Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Đọc văn - cuộc chơi tìm ý nghĩa

VnDoc xin giới thiệu bài Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Đọc văn - cuộc chơi tìm ý nghĩa bộ Kết nối tri thức chuẩn nhất gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như bố cục, nội dung chính và tóm tắt văn bản hay nhất giúp học sinh nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn 8.

Bố cục Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa

- Phần 1: Cách dẫn dắt vấn đề của tác giả

- Phần 2: Quan niệm đọc văn

- Phần 3: Các cách diễn đạt

- Phần 4: Đọc văn là cuộc chơi

- Phần 5: Lí giải về sự hóa thân của người đọc trong quá trình đọc văn

- Phần 6: Cách nêu bằng chứng trong văn bản

Nội dung chính Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa

Văn bản bàn luận về ý nghĩa của việc đọc văn.

Tóm tắt Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa

Những ý chính của văn bản:

- Văn học có một đặc điểm quan trọng là có ý nghĩa, nhưng đó là ý nghĩa tiềm ẩn. Đọc văn tức là đi tìm ý nghĩa tiềm ẩn đó.

- Đọc văn là cuộc đi tìm ý nghĩa nhân sinh qua các văn bản thẩm mĩ của văn học bằng chính tâm hồn người đọc.

- Ý nghĩa của văn học không chỉ nằm trong văn bản, mà còn nằm trong mối liên hệ nhiều mặt giữa văn bản với cuộc đời.

- Đọc văn (phân tích, bình giảng, bình luận) tất yếu phải tôn trọng văn bản, từ ngôn từ đến hình tượng

- Tác phẩm văn học và đọc văn thật sự là một hiện tượng diệu kì

- Đọc văn là nền tảng của học văn

Ý nghĩa nhan đề Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa

Đọc văn là thông qua văn bản văn học mà đọc hiểu được thế giới và cuộc đời, đi tìm ý nghĩa nhân sinh, ý nghĩa cuộc đời qua văn bản văn học.

Giá trị nội dung Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa

Văn học mang ý nghĩa tiềm ẩn, và người ta đã phát triển nhiều lý thuyết và phương pháp để hiểu ý nghĩa đó. Ngoài văn bản, ý nghĩa của văn học còn tồn tại trong mối liên hệ đa chiều, từ nhiều góc độ và mặt khác nhau. Nó cũng có thể tương tác với cuộc sống và xã hội. Tác phẩm văn học và việc đọc văn thực sự là những hiện tượng thú vị và kỳ diệu. Đọc văn là nền tảng của học văn.

Giá trị nghệ thuật Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa

Các từ ngữ như chơi trò, trò chơi, ú tim, chơi được lặp lại nhiều lần.

Đọc tác phẩm Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa

(1) […] Văn học có một đặc điểm quan trọng là có ý nghĩa, nhưng đó là ý nghĩa tiềm ẩn. Đọc văn tức là đi tìm ý nghĩa tiềm ẩn đó. Phê bình văn học từ xưa đến nay đều chơi trò đi tìm ý nghĩa của văn học, một “trò chơi” chẳng khác gì ú tim. Có khi ta chạy về phía này, nhưng ý nghĩa lại nằm trốn ở phía kia; có khi ta tưởng bắt được rồi, nhưng hóa ra là bắt trượt. Ý nghĩa là điều mê hoặc lớn và niềm đam mê lớn đối với người đọc. Mọi tác phẩm văn học mà ta cho là hay đều thấp thoáng một ý nghĩa thú vị ở bên trong.

(2) Người ta đã xây dựng nên nhiều lí thuyết và phương pháp để nắm bắt ý nghĩa… Nhưng dù dùng phương pháp nào, chung quy, đọc văn là thông qua văn bản văn học mà đọc hiểu một văn bản lớn hơn là thế giới và cuộc đời, là đi tìm ý nghĩa cuộc đời qua văn bản văn học. Đọc văn là cuộc đi tìm ý nghĩa nhân sinh qua các văn bản thẩm mĩ của văn học bằng chính tâm hồn người đọc. Các phương pháp chỉ là phụ trợ.

