Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2024 - 2025
Bộ đề thi giữa kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải không chỉ là tài liệu hữu ích dành cho các em học sinh lớp 3 mà các thầy cô giáo cũng có thể sử dụng để ra đề thi giữa kì 1 lớp 3 thêm hiệu quả.
07 Đề thi Tiếng Việt lớp 3 giữa học kì 1 Có đáp án năm 2024-2025
1. Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức
1.1 Đề số 1
TRƯỜNG TIỂU HỌC ……. | ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I Môn: Tiếng Việt 3 |
A. Kiểm tra đọc
1. Đọc thành tiếng:
2. Đọc thầm và làm bài tập:
NGƯỜI MẸ HIỀN
Giờ ra chơi, Minh thì thầm với Nam: "Ngoài phố có gánh xiếc, bọn mình ra xem đi!". Nghe vậy, Nam không nén nổi tò mò. Nhưng cổng trường khóa, trốn ra sao được. Minh bảo:
- Tớ biết có một chỗ tường thủng.
Hết giờ ra chơi, hai em đã ở bên bức tường. Minh chui đầu ra. Nam đẩy Minh lọt ra ngoài. Đang đến lượt Nam cố lách ra thì bác bảo vệ vừa tới, nắm chặt hai chân em: "Cậu nào đây? Trốn học hả?" Nam vùng vẫy, Bác càng nắm chặt cổ chân Nam. Sợ quá, Nam khóc toáng lên.
Bỗng có tiếng cô giáo:
- Bác nhẹ tay kẻo cháu đau. Cháu này là học sinh lớp tôi.
Cô nhẹ nhàng kéo Nam lùi lại và đỡ em ngồi dậy. Cô phủi đất cát lầm lem trên người Nam và đưa em về lớp.
Vừa đau, vừa xấu hổ, Nam bật khóc. Cô xoa đầu Nam và gọi Minh đang thập thò ở cửa lớp vào, nghiêm giọng hỏi:
- Từ nay các em có trốn học đi chơi nữa không?
Hai em cùng đáp:
- Thưa cô, không ạ. Chúng em xin lỗi cô.
Cô hài lòng, bảo hai em về chỗ rồi tiếp tục giảng bài.
(Theo Nguyễn Văn Thịnh)
Dựa vào nội dung bài đọc “Ngày khai trường” em hãy khoanh tròn trước ý trả lời đúng trong các câu sau và hoàn thành tiếp các bài tập:
Câu 1. Vào giờ ra chơi, Minh đã rủ Nam đi đâu?
A. Minh rủ Nam chui qua chỗ tường thủng.
B. Minh rủ Nam ra xem gánh xiếc biểu diễn ngoài phố.
C. Minh rủ Nam trốn ra ngoài cổng trường để đi chơi.
Cầu 2. Các bạn ấy định ra phố bằng cách nào?
A. Leo qua tường rào.
B. Đi cổng sau của trường.
C. Chui qua chỗ tường thủng.
Câu 3: Chuyện gì đã xảy ra với hai bạn khi cố gắng chui qua chỗ tường thủng?
A. Minh chui ra được nhưng Nam bị bác bảo vệ phát hiện và nắm chặt lấy hai chân.
B. Minh và Nam bị bác bảo vệ phát hiện và đưa về gặp cô giáo.
C. Cô giáo và bác bảo vệ đã phát hiện khi Nam đang cố gắng chui qua lỗ thủng.
Câu 4. “Người mẹ hiền” trong bài là ai?
A. là mẹ của bạn Minh
B. là mẹ của bạn Nam
C. là cô giáo
Câu 5. Cô giáo đã làm gì khi thấy bác bảo vệ nắm chặt cổ chân Nam?
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
Câu 6: Nội dung của bài nói về điều gì?
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Câu 7: Từ nào dưới đây chỉ sự vật:
A. quả cam
B. màu cam
C. vắt nước cam
Câu 8: Gạch dưới từ ngữ chỉ đặc điểm trong câu văn dưới đây:
Cánh rừng mùa đông trơ trụi. Những thân cây khẳng khiu vươn nhánh cành khô xơ xác trên nền trời xám xịt.
Câu 9: Viết tiếp để có câu giới thiệu, câu nêu hoạt động và câu nêu đặc điểm:
a) Nam là ………………………………………………………………………………………………
b) Giờ ra chơi, các bạn ……………………………………………………………………………….
c) Mái tóc của bạn Mai ………………………………………………………………………………..
Câu 10: Viết 2-3 câu kể về cái cặp sách của em trong đó có sử dụng câu cảm.
…………………………………………………………………………………………………………....
…………………………………………………………………………………………………………....
B. Kiểm tra viết:
1. Nghe- viết: Hoa tặng mẹ
Người đàn ông chọn mua một bông hồng cho cô bé và đặt một bó hồng gửi tặng mẹ qua dịch vụ. Xong, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không. Cô bé cảm ơn, rồi chỉ đường cho anh lái xe đến một nghĩa trang, nơi có một ngôi mộ mới đắp. Cô bé chỉ ngôi mộ và nói:
- Đây là nhà của mẹ cháu.
