chủ nhà ngẫm nghĩ một lúc rồi nói:

- Thằng này đến là ngốc, hai bên đường thiếu gì ruộng ao, có khát thì xuống đấy tha hồ uống, tìm vào quán làm gì cho phiền phức.

- Thưa ông, độ này trời hạn, cạn khô cả.

- Thế thì tao cho mượn cái này!

Nói rồi, hắn đưa cho người đầy tớ cái khố tải.

Người này chưa hiểu ý ra làm sao, thì chủ nhà đã bảo:

- Vận vào người khi khát vặn ra mà uống.

Người đầy tớ liền nói:

- Trời nóng vận khố tải ngốt lắm! Hay là ông cho tôi mượn cái chày giã cua vậy!

- Để mày làm gì?

- Dạ, vắt cổ chày cũng ra nước!

Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Vắt cổ chày ra nước

- Câu chuyện bắt đầu từ việc đầy tớ xin chủ nhà tiền uống nước dọc đường.

- Khi đầy tớ xin mấy đồng uống nước dọc đường:

+ Lần 1: “Thằng này đến là ngốc, hai bên đường thiếu gì ruộng ao, có khát thì xuống đấy tha hồ uống, tìm vào quán làm gì cho phiền phức”.

+ Lần 2: “Thế thì tao cho mượn cái này” rồi đưa cho cái khố tải”.

- Cái cười nảy sinh khi: đầy tớ không hiểu và chủ nhà nói “vận vào người khi khát vặn ra mà uống”.

= > Bài học: Phê phán những người có tính keo kiệt, bủn xỉn.

>>> Bài tiếp theo: Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản May không đi giày

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Củ Đậu
    Củ Đậu

    😍😍😍😍😍

    Thích Phản hồi 3 giờ trước
    • Mít Xù
      Mít Xù

      💯💯💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 3 giờ trước
      • Phô Mai
        Phô Mai

        🤣🤣🤣🤣🤣🤣

        Thích Phản hồi 3 giờ trước
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo

        Xem thêm