(3) Ý nghĩa của văn học không chỉ nằm trong văn bản, mà còn nằm trong mối liên hệ nhiều mặt giữa văn bản với cuộc đời. Vì thế ngoài văn bản, phải tìm hiểu lịch sử, văn hóa, tâm lí… mới thực sự là đọc hiểu văn bản nghệ thuật. Có thời người ta hiểu ý nghĩa văn bản là cái cố định, mang tính đơn nhất, chỉ cần ai đó có tài phát biểu một câu là nắm hết hồn vía. Lí thuyết đọc ngày nay cho thấy ý nghĩa của văn học không ngừng biến động, lớn lên, tùy vào cách người ta thiết lập mối liên hệ giữa các loại văn bản với nhau. Vậy nên cuộc đi tìm ý nghĩa không có hồi kết thúc. Thực tế cho thấy tác phẩm văn học có nhiều tầng nghĩa, đa nghĩa, mơ hồ, không dễ gì tóm lược được vào một câu nhận định hay công thức nào đó. Không ai có thể đọc tác phẩm một lần là xong. Mỗi lần đọc, mỗi cách đọc chỉ là một chặng trên còn đường chạy tiếp sức của biết bao đọc giả để đến với tác phẩm. Với lí thuyết tiếp nhận và quan niệm mới về tác phẩm văn học, một chân trời mới cho công việc đọc văn được mở ra. Mọi người đọc đều có cơ hội bình đẳng như nhau trong trò chơi tìm ý nghĩa. Không ai có tiếng nói cuối cùng. Không ai là người duy nhất đúng. Tác phẩm ngày càng giàu có lên trong tình yêu văn học của mọi người.

(4) Nhưng văn học là hiện tượng có quy luật. Thưởng thức văn học cũng có quy luật. Người đọc văn không có quyền tự do tuyệt đối, mà phụ thuộc vào cấu tạo của văn bản. Như người ca sĩ hát bài hát của mình theo bản nhạc của nhạc sĩ, người đọc văn cũng phải cảm nhận tác phẩm theo cung bậc của văn bản. Tuy nhiên văn bản chưa phải đã là tác phẩm. Đọc văn (phân tích, bình giảng, bình luận) tất yếu phải tôn trọng văn bản, từ ngôn từ đến hình tượng. Những cảm nhận không kiểm nghiệm được bằng văn bản có thể coi là đi xa văn bản. Nhưng mặt khác, người đọc có quyền tưởng tượng, lí giải, cụ thể hóa hình tượng, nhập vòa giọng điệu, nhịp điệu, động tác của ngôn từ để hiểu chúng, miễn sao không phương hại tới tính toàn vẹn của tác phẩm.

(5) Tác phẩm văn học và đọc văn thật sự là một hiện tượng diệu kì. Khi chưa đọc, văn bản in chỉ là một vật, một khách thể, nhưng khi đã đọc thì dần dần khách thể đó biến mất, sách vẫn còn đó nhưng đồng thời lại “biến mất” để nhường chỗ cho thế giới hình tượng, sách từ bên ngoài chuyển vào trong nội tâm người đọc, người đọc hóa thân vào nhân vật trong sách. Tại sao khi đọc sách ta bỗng toàn tâm toàn ý suy nghĩ vào những điều chưa bao giờ nghĩ tới? Hóa ra ta suy nghĩ bằng những ngôn từ, hình tượng của nhà văn, còn nhà văn thì phát biểu bằng tâm hồn, trí tuệ của ta! Cho nên tuy biết rõ tác phẩm là của nhà văn mà ta vẫn thấy có toàn quyền giải thích, hứng thú giải thích và khi nói là ta giải thích, ta ấy đâu phải là chính ta! Nhà văn chiếm chỗ trong tâm trí ta, còn ta lại chiếm tác phẩm của họ! Cho nên tác phẩm văn học là một sản phẩm lạ lùng, nó gần như xóa bỏ ranh giới giữa ta và tác giả. Người đọc không phải “đệm”, mà đã “chơi” tác phẩm trên bản nhạc của nhà văn, do vậy tùy theo người “chơi” mà tác phẩm có sự khác nhau. […]

(6) Đọc văn là nền tảng của học văn. Học văn là học năng lực cảm thụ văn, bồi dưỡng thị hiếu văn, tiếp nhận kiến thức văn hóa văn, rèn luyện năng lực biểu đạt, sáng tạo văn. Đỗ Phủ đã nói: “Đọc rách vạn quyển sách/ Hạ bút như có thần”. M. Go-rơ-ki đã kể chuyện ông đọc nhiều như thế nào trước khi thành nhà văn lớn. Muốn học giỏi văn phải bắt đầu bằng đọc văn. […] Phải đọc văn để người đọc tự phát hiện ra mình và lớn lên.

Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa

1. Luận đề, luận điểm văn bản Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa

- Luận đề của văn bản Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa là: Bản chất và ý nghĩa của việc đọc văn

- Mỗi đoạn trong văn bản thể hiện một luận điểm:

+ Luận điểm 1: Ý nghĩa của văn học là tiềm ẩn và khó nắm bắt

+ Luận điểm 2: Mục đích của việc đọc văn là đi tìm ý nghĩa của cuộc đời qua văn bản văn học

+ Luận điểm 3: Cuộc đi tìm ý nghĩa không có hồi kết thúc

+ Luận điểm 4: Người đọc được quyền tự do nhưng không được tuỳ tiện trong cách tiếp nhận

+ Luận điểm 5: Tác phẩm văn học và đọc văn là một hiện tượng diệu kì

+ Luận điểm 6: Giá trị của việc đọc văn

-> Các luận điểm trên đều làm rõ những khía cạnh khác nhau của luận đề bản chất và ý nghĩa của việc đọc văn

2. Ý nghĩa của văn học và mục đích của việc đọc văn

- Tác giả cho rằng “Văn học có một đặc điểm quan trọng là có ý nghĩa, nhưng đó là ý nghĩa tiềm ẩn”. Vì văn bản thường ẩn chứa hàm nghĩa, tức là ý nghĩa ẩn kín, ý nghĩa tiềm tàng của văn bản. Khi đọc một tác phẩm, phải nhìn nhận nó theo nhiều chiều hướng khác nhau thì dần dần người đọc nhận ra tầng hàm nghĩa của văn bản. Điều này phụ thuộc vào vốn sống, nhận thức, quan niệm, tư tưởng tình cảm... của người tiếp nhận.

- Tác giả quan niệm đọc văn là “cuộc đi tìm ý nghĩa nhân sinh qua các văn bản thẩm mĩ của văn học bằng chính tâm hồn người đọc”

- Sở dĩ có sự liên tưởng giữa việc đọc văn với “trò chơi”, “ú tim” bởi đọc văn cũng giống như một cuộc chơi. Trò chơi cần có luật chơi và đem đến cho người tham gia niềm vui thích, sự hứng khởi. Đọc văn cũng như vậy, đã tham gia chơi thì phải tôn trọng luật của nó và trong quá trình đọc văn, người đọc cũng tìm thấy niềm vui, ý nghĩa của việc đọc. Không chỉ vậy, tác giả liên tưởng đến trò chơi ú tim còn hàm ý đây là cuộc chơi có nhiều bất ngờ

3. Hành trình đi tìm ý nghĩa trong văn bản và cách người đọc tiếp nhận văn bản

- Tác giả cho rằng ý nghĩa của tác phẩm văn học thường không cố định. Câu văn: “Ý nghĩa văn bản không chỉ nằm trong văn bản mà còn nằm trong mối liên hệ nhiều mặt giữa văn bản của cuộc đời.” đã giúp em hiểu rõ về vấn đề này.

- Luận điểm “cuộc đi tìm ý nghĩa không có hồi kết thúc” đã được tác giả làm sáng tỏ bằng việc đưa ra nhiều tầng nghĩa, đa nghĩa, mơ hồ, không dễ tóm lược được bằng một câu nhận định hay một công thức nào đó. Không ai có thể đọc tác phẩm một lần là xong vì vậy nên cuộc đi tìm ý nghĩa không có hồi kết vẫn luôn là một ẩn số và luôn được đào sâu tìm kiếm các tầng nghĩa khác nhau. Cụ thể chúng ta có thể hiểu nguyên nhân của “cuộc đi tìm ý nghĩa không có hồi kết thúc” là do:

+ Ý nghĩa của văn bản không chỉ nằm trong văn bản, mà còn nằm trong mối liên hệ nhiều mặt giữa văn bản với cuộc đời

+ Ý nghĩa của văn học không ngừng biến động, lớn lên, tuỳ vào cách thiết lập mối liên hệ giữa các loại văn bản với nhau