2.Tập làm văn:
Đề bài: Viết một đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc với một người mà em yêu quý.
Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3
A. Đọc hiểu văn bản:
Câu | Mức độ | Nội dung, đáp án | Biểu điểm |
1 | 1 | B. Minh rủ Nam ra xem gánh xiếc biểu diễn ngoài phố. | 0. 5đ |
2 | 1 | C. Chui qua chỗ tường thủng. | 0.5đ |
3 | 2 | A. Minh chui ra được nhưng Nam bị bác bảo vệ phát hiện và nắm chặt lấy hai chân. | 0.5đ |
4 | 2 | C. là cô giáo | 0.5đ |
5 | 3 | Cô nói bác bảo vệ nhẹ tay rồi cô nhẹ nhàng kéo Nam lùi lại và đỡ em ngồi dậy. Cô phủi đất cát lầm lem trên người Nam và đưa em về lớp. | 0.5đ |
6 | 3 | Cô giáo rất yêu thương học sinh nhưng cũng nghiêm khắc dạy bảo các em nên người. Cô như người mẹ hiền của các em. | 0. 5đ |
7 | 1 | A. quả cam | 0.5đ |
8 | 1 | trơ trụi, khẳng khiu, xơ xác, xám xịt | 0. 5đ |
9 | 2 | a) Nam là học sinh lớp 3A. b) Giờ ra chơi, các bạn chơi nhảy dây. c) Mái tóc của bạn Mai mượt mà. | 1đ |
10 | 3 | Đầu năm học mới mẹ mua cho em một chiếc cặp sách. Ôi! Chiếc cặp sách đẹp quá ! Em xem chiếc cặp như người bạn thân thiết của em. | 1đ |
B. Viết
2. Tập làm văn:
Đề bài: Viết một đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc với một người mà em yêu quý.
Bài làm:
Trong gia đình người mà em yêu quý nhất là dì của em. Dì em tên là Mai, là em gái ruột của mẹ và dì cũng giống như người mẹ thứ hai của em. Dì em là một bác sĩ. Dì không chỉ là một bác sĩ giỏi mà dì còn có tấm lòng nhân hậu, luôn quan tâm giúp đỡ các bạn nhỏ. Vì vậy dì rất được mọi người yêu quý. Mỗi khi em bị ốm dì thường được chăm sóc rất cẩn thận, luôn quan tâm động viên em. Mỗi khi có thời gian dì thường tới nhà em chơi và dạy em rất nhiều thứ và kể cho em nghe rất nhiều câu chuyện thú vị. Em rất yêu quý dì, dì giống như một người mẹ thứ hai của em. Em mong sau này lớn lên sẽ trở thành một bác sĩ giỏi giống như dì.
1.2 Đề số 2
Phần 1. Kiểm tra đọc hiểu
Em hãy đọc thầm văn bản sau và trả lời các câu hỏi.
TÌNH BẠN
Tối hôm ấy, mẹ đi vắng, dặn Cún trông nhà không được đi đâu. Chợt Cún nghe có tiếng kêu ngoài sân:
- Cứu tôi với!
Thì ra Cáo già đã tóm được Gà con tội nghiệp.
Cún con sợ Cáo nhưng lại rất thương Gà con. Cún nảy ra một kế. Cậu đội mũ sư tử lên đầu rồi hùng dũng tiến ra sân. Cáo già trông thấy hoảng quá, buông ngay Gà con để chạy thoát thân. Móng vuốt của Cáo cào làm Gà con bị thương. Cún liền ôm Gà con, vượt đường xa, vượt đêm tối, chạy một mạch đến nhà bác sĩ Dê núi. Bác sĩ nhanh chóng băng bó vết thương cho Gà con. Gà con run rẩy vì lạnh và đau, Cún liền cởi áo của mình ra đắp cho bạn. Thế là Gà con được cứu sống. Về nhà, Cún kể lại mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ liền xoa đầu Cún, khen:
- Con đúng là Cún con dũng cảm! Mẹ rất tự hào về con!
(Theo Những câu chuyện về tình bạn)
1. Thấy Gà con bị Cáo già bắt, Cún con đã làm gì?
A. Cún con đứng nép vào cánh cửa quan sát.
B. Cún con không biết làm cách nào cứu Gà con vì Cún rất sợ Cáo.
C. Cún đội mũ sư tử lên đầu rồi hùng dũng tiến ra sân.
2. Vì sao Cáo già lại bỏ Gà con lại và chạy thoát thân?
A. Vì Cáo nhìn thấy Cún con.
B. Vì Cáo già rất sợ Cún con.
C. Vì Cáo già rất sợ sư tử.
3. Thấy Gà con bị thương, Cún con đã làm những gì để cứu bạn?
A. Cún ôm gà con, vượt đường xa, đêm tối để tìm bác sĩ Dê núi.
B. Cún cởi áo của mình ra đắp cho bạn.
C. Cún con sợ Cáo và không làm gì để cứu bạn.
4. Câu “Cún liền cởi áo của mình ra đắp cho bạn.” thuộc kiểu câu nào?
A. Ai - làm gì?
B. Ai - thế nào?
C. Ai - là gì?
Câu 2. Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Phần 2: Kiểm tra viết
1. Nghe - viết
Hoa và cỏ đứng bên nhau hiền lành nhìn các bạn nhỏ chạy nhảy, nô đùa. Thỉnh thoảng, đám hoa cỏ cũng rung nhè nhẹ khi một cơn gió tràn qua. Rồi cơn gió lớn hơn, đám cỏ nghiêng ngả xô vào nhau. Những hạt giống nhỏ theo gió bay đi.
