Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Qua Đèo Ngang

Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Qua Đèo Ngang gồm dàn ý và bố cục văn bản cho các em học sinh tham khảo, có thêm nhiều ý tưởng xây dựng bài viết hoàn chỉnh, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Bố cục Qua Đèo Ngang

4 phần (Đề, thực, luận, kết)

+ Hai câu luận: bàn luận, nhận xét

+ Hai câu thực: miêu tả cụ thể cảnh và người

+ Hai câu đề: mở ý

+ 2 câu cuối: khép lại mạch ý bài thơ. Đó chính là nỗi lòng của Bà Huyện Thanh Quan.

Nội dung chính Qua Đèo Ngang

Bài thơ đã khắc họa khung cảnh thiên nhiên Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng sự sống con người nhưng vẫn còn hoang sơ. Đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà.

Tóm tắt Qua Đèo Ngang

Tóm tắt Qua Đèo Ngang - mẫu 1

"Qua đèo Ngang" là tác phẩm nổi tiếng nhất của Bà Huyện Thanh Quan. Bài thơ được viết khi bà trên đường vào Phú Xuân, đi qua đèo Ngang - một địa danh nổi tiếng ở nước ta với phong cảnh hữu tình. Bằng giọng thơ man mác, hồn thơ tinh tế và lối thơ điêu luyện, "Qua đèo Ngang" không chỉ là bức tranh thiên niên đầy màu sắc mà còn bộc lộ tâm trạng cô đơn của tác giả, có chút gì đó nuối tiếc về thời phong kiến huy hoàng đã dần tàn lụi.

Tóm tắt Qua Đèo Ngang - mẫu 2

“Qua Đèo Ngang”, một trong sáu bài thơ Đường luật còn lưu lại cho đến ngày nay của nữ thi sĩ tài danh Nguyễn Thị Hĩnh, còn được người đời biết đến qua tên gọi Bà Huyện Thanh Quan. Với những vần thơ trữ tình, in sâu vào lòng người đọc, người nghe nỗi xúc động lẫn thán phục, bài thơ đã miêu tả cảnh vật con đèo cũng như tâm trạng của mình khi đi từ Thăng Long vào kinh đô Huế nhậm chức. Bài thơ Qua Đèo Ngang đã thành công khi chuyển tải được tâm sự u buồn của Bà Huyện Thanh Quan, đồng thời lồng ghép vào đó là cảnh tượng thiên nhiên rất thực, rất sinh động của một con đèo nổi tiếng trong thơ ca và trong lịch sử nước ta.

Ý nghĩa nhan đề Qua Đèo Ngang

Nhan đề bài thơ Qua Đèo Ngang mang ý nghĩa chỉ một chuyến đi qua Đèo Ngang ( đây là một con đèo vượt núi Hoành Sơn tại ranh giới của hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình). Thông qua đó, tác giả đã khắc họa khung cảnh thiên nhiên Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, có sự sống con người nhưng vẫn còn hoang sơ.

Giá trị nội dung Qua Đèo Ngang

Bài thơ Qua Đèo Ngang cho thấy cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng có sự sống của con người nhưng còn hoang sơ, đồng thời, thể hiện nỗi nhớ nước, thương nhà, nỗi buồn thầm lặng, cô đơn của tác giả.

Giá trị nghệ thuật Qua Đèo Ngang

- Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật

- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình

- Sử dụng từ láy gợi hình gợi cảm và nghệ thuật đối lập, đảo ngữ

Đọc tác phẩm Qua Đèo Ngang

Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Nhớ nước, đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.

Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Qua Đèo Ngang

1. Hai câu đề

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá lá chen hoa

- Thời điểm: bóng xế tà

→ Ánh nắng nhạt của chiều muộn ⇒ Gợi nỗi buồn.

→ Gợi lên một nỗi buồn man mác.

- Cảnh: cỏ cây chen đá > < lá chen hoa

+ Điệp từ, tiểu đối

+ Điệp từ “chen”

+ Tiểu đối: Cỏ cây thì chen đá > < lá thì chen hoa.

→ Nơi đây có cây cối, có hoa lá chen chúc um tùm, hoang sơ.

⇒ Gợi lên vẻ hoang sơ, rậm rạp; không gian hoang vắng gợi nỗi buồn.

2. Hai câu thực

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

- Phép đối: Lom khom > < lác đác

→ Đối rất cân, rất chỉnh ⇒ Phác họa nên một bức tranh sơn thủy hữu tình.

- Từ láy tượng hình

+ Lom khom: Gợi dáng vẻ vất vả, nhỏ nhoi

+ Lác đác, vài: Gợi hình ảnh ít ỏi, thưa thớt.

- Đảo cấu trúc câu

+ Lom khom - tiều vài chú

+ Lác đác - chợ mấy nhà

→ Nhấn mạnh dáng vẻ nhỏ bé, tội nghiệp của con người và sự thưa thớt, xác xơ của cảnh vật.

- Đảo từ

+ Tiều vài chú

+ Chợ mấy nhà

→ Đảo từ trong cụm danh từ + từ chỉ số lượng ít ỏi (vài, mấy) ⇒ Gợi lên một thế giới cô liêu, lẻ loi, hoang vắng.

⇒ Cảnh: Sự sống ít ỏi, thưa thớt, hoang sơ.

⇒ Tình: Nỗi buồn man mát của lòng người.

3. Hai câu luận

Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

- Nghệ thuật đối

+ Nhớ nhà > < đau lòng

+ Con quốc quốc > < cái gia gia

+ Hệ thống thanh điệu cũng đối: TT BB BTT > < BB TT TBB

→ Làm nổi bật trạng thái, cảm xúc, tạo nhạc điệu cân đối cho bài thơ

- Nghệ thuật ẩn dụ: mượn tiếng chim để gợi tả lòng người

⇒ Sự hoang vắng của cảnh vật và nỗi nhớ nước, thương nhà bồn chồn của nhà thơ

4. Hai câu kết

Dừng chân đứng lại trời ,non ,nước

Một mảnh tình riêng ta với ta

- Cảnh đèo Ngang: trời, non, nước > < Mảnh tình riêng ta với ta

+ Cảnh: bao la, bát ngát, hùng vĩ, trùng điệp → Ấn tượng mênh mông, xa lạ, vắng vẻ và tĩnh lặng

+ Tình: nhỏ nhoi, cô đơn tuyệt đối

⇒ Hình ảnh đối lập. Cảnh bao la khôn cùng, con người buồn bã, cô đơn, nhỏ bé

⇒ Gợi tâm sự sâu kín về nỗi nhớ nước, thương nhà da diết, âm thầm, lặng lẽ của con người trước cảnh vật bao la và rộng lớn..

>>> Bài tiếp theo: Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Hịch tướng sĩ

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 8 Kết nối tri thức

    Xem thêm