Ngoài ra, quan niệm này còn phủ định quan niệm cũ cho rằng ý nghĩa của tác phẩm văn học chỉ là cố định, đơn nhất; khẳng định đặc trưng của văn học là có tính đa nghĩa, mơ hồ và theo lý thuyết tiếp nhận và quan niệm mới về tác phẩm văn học, mỗi người đọc có cách tiếp nhận khác nhau về tác phẩm và có cơ hội bình đẳng như nhau trong trò chơi tìm ý nghĩa

- (Ví dụ)

Đọc hai câu thơ “Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu/ Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay” (Bằng Việt, Bếp lửa), có thể ban đầu, người đọc chỉ hiểu ý nghĩa sống mũi còn cay là sự nhớ lại cảm giác bị khói hun thuở nhỏ. Nhưng suy nghĩ sâu hơn, người đọc sẽ phát hiện ra lớp nghĩa hàm ẩn trong câu thơ, trạng thái ấy thể hiện sự xúc động như muốn khóc của người cháu trong hiện tại khi nhớ lại những kỉ niệm tuổi thơ. Cùng một cảm giác, nhưng nguyên nhân của nó lại hoàn toàn khác biệt. Nếu thuở nhỏ, sống mũi còn cay là bởi khói, thì bây giờ, cảm giác ấy lại đến từ sự xúc động, nhớ thương. Một cảm giác nhưng đã kết nối hai thời điểm, nó khiến quá khứ và hiện tại chìm đắm trong nhau, lồng ghép vào nhau khó có thể tách rời

- Thưởng thức văn học cũng có quy luật, câu văn này nhắc nhở người đọc được tự do trong tiếp nhận nhưng không thể tuỳ tiện. Người đọc vẫn cần căn cứ vào những tín hiệu thẩm mĩ, ngôn từ, hình tượng,... để giải mã văn bản. Chính điều này khiến sự tiếp nhận của người đọc về VB tuy phong phú, đa dạng nhưng vẫn có nhiều điểm gặp gỡ.

4. Tác phẩm văn học và đọc văn là một hiện tượng diệu kì và giá trị của việc đọc văn

Đọc đoạn (5) và ta thấy được tác giả quan niệm tác phẩm văn học và đọc văn là một hiện tượng diệu kì. Giọng văn trong đoạn (5) khác với những đoạn còn lại ở điểm: giọng văn trong đoạn này mang tới nhiều lời tâm sự, chia sẻ của tác giả tới người đọc, cụ thể như sau:

- Làm sống dậy và cụ thể hoá thế giới hình tượng tồn tại tiềm tàng trong tác phẩm, chuyển hoá nó thành “câu chuyện” của chính bản thân người đọc, buộc người đọc phải “toàn tâm toàn ý” suy nghĩ về nó, cũng có nghĩa là bận lòng, bận trí về “những điều chưa bao giờ nghĩ tới” trước khi đọc văn học.

- Xoá bỏ ranh giới giữa độc giả và nhà văn; độc giả thì “suy nghĩ bằng những ngôn từ, hình tượng của nhà văn”, còn nhà văn thì phát biểu quan niệm, cảm nhận của mình nhờ những hoạt động tích cực của tâm hồn, trí tuệ độc giả.

- Đọc văn học cho phép độc giả có những cách cụ thể hoá khác nhau, diễn giải khác nhau về hình tượng trong tác phẩm. Tất cả những điều này làm cho thế giới hình tượng trở nên có tính chất mở, phát triển phong phú thêm lên qua từng trường hợp đọc.

* Mối quan hệ giữa đoạn (5) và đoạn (6) làm rõ ý nghĩa của nội dung đoạn trích tập trung bàn về hai khái niệm: “tác phẩm văn học” và “đọc văn học”.

>>> Bài tiếp theo: Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Xe đêm

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • dnkd ♡
    dnkd ♡

    🤩🤩🤩🤩🤩🤩🤩

    Thích Phản hồi 13:59 13/10
    • Nguyễn Sumi
      Nguyễn Sumi

      🙂🙂🙂🙂🙂🙂🙂

      Thích Phản hồi 13:59 13/10
      • Soái ca
        Soái ca

        🤝🤝🤝🤝🤝🤝🤝🤝

        Thích Phản hồi 13:59 13/10
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Ngữ văn 8 Kết nối tri thức

        Xem thêm