2. Bài tập:
Câu 1: Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống:
a. Bị cười, không phải mọi người đều ………… giống nhau. (phản ứng, phản xạ)
b. Trên đời, không ai ………… cả. (hoàn chỉnh, hoàn hảo)
c. Đi đường phải luôn luôn ………… để tránh xảy ra tai nạn. (quan sát, dòm ngó)
d. Cậu bé đó học toán tiếp thu rất ………… . (bình tĩnh, nhanh)
Câu 2. Luyện từ và câu
a. Đặt câu với mỗi từ sau:
- đất nước
.....................................................................................................................................
- hạnh phúc
.....................................................................................................................................
b. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu rồi chép lại câu văn:
(1) Bấy giờ ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi là Trưng Trắc và Trưng Nhị
.....................................................................................................................................
(2) Cha mất sớm nhờ mẹ dạy dỗ hai chị em đều giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non sông.
.....................................................................................................................................
c. Chép lại các câu sau khi điền vào chỗ trống
- s hoặc x
Từ khi …inh ra, đôi má của bé đã có lúm đồng tiền trông rất …inh.
.....................................................................................................................................
- uôt hoặc uôc
Những khi cày c… trên đồng, người nông dân làm bạn với đàn cò trắng m…
.....................................................................................................................................
Câu 3. Tập làm văn
Viết một đoạn văn từ 3 đến 5 câu, giới thiệu về bản thân.
Đáp án Đề thi giữa học kì Tiếng việt lớp 3
Phần I. Kiểm tra đọc hiểu (3 điểm)
Câu 1: (2 điểm, mỗi ý đúng 0,5 điểm)
1. C. Cún đội mũ sư tử lên đầu rồi hùng dũng tiến ra sân.
2. C. Vì Cáo già rất sợ sư tử.
3. A. Cún ôm gà con, vượt đường xa, đêm tối để tìm bác sĩ Dê núi.
4. A. Ai - làm gì?
Câu 2: (1 điểm)
Câu chuyện khuyên chúng ta hãy biết yêu thương và giúp đỡ bạn bè những lúc khó khăn.
Phần II. Luyện tập (7 điểm)
1. Nghe viết (1 điểm)
Chính tả
- Yêu cầu:
+ Tốc độ viết ổn định, không quá chậm.
+ Viết đủ, đúng, chính xác nội dung được đọc.
+ Chữ viết đẹp, đều, đúng ô li, đủ nét.
+ Trình bày sạch sẽ, gọn gàng.
2. Bài tập (5,5 điểm)
Câu 1: (1 điểm, mỗi phần 0,25 điểm)
a. Bị cười, không phải mọi người đều phản ứng giống nhau.
b. Trên đời, không ai hoàn hảo cả.
c. Đi đường phải luôn luôn quan sát để tránh xảy ra tai nạn.
d. Cậu bé đó học toán tiếp thu rất nhanh.
Câu 2: (1,5 điểm)
a. Đặt câu với từ đã cho: (0,5 điểm)
- Em yêu đất nước Việt Nam xinh đẹp.
- Cô ấy đang sống rất hạnh phúc với chồng của mình.
b. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp (0,5 điểm)
(1) Bấy giờ, ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi là Trưng Trắc và Trưng Nhị
(2) Cha mất sớm, nhờ mẹ dạy dỗ, hai chị em đều giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non sông.
c. Điền chữ vào chỗ trống (0,5 điểm)
- Từ khi sinh ra, đôi má của bé đã có lúm đồng tiền trông rất xinh.
- Những khi cày cuốc trên đồng, người nông dân làm bạn với đàn cò trắng muốt.
3. Tập làm văn (3 điểm)
- Trình bày dưới dạng một đoạn văn từ 3 – 5 câu, giới thiệu về bản thân, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng.
- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.
Bài làm:
Xin chào tất cả các bạn! Tớ tên là Diệu My, tớ bằng tuổi với các bạn đấy, năm nay tớ 8 tuổi và hiện đang học tại lớp 3B. Ở nhà gia đình tớ thường gọi tớ là Mít vì mít chính là loại quả mà tớ thích ăn nhất. Ngoài ra tớ còn thích nhiều thứ hơn nữa, ví dụ như: vẽ tranh, đánh đàn, xem phim hoạt hình và đi chơi công viên,... Tớ rất vui khi được làm quen với tất cả các bạn. Hi vọng trong năm học tới, chúng mình sẽ cùng giúp đỡ nhau trong học tập nhé!
