Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Tự trào I

Chúng tôi xin giới thiệu bài Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Tự trào I gồm dàn ý và bố cục văn bản cho các em học sinh tham khảo, có thêm nhiều ý tưởng xây dựng bài viết hoàn chỉnh, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình.

Bố cục Tự trào

4 phần:

+ 2 câu đề: Tiếng cười chế giễu với hoàn cảnh của chính mình.

+ 2 câu thực: Sự bất lực của bản thân trước cuộc đời.

+ 2 câu luận: Sự bất lực của bản thân trước cuộc đời.

+ 2 câu kết: Cảm xúc trước nỗi lo với thời cuộc.

Nội dung chính Tự trào

Văn bản thể hiện sự lo lắng của tác giả cho thời cuộc khi vận mệnh đất nước đang rơi vào hỗn loạn.

Tóm tắt Tự trào

Bài thơ Tự trào của Trần Tế Xương là tác phẩm tự họa lại chính bức chân dung của tác giả. Tế Xương tự nhận mình là kẻ chẳng có địa vị gì, đần độn, suốt ngày ngơ ngẩn. Không chỉ vậy, ở nhà vô công rồi nghề, được vợ hầu hạ, sống bằng tiền lương của vợ, mà có lúc vênh vênh tự đắc. Bên cạnh đó, bài thơ còn là bức tự trào của Tế Xương trước cuộc đời đang có những sự chuyển biến đi xuống, quan lại thối nát, thực dân Pháp xâm lược, những kẻ tay sai, nhưng tác giả vẫn giữ được nét thanh cao của bản thân và rất lạc quan.

Ý nghĩa nhan đề Tự trào

Bức chân dung tự họa của nhà thơ, qua đó thấy được sự đổi thay của xã hội và tinh thần lạc quan, thanh cao của nhà thơ.

Giá trị nội dung Tự trào

- Văn bản đã đả kích bọn thực dân phong kiến quan lại làm tay sai cho giặc, bọn bán rẻ lương tâm chạy theo tiền bạc, bọn rởm đời lố lăng trong buổi giao thời.

Giá trị nghệ thuật Tự trào

- Có sự kết kết hợp hài hòa giữa các yếu tố hiện thực, trào phúng và trữ tình.

-Giọng văn châm biếm sâu cay, thơ văn của ông đã đả kích bọn thực dân phong kiến quan lại làm tay sai cho giặc.

Đọc tác phẩm Tự trào

Chẳng phải quan mà chẳng phải dân,

Ngơ ngơ ngẩn ngẩn hóa ra đần.

Hầu con chè rượu ngày sai vặt,

Lương vợ ngô khoai tháng phát dần.

Có lúc vểnh râu vai phụ lão,

Cũng khi lên mặt dáng văn thân.

Sống lâu, lâu để làm gì nhỉ?

Lâu để mà xem cuộc chuyển vần.

Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Tự trào I

1. Những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật trong bài thơ

Vần, nhịp

-Gieo vần: chân “Dân – đần –dần – thân – vần”

-Ngắt nhịp:

+ Chủ yếu 4/3

+ Câu 1: 3/1/3

→Việc sử dụng linh hoạt cách gieo vần làm cho nhịp điệu bài thơ trở nên linh hoạt và sinh động hơn. Từ đó bật lên tiếng cười chua xót, bất lực trước hoàn cảnh của bản thân

2. Từ ngữ, hình ảnh

– Những từ ngữ, hình ảnh mà tác giả đã sử dụng để tự phác họa bức chân dung về bản thân trong sáu câu thơ đầu:

Từ ngữ, hình ảnh

Tác dụng

Chẳng phải quan, chẳng phải dân

Tự nhận mình là người không bình thường

Từ láy: ngơ ngơ, ngẩn ngẩn

-Ngẩn ngơ, không tỉnh táo

-Hệ thống tự loại đặc sắc:

+Động từ: vểnh râu, lên mặt, sai vặt...

+Danh từ: phụ lão, dáng văn thân..

Tự đắc về vị trí của bản thân như phụ lão, văn thân.

→ Nhận xét: Bức chân dung tự họa của tác giả, khắc họa tài năng văn chương chữ nghĩa của tác giả nhưng lại cho mình là ngu dốt, là ngẩn ngơ, không ăn thua với đời, ăn bám vợ con, vô công rỗi nghề.

c. Thủ pháp trào phúng

-Thủ pháp trào phúng:

+ Sử dụng hệ thống từ loại: danh từ, động từ, tính từ.

+ Dùng lời lẽ kín đáo, cách nói ngược để cười nhạo, mỉa mai

-Tác dụng: thể hiện sự tinh tế trong cách viết của tác giả, nhẹ nhàng mà thâm sâu. Từ đó tiếng cười tự giễu được bật lên.Tiếng cười ở đây mang nghĩa giải thoát khỏi sự bức bách, bất lực trước hoàn cảnh, thời cuộc của tác giả.

3. Tình cảm, cảm xúc của nhà thơ

-Các từ ngữ hình ảnh:

+Chẳng phải quan, chẳng phải dân

+Lương vợ ngô khoái tháng phát dần

→Tiếng cười tự giễu vì sự bất lực trước cuộc đời, hoàn cảnh của chính mình

- Hai câu thơ cuối:

+Sông lâu, lâu để làm gì nhỉ

+ Lâu để mà xem cuộc chuyển vần

→Tình cảm, cảm xúc: lo lắng cho thời cuộc, quan tâm vận mệnh đất nước một cách thầm kín. Qua đó thể hiện lòng yêu nước thầm kín, thái độ bất bình trước thực trạng hỗn loạn của xã hội.

4. Chủ đề, thông điệp của tác giả

- Chủ đề bài thơ: tiếng cười tự chế giễu vì sự bất lực của bản thân trước hoàn cảnh xã hội giao thời đầy nhiễu nhương

-Thông điệp: Sự tự nhận thức về tình cảnh của mình đó là bất lực trước hoàn cảnh và tố cáo xã hội giao thời dâ mâu thuẫn, nhiễu nhương. Qua đó thể hiện thái độ sống tích cực: dù cuộc sống có xoay vần, đổi thay thì hãy luôn giữ cho mình tinh thần lạc quan, yêu đời.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Gia Kiet Hoang ...
    Gia Kiet Hoang ...

    🤝🤝🤝🤝🤝🤝🤝🤝🤝

    Thích Phản hồi 10:44 16/10
    • chang
      chang

      🤣🤣🤣🤣🤣🤣

      Thích Phản hồi 10:45 16/10
      • Friv ッ
        Friv ッ

        💯💯💯💯💯💯

        Thích Phản hồi 10:45 16/10
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo

        Xem thêm