Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương
VnDoc xin giới thiệu bài Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương gồm dàn ý và bố cục văn bản cho các em học sinh tham khảo, có thêm nhiều ý tưởng xây dựng bài viết hoàn chỉnh, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình.
Bài: Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương
A. Bố cục văn bản Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương
- Phần 1: (từ đầu đến bài thơ lưu truyền): Vẻ đẹp thành Thăng Long qua 36 phố phường Hà Nội.
- Phần 2: (tiếp đến bước ra): Vẻ đẹp truyền thống giữ nước của dân tộc gắn với địa danh lịch sử và những chiến công.
- Phần 3: (tiếp đến nước dừa): Vẻ đẹp của vùng đất Bình Định
- Phần 4: Còn lại: Vẻ đẹp của vùng Tháp Mười
B. Tóm tắt Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương
Tóm tắt tác phẩm Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương - Mẫu 1
Tác giả đã liệt kê các địa danh,… Cách sử dụng ngôn ngữ gần gũi với sinh hoạt, giàu hình ảnh. Sử dụng lối hỏi đáp đậm chất dân gian. Thấy được niềm tự hào, tình yêu quê hương bộc lộ qua vẻ đẹp về truyền thống giữ nước của dân tộc.
Tóm tắt tác phẩm Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương - Mẫu 2
Các câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương diễn tả tình cảm tự hào của tác giả dân gian về vẻ đẹp non sông quê nhà của dân tộc.
Tóm tắt tác phẩm Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương - Mẫu 3
- Vẻ đẹp của vùng Tháp Mười qua sự trù phú của cá tôm, lúa.
C. Nội dung chính Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương
“Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương” là các bài ca dao nhắc đến những địa danh, danh lam thắng cảnh, đặc sản, sản vật, lịch sử,... của dân tộc từ Bắc vào Nam. Qua đó khơi dậy tình yêu, niềm tự hào với thiên nhiên, quê hương, đất nước, con người của tác giả dân gian.
D. Tác giả, tác phẩm Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương
I. Tìm hiểu sơ lược về tác phẩm
1. Thể loại: Ca dao là lời thơ trữ tình dân gian, thường có sự kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người.
2. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.
3. Giá trị nội dung: Các câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương diễn tả tình cảm tự hào của tác giả dân gian về vẻ đẹp non sông quê nhà của dân tộc.
4. Giá trị nghệ thuật:
- Liệt kê các địa danh,…
- Ngôn ngữ gần gũi với sinh hoạt, giàu hình ảnh.
- Sử dụng lối hỏi đáp.
II. Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm
1. Bài 1:
- Liệt kê ba mươi sáu phố phường Long Thành. → Cuộc dạo chơi, thăm thú Hà Nội xưa với niềm tự hào.
- Phồn hoa, phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ: Hà Nội đông đúc, nhộn nhịp, náo nhiệt, quanh co lắm lối.
- Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ: Tình cảm lưu luyến của nhân vật trữ tình khi phải rời xa nơi đây.
→ Vẻ đẹp của kinh thành Thăng Long được gợi qua ba mươi sáu phố phường với niềm tự hào và tình cảm lưu luyến khi phải xa rời Long Thành.
2. Bài 2:
- Sông sâu nhất: Bạch Đằng bởi ba lần giặc đến, ba lần giặc tan.
- Núi cao nhất: Lam Sơn bởi nơi đây Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa chống quân Minh thành công.
→ Qua lối hỏi – đáp của chàng trai và cô gái, ta thấy được niềm tự hào, tình yêu quê hương bộc lộ qua vẻ đẹp về truyền thống giữ nước của dân tộc.
3. Bài 3:
- Điệp từ có + liệt kê:
+ Núi Vọng Phu gợi đến một câu chuyện cổ tích ca ngợi lòng thủy chung, son sắt của người phụ nữ.
+ Đầm Thị Nại mang dấu tích lịch sử, lừng lẫy chiến công của nghĩa quân Tây Sơn.
+ Cù lao Xanh – một bình phong án ngữ.
- Món ăn: canh bí đỏ nấu với nước dừa.
→ Vẻ đẹp của vùng đất Bình Định qua cảnh sắc thiên nhiên, vẻ đẹp của lòng chung thủy, son sắt của người phụ nữ, vẻ đẹp của món ăn dân dã.
4. Bài 4:
- Tiếng gọi da diết: Ai ơi → Tự hào về vẻ đẹp nơi đây.
- Điệp từ sẵn: Sự giàu có mà thiên nhiên ban tặng cùng với công lao chăm chỉ của người nông dân.
⇒ Vẻ đẹp của vùng Tháp Mười qua sự trù phú của cá tôm, lúa.
>>>> Bài tiếp theo: Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Việt Nam quê hương ta