>> Viết một đoạn văn tự giới thiệu về em lớp 3
1.3 Đề số 3
Phần 1. Kiểm tra đọc hiểu
Em hãy đọc thầm đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.
Đường vào bản tôi phải vượt qua một con suối nước bốn mùa trong veo. Nước trườn qua kẽ lá, lách qua những mỏn đá ngầm, tung bọt trắng xoá như trải thảm hoa đón mời khách gần xa đi về thăm bản. Bên đường là sườn núi thoai thoải. Núi cứ vươn mình lên cao, cao mãi. Con đường ven theo một bãi vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa. Con đường đã nhiều lần đưa tiễn người bản tôi đi công tác và cũng đón mừng cô giáo về bản dạy chữ. Dù ai đi đâu về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường thân thuộc ấy, thì chắc chắn sẽ hẹn ngày quay lại.
(Theo Vi Hồng)
1. Đoạn văn trên tả cảnh vùng nào?
A. vùng núi
B. vùng biển
C. vùng đồng bằng
2. Mục đích chính của đoạn văn trên là tả cái gì?
A. tả con suối
B. tả con đường
C. tả ngọn núi
3. Đâu là từ chỉ hoạt động trong câu sau?
Đường vào bản tôi phải vượt qua một con suối nước bốn mùa trong veo.
A. vượt qua
B. suối nước
C. trong veo
4. Con đường vào bản đã nhiều lần đưa tiễn những ai?
A. tôi và bố mẹ tôi
B. người bản tôi và cô giáo
C. người thân của tôi
Câu 2. Em hãy chỉ ra từ so sánh và sự vật được so sánh trong câu sau:
Con đường ven theo một bãi vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa.
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
Phần 2: Kiểm tra viết
1. Nghe - viết
Sát hàng rào là một thế giới của những cây đuôi lươn dáng mềm, lá dài như những dải lụa. Cạnh đấy, những bụi cỏ may nở những cánh hoa li ti. Hàng xóm của hoa là những bụi cỏ đã kết từng hạt nhỏ như hạt bụi.
2. Luyện từ và câu
Câu 1: Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống:
(sầm uất, sáng trưng, san sát, tấp nập, nhộn nhịp)
Từ bé, tôi đã quen với cảnh …………… của phố xá: xe cộ đi lại ……………, nhà cửa ……………, công viên rợp bóng cây xanh cùng những trung tâm thương mại ……………. . Ban đêm, đèn điện …………… như ban ngày.
Câu 2. Hoàn thành các yêu cầu sau:
a. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm:
Những cánh rừng Việt Bắc xanh ngút ngàn từ bao đời nay.
.....................................................................................................................................
Bạn ấy là người thông minh nhất em từng gặp.
.....................................................................................................................................
b. Điền chữ cái thích hợp vào chỗ trống:
l hoặc n
- thiếu …iên
- …iên lạc
- xóm …àng
- …àng tiên
g hoặc gh
- …ần gũi
- gồ …ề
- …i bài
- gặp …ỡ
3. Tập làm văn
Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu, nêu tình cảm, cảm xúc của em đối với một người bạn trong lớp.
Đáp án Đề thi giữa học kì 1 Tiếng việt lớp 3
Phần I. Kiểm tra đọc hiểu (3 điểm)
Câu 1: (2 điểm, mỗi ý đúng 0,5 điểm)
1. A. vùng núi
2. B. tả con đường
3. A. vượt qua
4. B. người bản tôi và cô giáo
Câu 2: (1 điểm, mỗi ý đúng 0,5 điểm)
- Từ so sánh: như
- Sự vật được so sánh: con đường
Phần II. Luyện tập (7 điểm)
1. Nghe viết (1 điểm)
Chính tả
- Yêu cầu:
+ Tốc độ viết ổn định, không quá chậm.
+ Viết đủ, đúng, chính xác nội dung được đọc.
+ Chữ viết đẹp, đều, đúng ô li, đủ nét.
+ Trình bày sạch sẽ, gọn gàng.
2. Luyện từ và câu (3 điểm)
Câu 1: (1 điểm, mỗi phần 0,2 điểm)
Từ bé, tôi đã quen với cảnh sầm uất của phố xá: xe cộ đi lại tấp nập, nhà cửa san sát, công viên rợp bóng cây xanh cùng những trung tâm thương mại nhộn nhịp. Ban đêm, đèn điện sáng trưng như ban ngày.
Câu 2: (2 điểm)
a. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm: (1 điểm, mỗi ý 0,5 điểm)
- Những cánh rừng Việt Bắc như thế nào?
- Ai là người thông minh nhất em từng gặp?
b. Điền đúng chính tả các từ (1 điểm, mỗi ý đúng 0,125 điểm)
l hoặc n
- thiếu niên - liên lạc
- xóm làng - nàng tiên
g hoặc gh
- gần gũi - gồ ghề
- ghi bài - gặp gỡ
3. Tập làm văn (3 điểm)
- Trình bày dưới dạng một đoạn văn từ 5 – 7 câu, nêu được tình cảm, cảm xúc của em đối với một người bạn trong lớp, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng.
- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.
Bài làm: Thúy Nga là bạn cùng bàn của tôi trong lớp học. Với vẻ ngoài xinh xắn và mái tóc xù nổi bật, cô ấy luôn thu hút sự chú ý. Thúy Nga là một học sinh chăm chỉ, luôn nhận được lời khen ngợi từ giáo viên. Bạn ấy thường nhắc nhở tôi về việc ôn bài và kiểm tra sách vở trước khi kết thúc giờ học. Nhờ có bạn ấy, tôi luôn nhớ các bài tập được giao. Thúy Nga là người bạn tốt nhất của tôi.
>> Kể về tình cảm, cảm xúc của em đối với một người bạn mà em yêu quý lớp 3
2. Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 3 sách Chân trời sáng tạo
2.1 Đề số 1
I. Nghe viết. (4 điểm)
Ý tưởng của chúng mình (sách Tiếng việt tập 1 trang 77)
II. Viết sáng tạo: (6 điểm)
Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) giới thiệu một người bạn của em.
- Gợi ý:
- Tên bạn ấy là gì? Hình dáng và đặc điểm của bạn ấy như thế nào?
- Sở thích của bạn là gì? Bạn ấy có ước mơ là gì?
- Tình cảm của em đối với bạn ấy ra sao?
III. Em đọc thầm bài “Hoa cỏ sân trường” STV tập một trang 36.
Hoa cỏ sân trường
Sân trường tôi chạy dài giữa hai dãy lớp học. Trên đó, bước chân của thầy cô xen giữa những bước tinh nghịch của các bạn nhỏ. Sát hàng rào là một thế giới của những cây đuôi lươn dáng mềm, lá dài như những dải lụa. Cạnh đấy, những bụi cỏ may nở những cánh hoa li ti. Hàng xóm của hoa là những bụi cỏ đã kết từng hạt nhỏ như hạt bụi.
Hoa và cỏ đứng bên nhau hiền lành nhìn các bạn nhỏ chạy nhảy, nô đùa. Thỉnh thoảng, đám hoa cỏ cũng rung nhè nhẹ khi một cơn gió tràn qua. Rồi cơn gió lớn hơn, đám cỏ nghiêng ngả xô vào nhau. Những hạt giống nhỏ theo gió bay đi. Gió qua rồi, đám cỏ quay trở lại trật tự hiền lành. Nhìn sâu dưới chân có thấy được cả những mầm non nhỏ như những chú kiến đang ngơ ngác trước những bước chân học trò tung tăng đùa giỡn.
Võ Diệu Thanh
- Chọn ý đúng nhất khoanh tròn ở các câu sau
Câu 1: Sân trường của bạn nhỏ có gì đặc biệt?
a. Sân trường tôi chạy dài giữa hai dãy lớp học. Trên đó, bước chân của thầy cô xen giữa những bước chân tinh nghịch của các bạn nhỏ.
b. Trên đó, bước chân của thầy cô xen giữa những bước chân tinh nghịch của các bạn nhỏ.
c. Sân trường tôi chạy dài giữa hai dãy lớp học
Câu 2: Từ ngữ nói về hình dáng của hoa, cỏ trồng ở sát hàng rào là?
a. Dáng mềm, dài, li ti, nhỏ.
b. Rung nhẹ, dáng mềm, dài, li ti, nhỏ.
c. Dáng mềm, dài, li ti, nhỏ, nghiêng ngã.
Câu 3: Hoa và đám cỏ thế nào khi nhìn đám học trò đùa giỡn?
a. Rồi cơn gió lớn hơn, đám cỏ nghiêng ngả xô vào nhau.
b. Hoa và cỏ đứng bên nhau hiền lành nhìn các bạn nhỏ chạy nhảy, nô đùa.
c. Gió qua rồi, đám cỏ quay trở lại trật tự hiền lành
Câu 4: Hoa và đám cỏ thế nào khi có một cơn gió lớn tràn qua.
a. Cơn gió lớn hơn tràn qua, đám cỏ nghiêng ngả xô vào nhau. Những hạt giống nhỏ theo gió bay đi.
b. Hoa và cỏ đứng bên nhau hiền lành nhìn các bạn nhỏ chạy nhảy, nô đùa.
c. Cơn gió đã thổi qua rồi, đám cỏ quay trở lại trật tự hiền lành
Câu 5: Hoa và đám cỏ thế nào khi cơn gió đã thổi qua rồi?
a. Hoa và cỏ đứng bên nhau hiền lành nhìn các bạn nhỏ chạy nhảy, nô đùa.
b. Những hạt giống nhỏ theo gió bay đi.
c. Đám cỏ quay trở lại trật tự hiền lành.
IV. TỪ VÀ CÂU
Câu 1. Gạch dưới các từ chỉ đặc điểm trong câu:
Vào mùa mưa, con đường lầy lội và trơn trượt.
Câu 2. Gạch dưới các từ chỉ hoạt động trong câu:
Các bạn gái hay hái quả lạc tiên, vừa đi đường vừa ăn.
