Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Cảnh khuya
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Cảnh khuya Ngữ văn lớp 8 bộ Cánh diều chuẩn nhất gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như bố cục, nội dung chính và tóm tắt văn bản hay nhất.
Bài: Cảnh khuya
Bố cục Cảnh khuya
- Hai câu đầu: Khung cảnh thiên nhiên trong đêm trăng Việt Bắc
- Hai câu cuối: Những suy tư của thi nhân dưới ánh trăng
Nội dung chính Cảnh khuya
Văn bản bàn luận, phân tích những nét đặc sắc của bài thơ Cảnh khuya, giúp người đọc tiếp nhận được nhiều góc nhìn của bài thơ.
Tóm tắt Cảnh khuya
Những ý chính của văn bản:
- Bài thơ Cảnh khuya nằm trong chùm thơ năm 1947 của Bác
- Trên nền thơ im lặng bao la ấy nổi bật lên một âm thanh văng vẳng mơ hồ nhưng êm dịu như một tiếng hát xa - tiếng suối
- Trong không khí lắng sâu ấy của đất trời, một hình ảnh hiện lên
- Hòa nhịp với âm thanh của suối cũng có hình dáng; ánh trăng, cổ thụ, khóm hoa như một bức thủy mặc: Cảnh khuya như vẽ
- Thiên nhiên và con người, cảnh đẹp và niềm lo, nghệ sĩ và chiến sĩ, truyền thống và hiện đại, lãng mạn và hiện thực, bình thường và siêu việt, giản dị và vĩ đại,... tất cả đều nhịp nhàng trong một sự hài hòa, một thế cân bằng tuyệt đỉnh
Ý nghĩa nhan đề Cảnh khuya
- Cảnh khuya → Bức tranh thiên nhiên cảnh khuya.
Giá trị nội dung Cảnh khuya
- Là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất, hay nhất của chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Cảm hứng thiên nhiên trữ tình hòa hợp, chan hòa với cảm hứng yêu nước.
Giá trị nghệ thuật Cảnh khuya
- Biện pháp so sánh, điệp từ
- Biện pháp tu từ chuyển đổi cảm giác, liên tưởng
Đọc tác phẩm Cảnh khuya
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Cảnh khuya
1. Cảnh trăng rằm tháng giêng trên sông ở chiến khu Việt Bắc
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.”
- Câu thơ 1: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”
+ Trong không gian núi rừng Việt Bắc tĩnh mịch, âm thanh nổi bật đó chính là tiếng suối chảy.
+ Tiếng suối được so sánh với “tiếng hát xa”: Tiếng suối trở nên có âm điệu hơn và tình cảm hơn.
- Câu thơ 2: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” có hai cách hiểu:
+ Ánh trăng chiếu xuống mặt đất xuyên qua từng tán cây, chiếu xuống cả những bông hoa rừng. Không gian thiên nhiên ngập tràn ánh trăng.
+ Ánh trăng sáng chiếu xuống mặt đất xuyên qua từng tán cây cổ thụ, khi phản chiếu xuống mặt đất tạo ra hình thù như những bông hoa.
Dù hiểu theo cách nào thì cũng diễn tả được vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên núi rừng Việt Bắc.
=> Hai câu thơ đầu đã khắc họa hình ảnh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc thơ mộng.
2. Tâm trạng của nhà thơ trong đêm khuya ở chiến khu Việt Bắc
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”
- Câu 3: “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ” có hai cách hiểu:
+ Hình ảnh “cảnh khuya như vẽ” gợi ra một bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ tựa như một bức tranh.
+ Bác ngồi đấy say mê ngắm nhìn khung cảnh đêm khuya, thiên nhiên và con người hòa quyện tạo nên một bức tranh.
- Câu 4: “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà” cho thấy hai lý do mà “Người chưa ngủ”.
+ Vì cảnh thiên nhiên quá đỗi đẹp đẽ làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng say đắm.
+ Vì “lo nỗi nước nhà” lo cho sự nghiệp cách mạng của đất nước, cho cuộc sống của nhân dân. Đây mới là lý do quan trọng nhất khiến Người mất ngủ.
=> Qua hai câu thơ trên, người đọc thấy được hình ảnh người thi sĩ đa sầu đa cảm và con người chiến sĩ kiên trung trong Bác Hồ.
>>> Bài tiếp theo: Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh