Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 - Bài 3 (Sách Cánh Diều)

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 3 có đáp án

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 - Bài 3 (Sách Cánh Diều) có đáp án dành cho các em học sinh tham khảo, chuẩn bị cho các tiết học trên lớp đạt kết quả cao chương trình sách mới KHTN lớp 6 Cánh Diều. Mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu miễn phí về tham khảo.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới.

Tại đây là các tài liệu miễn phí, các thầy cô, các em có thể dễ dàng chia sẻ dạy học sách mới.

Bài 3. Đo chiều dài, khối lượng và thời gian

Câu 1: Để đo độ dài của một vật, ta nên dùng?

A. sợi dây.

B. gang bàn tay.

C. thước đo.

D. bàn chân.

Câu 2: Đơn vị dùng để đo chiều dài của một vật là

A. m2

B. l.

C. kg

D. m

Câu 3: Sắp xếp thứ tự các bước dưới đây một cách phù hợp nhất để đo được độ dài của một vật?

(1) Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo phù hợp.

(2) Đặt thước dọc theo chiều dài cần đo vật, sao cho một đầu của vật thẳng với vạch số 0 của thước.

(3) Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu còn lại của vật.

(4) Đọc và ghi kết quả với vạch chia gần nhất với đầu còn lại của vật.

A. (2), (1), (4), (3)

B. (2), (1), (3), (4)

C. (1), (2), (3), (4)

D. (1), (2), (4), (3)

Câu 4: Khi mua trái cây ở chợ, loại cân thích hợp là

A. cân đồng hồ.

B. cân Roberval.

C. cân tạ.

D. cân tiểu li.

Câu 5: Đơn vị nào sau đây là đơn vị đo thời gian?

A. Tạ

B. Yến

C. Giây (s)

D. Mililít (ml)

Câu 6: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?

A. Giới hạn đo của một dụng cụ là số chỉ lớn nhất ghi trên dụng cụ đo.

B. Đơn vị đo chiều dài là kilômét (km), mét (m), centimét (cm),… .

C. Để đo khối lượng của vật ta có thể sử dụng cân đồng hồ, cân điện tử,… .

D. Cả 3 phương án trên

Câu 7: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào sai?

A. Để cân chính xác khối lượng của vật ta cần để cân ở nơi bằng phẳng.

B. Để đo chính xác độ dài của vật ta cần để một đầu của vật trùng với vạch số 0 của thước.

C. Để đọc chính xác độ dài của vật ta cần đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu còn lại của vật.

D. Để đo chính xác thành tích của vận động viên khi tham gia giải đấu ta cần bấm nút stop ngay khi vận động viên chạm vạch đích.

Câu 8: Cân đồng hồ dưới đây có GHĐ và ĐCNN là bao nhiêu?

A. GHĐ: 60kg, ĐCNN: 200g

B. GHĐ: 60kg, ĐCNN: 20g

C. GHĐ: 60kg, ĐCNN: 2g

D. GHĐ: 60kg, ĐCNN: 0,02kg

Câu 9: Cách đổi đơn vị nào sau đây là đúng?

A. 1 tấn = 100kg

B. 1 tấn = 10 tạ

C. 1 yến = 100kg

D. 1 kg = 10g

Câu 10: Đâu là đơn vị đo chiều dài ?

A. Gam

B. Kilômét

C. Kilogam

D. Giây

Câu 11: Sắp xếp thứ tự các bước dưới đây một cách phù hợp nhất để đo được thời gian bằng đồng hồ bấm giây điện tử?

(1) Nhấn nút SPLIT/RESET để điều chỉnh về số 0.

(2) Chọn chức năng đo phù hợp bằng nút bấm MODE.

(3) Sử dụng nút START/STOP để bắt đầu đo.

(4) Nhấn nút START/STOP để kết thúc đo.

A. (1), (2), (3), (4)

B. (1), (2), (4), (3)

C. (2), (1), (3), (4)

D. (2), (1), (4), (3)

Câu 12: Người ta dùng thước dây trong trường hợp nào?

A. Thợ mộc dùng để đo chiều dài các sản phẩm bàn, cửa, tủ

B. Dùng trong xây dựng nhà cửa, công trình

C. Dùng để đo 1 cuốn sách

D. Thợ may dùng để đo kích thước cơ thể người

Câu 13: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?

A. Giới hạn đo của một dụng cụ là số chỉ lớn nhất ghi trên dụng cụ đo.

B. Đơn vị đo chiều dài là kilômét (km), mét (m), centimét (cm),… .

C. Để đo khối lượng của vật ta có thể sử dụng cân đồng hồ, cân điện tử,… .

D. Cả 3 phương án trên

Câu 14: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào sai?

A. Để cân chính xác khối lượng của vật ta cần để cân ở nơi bằng phẳng.

B. Để đo chính xác độ dài của vật ta cần để một đầu của vật trùng với vạch số 0 của thước.

C. Để đọc chính xác độ dài của vật ta cần đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu còn lại của vật.

D. Để đo chính xác thành tích của vận động viên khi tham gia giải đấu ta cần bấm nút stop ngay khi vận động viên chạm vạch đích.

Câu 15: Giới hạn đo của thước là gì?

A. độ dài lớn nhất ghi trên thước.

B. độ dài nhỏ nhất ghi trên thước.

C. độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

D. độ dài giữa hai vạch chia bất kỳ ghi trên thước.

Câu 16: Đáp án nào sau đây sai khi đổi khối lượng?

A. 1 lạng = 100gam

B. 1 cân = 1kg

C. 1 gam = 1000kg

D. 1 kg = 1000gam

Câu 17: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?

A. Đơn vị đo chiều dài là kilômét (km), mét (m), centimét (cm),… .

B. Giới hạn đo của một dụng cụ là số chỉ lớn nhất ghi trên dụng cụ đo.

C. Để đo khối lượng của vật ta có thể sử dụng cân đồng hồ, cân điện tử,… .

D. Cả 3 phương án trên

Câu 18: Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là

A. giây.

B. ngày.

C. tuần.

D. giờ.

Câu 19: Đơn vị nào sau đây là đơn vị đo chiều dài?

A. Inch (in)

B. Mét (m)

C. Dặm (mile)

D. Cả 3 phương án trên

Câu 20: Cho các bước đo độ dài gồm:

(1) Đặt thước đo và mắt nhìn đúng cách.

(2) Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp.

(3) Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định.

Thứ tự đúng các bước thực hiện để đo độ dài là

A. (3), (2), (1).

B. (2), (1), (3).

C. (1), (2), (3).

D. (2), (3), (1).

------------------------

Ngoài Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 - Bài 3 (Sách Cánh Diều) trên đây các bạn có thể tham khảo KHTN lớp 6 Chân trời sáng tạoKHTN lớp 6 Kết nối tri thức theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD&ĐT ban hành. VnDoc.com liên tục cập nhật Lời giải, đáp án các dạng bài tập Chương trình sách mới cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    KHTN 6 Cánh diều

    Xem thêm