Câu 3. Điền dấu phẩy:
Ngày mưa tôi và lũ bạn thường tháo phăng đôi dép nhựa và bước đi bằng đôi chân trần.
Câu 4. Gạch dưới từ ngữ được so sánh trong câu sau:
Tường vôi trắng, cánh cửa xanh, bàn ghế gỗ xoan đào nổi vân như lụa.
ĐÁP ÁN TIẾNG VIỆT (ĐỌC HIỂU)
Em đọc thầm bài “ Hoa cỏ sân trường” STV tập một trang 36.
Câu 1: a
Câu 2: a
Câu 3: b
Câu 4: a
Câu 5: c
TỪ VÀ CÂU
Câu 1. Từ chỉ đặc điểm trong câu:
Vào mùa mưa, con đường lầy lội và trơn trượt.
Câu 2. Từ chỉ hoạt động trong câu:
Các bạn gái hay hái quả lạc tiên, vừa đi đường vừa ăn.
Câu 3. Điền dấu phẩy:
Ngày mưa, tôi và lũ bạn thường tháo phăng đôi dép nhựa và bước đi bằng đôi chân trần.
Câu 4. Gạch dưới từ ngữ so sánh trong câu sau:
Tường vôi trắng, cánh cửa xanh, bàn ghế gỗ xoan đào nổi vân như lụa.
2.2 Đề số 2
Phần 1: Đọc hiểu
Đọc thầm đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Hoa và cỏ đứng bên nhau hiền lành nhìn các bạn nhỏ chạy nhảy, nô đùa. Thỉnh thoảng, đám hoa cỏ cũng rung nhè nhẹ khi một cơn gió tràn qua. Rồi cơn gió lớn hơn, đám cỏ nghiêng ngả xô vào nhau. Những hạt giống nhỏ theo gió bay đi. Gió qua rồi, đám cỏ quay trở lại trật tự hiền lành. Nhìn sâu dưới chân có thấy được cả những mầm non nhỏ như những chú kiến đang ngơ ngác trước những bước chân học trò tung tăng đùa giỡn.
(trích Hoa cỏ sân trường - Võ Diệu Thanh)
Hãy đánh dấu vào ô trống đứng trước câu trả lời đúng:
a) Dòng nào sau đây nói đúng về khoảng cách giữa hoa và cỏ?
☐ hoa và cỏ cách nhau khá xa
☐ hoa và cỏ đứng bên nhau
☐ hoa và cỏ đứng rất sát nhau
☐ hoa và cỏ đứng cách nhau bởi hàng rào
b) Từ nào chỉ đặc điểm của hoa và cỏ?
☐ hiền dịu
☐ hiền lành
☐ hiền hậu
☐ hiền từ
c) Mỗi khi có gió tràn qua, hoa và cỏ làm gì?
☐ rung nhè nhẹ
☐ bay theo gió
☐ tung tăng đùa giỡn
☐ ngủ say sưa
d) Những mầm non nhỏ dưới chân giống như con vật gì?
☐ con nai vàng ngờ ngác
☐ con mèo con ngơ ngác
☐ con kiến đang ngơ ngác
☐ bạn học sinh ngơ ngác
e) Dòng nào sau đây không phải là từ chỉ đặc điểm?
☐ hiền lành
☐ nô đùa
☐ nhè nhẹ
☐ ngơ ngác
Phần 2: Luyện tập
Câu 1: Nhìn - viết:
Sát hàng rào là một thế giới của những cây đuôi lươn dáng mềm, lá dài như những dải lụa. Cạnh đấy, những bụi cỏ may nở những cánh hoa li ti. Hàng xóm của hoa là những bụi cỏ đã kết từng hạt nhỏ như hạt bụi.
Câu 2: Chọn hai loại trái cây mà em yêu thích rồi điền các từ ngữ về loại quả đó vào bảng sau (theo mẫu):
Tên quả | Hình dáng | Màu sắc | Mùi vị |
M: Dưa hấu | tròn, to | vỏ xanh, ruột đỏ | ngọt mát |
… | … | … | … |
… | … | … | … |
Câu 3:
a) Ở trường em có những câu lạc bộ nào? Em thích câu lạc bộ nào nhất?
b) Hãy hoàn thành mẫu đơn sau đây để xin vào câu lạc bộ mà em yêu thích:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
..., ngày ... tháng ... năm ...
ĐƠN XIN GIA NHẬP SINH HOẠT CÂU LẠC BỘ
Kính gửi:
Em tên là:
Ngày sinh: Nam/nữ:
Lý do:
Em xin hứa sẽ thực hiện đúng nội quy của Câu lạc bộ
Em xin trân trọng cảm ơn!
Người làm đơn
(Kí và ghi rõ họ tên)
3. Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều
3.1 Đề số 1
I. Đọc và trả lời
Con heo đất
Tôi đang mong bố mua cho tôi một con rô bốt. Nhưng bố lại mang về một con heo đất. Bố chỉ vào cái khe trên lưng nó, bảo:
- Con cho heo ăn nhé! Con lớn rồi, nên học cách tiết kiệm.
