Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Con là…
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Con là… Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về tác phẩm giúp các bạn tham khảo chuẩn bị tốt cho môn Ngữ văn.
Bài: Con là
A. Bố cục văn bản Con là
Có thể chia văn bản thành 3 đoạn:
- Khổ 1: Con là nỗi buồn của cha.
- Khổ 2: Con là niềm vui của cha.
- Khổ 3: Con là sự gắn kết giữa cha và mẹ.
B. Tóm tắt Con là
Tóm tắt tác phẩm Con là - Mẫu 1
Bài thơ Con là... của Y Phương thể hiện tình cảm người cha dành cho con và ý nghĩa của người con trong cuộc sống của cha.
Tóm tắt tác phẩm Con là - Mẫu 2
Bằng thể thơ tự do kết hợp với các biện pháp tu từ so sánh, điệp từ, điệp cấu trúc.
Tóm tắt tác phẩm Con là - Mẫu 3
Tình cảm người cha dành cho con trong văn bản trên được thể hiện một cách rõ ràng và sinh động. Đó là tình yêu thương vô cùng lớn, con là vừa là nỗi buồn vừa là niềm vui vừa là hạnh phúc, đủ thấy cha yêu con biết nhường nào.
C. Nội dung chính Con là
Bài thơ là tiếng lòng, tình cảm sâu đậm mà người cha dành cho đứa con. Qua đây chúng ta thấy được tình cảm thiêng liêng của phụ tử – tình cảm cao quý, trong sáng.
D. Tác giả, tác phẩm Con là
I. Tác giả
- Y Phương (sinh năm 1948) tên thật là Hứa Vĩnh Sước.
- Quê quán: Trùng Khánh - Cao Bằng, ông là người dân tộc Tày.
- Ông nhập ngũ năm 1968, phục vụ trong quân đội đến năm 1981 chuyển về công tác tại Sở văn hóa - thông tin tỉnh Cao Bằng.
- Năm 1993 là chủ tịch hội văn nghệ Cao Bằng.
- Năm 2007 ông được nhận giải thưởng nhà nước về Văn học nghệ thuật.
- Thơ ông thể hiện tâm hồn mạnh mẽ, chân thực và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của người dân tộc miền núi, mang đậm bản sắc vùng cao.
II. Tìm hiểu sơ lược về tác phẩm
1. Thể loại: Thể thơ tự do
2. Xuất xứ: Trích Đàn then, 1996.
3. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
4. Bố cục:
Khổ 1: Con là nỗi buồn của cha.
Khổ 2: Con là niềm vui của cha.
Khổ 3: Con là sự gắn kết giữa cha và mẹ.
5. Giá trị nội dung:
- Bài thơ Con là ... của Y Phương thể hiện tình cảm người cha dành cho con và ý nghĩa của người con trong cuộc sống của cha.
6. Giá trị nghệ thuật:
- Thể thơ tự do kết hợp với các biện pháp tu từ so sánh, điệp từ, điệp cấu trúc.
III. Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm
- Sử dụng điệp từ, điệp cấu trúc "Con là ...." để định nghĩa về người con:
+ Là nỗi buồn.
+ Là niềm vui.
+ Là sợi dây hạnh phúc.
- Điệp từ, cấu trúc "Dù cho....", kết hợp nghệ thuật đối "to" - "nhỏ", "niềm vui" - "nỗi buồn", so sánh bằng "bằng" thể hiện ý nghĩa của con đối với cha:
+ Khi con là nỗi buồn:
Được miêu tả "to bằng trời".
Cũng được "lấp đầy".
→ Dù nỗi buồn có nhiều như thế nào nhưng vì có con cũng sẽ được an ủi, lấp đầy, sẽ biến mất.
+ Khi con là niềm vui:
So sánh "nhỏ bằng hạt vừng".
Không bao giờ hết.
→ Niềm vui con mang lại cho cha không bao giờ có giới hạn. Với cha, có con luôn là niềm vui bất tận.
→ Tình cảm cha con thiêng liêng.
- Sử dụng lối so sánh hơn "Mảnh hơn sợi tóc" thể hiện ý nghĩa của con đối với mối quan hệ của cha mẹ:
+ Con là "sợi dây hạnh phúc", sợi dây kết nối.
+ Buộc đời cha với mẹ.
→ Con là sợi dây kết nối giữa cha và mẹ, tạo nên một gia đình đầm ấm, hạnh phúc, hoàn chỉnh.
→ Tình cảm gia đình thiêng liêng.
➩ Đối với người cha, con là những điều vừa to lớn vừa nhỏ bé nhưng lại có ý nghĩa lớn lao trong cuộc đời người cha. Con chính là sợi dây kết nối giúp cho gia đình hạnh phúc.
>>>> Bài tiếp theo: Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Học thầy, học bạn