Từ đó, mỗi lần bố mẹ cho tiền ăn quà, mua sách, có chút tiền lẻ thừa ra, tôi lại được gửi heo giữ giúp. Tết đến, có tiền mừng tuổi, tôi cùng dành cho heo luôn. Bố mẹ bảo:
- Chừng nào bụng con heo đầy tiền, con sẽ đập con heo ra, lấy tiền mua rô bốt.
Thật ra con heo cũng dễ thương. Mũi nó mát lạnh và nó mỉm cười khi tôi cho tiền vào lưng nó. Nó mỉm cười cả khi tôi chẳng có đồng nào. Tôi thực sự yêu thương nó.
Thấm thoắt một năm đã trôi qua. Một hôm, bố tôi vào phòng, lật con heo, lắc mạnh và bảo:
- Bụng nó đầy ứ rồi. Con đập vỡ nó được rồi đấy!
Tôi sao nỡ làm vậy! Tôi nói với bố:
- Con không cần rô bốt nữa!
Rồi tôi năn nỉ bố mẹ cho giữ lại con heo. Cuối cùng, bố mẹ cũng chiều ý tôi. Thế là con heo đất còn làm bạn với tôi thêm một thời gian nữa.
Theo ÉT-GA KE-RÉT (Hoàng Ngọc Tuấn dịch)
Câu 1: Bạn nhỏ mong bố mẹ mua cho đồ chơi gì?
A. Bạn nhỏ mong bố mua cho bạn một con rô bốt.
B. Bạn nhỏ mong bố mua cho bạn một con heo đất
C. Bạn nhỏ mong bố mua cho bạn một chú ngựa con
Câu 2. Con heo đất đã đồng hành với bạn nhỏ được bao lâu rồi?
A. Thấm thoắt một năm đã trôi qua
B. Thấm thoắt hai năm đã trôi qua
C.Thấm thoắt ba năm đã trôi qua
Câu 3. Tìm trong truyện trên những từ chỉ các bộ phận của con heo đất
A. Mũi, lưng, miệng, bụng, chân, tai, mắt
B. lưng, miệng, bụng, chân
C. Mũi, lưng, miệng, bụng
II. Bài tập về chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn
1. Chính tả
Nghe - viết đoặn văn sau:
Có lần, cô giáo ra cho chúng tôi một đề văn ở lớp: “Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?”.
Tôi loay hoay mất một lúc, rồi cầm bút và bắt đầu viết: “Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và rửa bát đĩa. Đôi khi, em giặt khăn mùi soa.”.
Đến đấy, tôi bỗng thấy bí. Quả thật, ở nhà, mẹ thường làm mọi việc. Thỉnh thoảng, mẹ bận, định bảo tôi giúp việc này việc kia, nhưng thấy tôi đang học, mẹ lại thôi.
2. Bài tập: Điền vào chỗ trống l hoặc n:
Trên sân, các em nhỏ tung tăng …..ô đùa. Ai cũng vui vẻ, sung sướng. Trên cành cao, chú chim nhỏ cũng nhảy nhót, hót …..íu …..o. Có …..ẽ vì hôm nay là ngày tựu trường, …..ên ai cũng vui tươi, háo hức.
3. Tập làm văn
Đề bài: Viết một đoạn văn kể chuyện em nuôi con heo đất
Đáp án:
I. Đọc và trả lời
Câu 1:
A. Bạn nhỏ mong bố mua cho bạn một con rô bốt.
Câu 2.
A. Thấm thoắt một năm đã trôi qua
Câu 3.
A. Mũi, lưng, miệng, bụng, chân, tai, mắt
II. Bài tập về chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn
1. Chính tả
2. Điền như sau:
Trên sân, các em nhỏ tung tăng nô đùa. Ai cũng vui vẻ, sung sướng. Trên cành cao, chú chim nhỏ cũng nhảy nhót, hót líu lo. Có lẽ vì hôm nay là ngày tựu trường, nên ai cũng vui tươi, háo hức.
3.
Mẫu 1: Món quà năm mới mà em yêu thích nhất là chú heo đất đáng yêu được bố mẹ tặng. Con heo đất của em có màu xanh nước biển, bụng nó tròn vo, nó có chiếc mũi hếch lên và miệng nó mỉm cười. Đặc biệt heo đất của em còn có thể phát bài Con heo đất của Xuân Mai cực hay. Khi được bố mẹ cho tiền tiêu vặt hay tiền mua đồ dùng học tập còn thừa, em đều nhét vào lưng heo đất. Nhờ nuôi heo đất mà em đã tiết kiệm được tiền để mua chiếc xe đạp.
Mẫu 2: Sau khi học bài Con heo đất ở lớp, về nhà em liền xin phép mẹ được nuôi heo đất. Từ hôm đó, mỗi ngày khi được mẹ cho tiền ăn quà, em sẽ cất lại một phần để cho heo ăn. Thỉnh thoảng bố đi công tác về, sẽ mua quà cho em, rồi còn cho em một ít tiền lẻ, bảo là quà cho heo con. Lúc ấy, cả em và heo con đều vui lắm. Từ lúc nuôi heo đất, em ít la cà ở các hàng ăn vặt hơn hẳn. Vì em muốn heo của mình lớn thật là nhanh. Chờ đến tháng 3 năm sau, em sẽ có tiền tiết kiệm để mua một món quà sinh nhật tặng mẹ rồi.
3.2 Đề số 2
Phần 1. Đọc thầm bài thơ sau:
NGÀY KHAI TRƯỜNG
Sáng đầu thu trong xanh Gặp bạn cười hớn hở Nhìn các thầy các cô | Từng nhóm đứng đo nhau Tiếng trống trường gióng giả Nguyễn Bùi Vợi |
Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo các yêu cầu dưới đây để chuẩn bị lều trại cho chuyến dã ngoại.
1. Vì sao bạn học sinh trong bài thơ cảm thấy ngày khai trường rất vui?
a. Vì thời tiết hôm nay rất đẹp.
b. Vì bạn được mặc quần áo mới.
c. Vì bạn được gặp thầy cô giáo và các bạn, được trở lại trường lớp.
d. Vì bạn được bố mẹ đưa đi học.
2. Những hình ảnh nào trong bài thơ cho thấy các bạn học sinh rất vui khi được gặp nhau trong ngày khai trường ? Đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng:
☐ Gặp nhau cười hớn hở.
☐ Các bạn tay bắt mặt mừng.
☐ Các bạn ôm vai bá cổ.
☐ Ai cũng đeo cặp sách trên lưng.
3. Tiếng trống khai trường gióng giả báo hiệu điều gì?
a. Năm học mới bắt đầu.
b. Mùa hè đã đến.
c. Giờ học đã kết thúc.
d. Giờ ra chơi đã đến.
4. Em có cảm nhận như thế nào về ngày khai trường?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
PHẦN 2.
Bài 1. Tìm các từ chỉ sự vật, hoạt động và đặc điểm trong bài thơ “Ngày khai trường”:
- Từ chỉ hoạt động………………………………………………………...
- Từ chỉ đặc điểm…………………………………………………………
Bài 2. Đặt câu nêu đặc điểm theo yêu cầu sau:
a. Tả sân trường vào buổi sáng sớm.
…………………………………………………………………………….
b. Tả nét mặt của thầy/cô giáo khi đón chào các bạn học sinh đến trường.
…………………………………………………………………………….
Bài 3. Tìm câu kể trong những câu dưới đây:
a. Con vật bé nhỏ kia, sao ngươi dám đánh thức chúa tế rừng xanh?
b. Ông đừng lo, tôi sẽ giúp!
c. Ta sẽ nghiền nát ngươi bằng móng vuốt của ta.
Câu kể:......................................................................................................
Bài 4: Điền ch hoặc tr
-…...ạm biến áp | - va ……ạm | - …..ạm y tế | -…ạm ……. ổ |
- ......uyền tin | - ...uyền cành | - ....uyền hình | - chơi …..uyền |
Bài 5. Điền dấu câu thích hợp vào ô trống.
Chao ôi ☐ bông hoa này mới đẹp làm sao☐
Chao ôi ☐ Bông hoa này mới đẹp làm sao☐
Bài 6. Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân trong câu sau:
a. Ngày cuối tuần, mọi người thường đi chơi trong công viên.
……………………………………………………………………………
b. Chúng em chơi đuổi bắt trên sân trường.
..............................................................................................................
c. Chúng ta tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe.
.............................................................................................................
Bài 7. Viết một đoạn văn khoảng 4-5 câu nêu tình cảm, cảm xúc của em đối với một người mà em yêu quý.
Gợi ý 1:
Người mà em yêu quý nhất trong gia đình em đó chính là anh trai của em. Anh trai của em tên là Hưng. Anh Hưng năm nay 16 tuổi. Anh em đang học lớp 10. Anh em có nước da ngăm đen, mái tóc của anh cắt ngắn với cặp mắt to sáng. Anh em học rất giỏi và rất chăm chỉ nên anh em luôn đặt danh hiệu học sinh giỏi. Hai anh em của em rất thân nhau bởi vì anh em luôn chỉ dạy em rất nhiều những điều hay. Hai anh em em thường đi chơi và mỗi cuối tuần. Em cũng học được anh em từ rất nhiều những đức tính tốt như chăm chỉ cần cù, chịu khó. Em rất yêu quý anh em.
Gợi ý 2:
Em rất kính trọng thầy giáo chủ nhiệm của mình. Tên của thầy là Tùng. Năm nay, thầy khoảng bốn mươi tuổi. Mỗi tiết học của thầy đều rất thú vị, hấp dẫn. Thầy đã dạy cho chúng em rất nhiều kiến thức bổ ích. Với học sinh, thầy luôn quan tâm, yêu mến như con cái. Còn với chúng em, thầy giống như một người cha. Thầy còn hay giúp đỡ các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Em rất kính trọng thầy Tùng. Em mong thầy sẽ luôn khỏe mạnh để tiếp tục dạy chúng em.
>> 25 đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý